Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 6, 2023

Những điều cần lưu ý khi lắp đặt hệ thống xử lý nước thải y tế

Hình ảnh
Nước thải y tế với đặc trưng là chứa nhiều hợp chất ô nhiễm và vi khuẩn gây bệnh, do đó khi lắp đặt hệ thống xử lý nước thải y tế, bạn cần lưu ý những điều sau để hệ thống lắp đặt được vận hành hiệu quả và xử lý tốt các hợp chất ô nhiễm. Tìm hiểu quy định hiện hành về xử lý nước thải y tế và xây dựng hệ thống xử lý nước thải Hiện nay, nước thải y tế thải ra môi trường cần phải đáp ứng QCVN 28:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế, trong đó yêu cầu giá trị C của các thông số ô nhiễm như sau: TT Thông số Đơn vị Giá trị C A B 1 pH – 6,5 – 8,5 6,5 – 8,5 2 BOD 5 (20 0 C) mg/l 30 50 3 COD mg/l 50 100 4 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 50 100 5 Sunfua (tính theo H 2 S) mg/l 1,0 4,0 6 Amoni (tính theo N) mg/l 5 10 7 Nitrat (tính theo N) mg/l 30 50 8 Phosphat (tính theo P) mg/l 6 10 9 Dầu mỡ động thực vật mg/l 10 20 10 Tổng hoạt độ phóng xạ α Bq/l 0,1 0,1 11 Tổng hoạt độ phóng xạ β Bq/l

Bổ sung Selenoprotein cho tôm thẻ chân trắng

Hình ảnh
Selenoprotein được biết đến là một chất phụ gia dùng trong thực phẩm, được tạo từ hai thành phần chính là Selen (Se) và Peptide (Protein). Bổ sung Selenoprotein cho tôm thẻ chân trắng là một trong những giải pháp hiệu quả giúp tôm tăng khả năng miễn dịch và tăng trọng tốt hơn. Selenoprotein là gì? Selen , tên hóa học là Selenium, là một nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự tăng trưởng và hỗ trợ cho các chức năng sinh lý của động vật thủy sản, điển hình là tôm, cá. Trong Enzyme Glutathione Peroxidase, Selen đóng vai trò quan trọng giúp giảm và tiêu diệt Peroxide gây hại cho tế bào cơ thể và tổng hợp mô để tạo thành chất chống oxy hóa, từ đó có thể tăng cường hệ thống miễn dịch cho động vật thủy sản Còn trong Enzyme Iodothyronine Deiodinase, Selen lại có vai trò tăng khả năng sản xuất Hormone Thyroxine – yếu tố giúp tăng IGF trong cơ thể thủy sản. Khi IGF trong cơ thể tăng lên, khả năng chuyển hóa Protein và Carbohydrate của động vật thủy sản cũng tăng, điều này cũng đồng nghĩa khả năng

Sử dụng vôi xử lý nước thải

Hình ảnh
Vôi được ứng dụng khá phổ biến ở nhiều lĩnh vực khác nhau như phân bón, thủy sản, chăn nuôi… Và trong xử lý nước thải cũng có thể ứng dụng vôi. Sử dụng vôi xử lý nước thải như thế nào? Ưu và nhược điểm của vôi trong xử lý nước thải ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây. Đặc điểm của vôi xử lý nước thải Vôi là hợp chất hóa học, có công thức là CaO (Canxi Oxit), nó còn có các tên khác như là vôi sống, vôi nung. Đặc điểm của vôi CaO: Là chất rắn có dạng tinh thể màu trắng. Khối lượng mol: 56.077 g/mol. Nhiệt độ nóng chảy: 2572°C. Có khả năng ăn da và có tính kiềm. Được sản xuất chủ yếu bằng cách nung đá vôi (CaCO3) ở nhiệt độ khoảng 900°C: CaCO3 -> CaO + CO2 – Q (Q là nhiệt lượng). Vôi sống CaO được ứng dụng khá phổ biến ở nhiều lĩnh vực như phân bón, thủy sản, chăn nuôi… và nó cũng được ứng dụng trong xử lý nước thải. Vôi sử dụng trong xử lý nước thải thường ở 2 dạng chính: Vôi bột: Là vôi sống ở dạng bột, thường có màu trắng đục hoặc trắng ngà,

Phương pháp tăng tốc độ lột xác cho tôm

Hình ảnh
Tăng tốc độ lột xác cho tôm là việc làm cần thiết để giúp tôm tránh những rủi ro về nhiễm ký sinh trùng, vi khuẩn và virus gây hại. Làm thế nào để tăng tốc độ lột xác cho tôm hiệu quả? Tổng quan về quá trình tôm lột xác Tôm lột xác là quá trình diễn ra bắt buộc và thường xuyên trong suốt vòng đời của tôm. Quá trình này có ý nghĩa quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của chúng, nó giúp tôm loại bỏ lớp vỏ cũ có chứa ký sinh trùng hay vi khuẩn có hại và hình lớp vỏ mới tốt hơn. Quá trình tôm lột xác còn giúp loại bỏ các cá thể tôm yếu, còi cọc, chậm lớn (vì những cá thể này sẽ chết đi do không chịu được áp lực khi lột xác), giúp đàn tôm còn lại phát triển đồng đều hơn, cho chất lượng thịt tốt hơn. Quá trình lột xác của tôm diễn ra nhiều lần, đối với mỗi giai đoạn sẽ có tần suất lột xác khác nhau. Với tôm thẻ chân trắng, tổng số lần lột xác trong một vòng đời của tôm thường giao động từ 30 – 40 lần, qua các chu kỳ: Tôm từ 1 – 15 ngày tuổi: Lột xác khoảng 15 lần, quá trình

Phương pháp xử lý nước thải nhà hàng tiệc cưới hiệu quả hiện nay

Hình ảnh
Xử lý nước thải nhà hàng tiệc cưới là vấn đề gây đau đầu cho không ít đơn vị cung cấp dịch vụ tổ chức tiệc cưới trên cả nước, đặc biệt là ở những thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh. Áp dụng phương pháp nào để xử lý nước thải nhà hàng tiệc cưới hiệu quả? – Câu hỏi sẽ được chúng tôi giải đáp qua bài viết dưới đây. Nguồn gốc phát sinh nước thải nhà hàng tiệc cưới và đặc trưng ô nhiễm Ngày nay, nhà hàng tiệc cưới thường phát sinh lượng nước thải cao và quanh năm, đặc biệt là vào dịp gần cuối năm – mùa cưới. Nguồn phát sinh chính của loại nước thải này đến từ: Nước thải từ khu vực nấu ăn, nhà bếp: Lượng nước thải phát sinh từ nguồn này khá nhiều vì chế biến thức ăn là một trong những hoạt động chính của các nhà hàng tiệc cưới. Nước thải từ hoạt động vệ sinh của nhân viên và quan khách. Nước thải từ quá trình vệ sinh, lau rửa sảnh tiệc. Nước thải từ quá trình giặt khăn trải bàn, khăn ăn, bọc ghế,… Nước thải nhà hàng tiệc cưới có tính chất đặc trưng gần giống với nước thải sinh ho

Tăng cường miễn dịch cho tôm bằng lòng đỏ trứng gà

Hình ảnh
Để thay thế kháng sinh, ngày nay người ta thường tìm kiếm nhiều hơn về các sản phẩm sinh học, men vi sinh… để sử dụng trong quá trình nuôi tôm vì chúng an toàn, không gây ra hiện tượng kháng thuốc và cũng không lo ngại tồn dư độc hại trên tôm sau khi sử dụng. Và các nghiên cứu về ứng dụng kháng thể lòng đỏ trứng gà (IgY) để giúp tôm tăng cường miễn dịch, kháng lại vi khuẩn gây bệnh đã được thực hiện và đạt được kết quả tích cực. IgY (Immunoglobulins Y) trong lòng đỏ trứng gà là gì? IgY là loại kháng thể thường xuất hiện trong máu ở các loài chim, bò sát và cá có mang. Tên gọi IgY được G.A. Leslie và L.W đề xuất năm 1969. Trong lòng đỏ trứng gà cũng chứa hàm lượng IgY rất cao, do đó mà ngày nay gà đã trở thành một nguồn cung kháng thể IgY phổ biến. IgY còn có một số tên gọi khác như: IgG của gà, IgG lòng đỏ trứng, 7S-IgG. Lòng đỏ trứng gà chứa hàm lượng kháng thể IgY cao Về mặt cấu trúc, kháng thể IgY có trong lòng đỏ trứng gà tương đương với kháng thể IgG trong các loài động vật

Nguyên nhân gây tắc nghẽn đường ống thoát nước khách sạn và cách xử lý

Hình ảnh
Tắc nghẽn đường ống thoát nước khách sạn là vấn đề không hiếm gặp tại nhiều khách sạn, đặc biệt là những khách sạn có tích hợp dịch vụ ăn uống. Nguyên nhân gây tắc nghẽn đường ống thoát nước khách sạn là gì? Và làm cách nào để xử lý hiệu quả? Nguyên nhân gây tắc nghẽn đường ống thoát nước khách sạn Tắc nghẽn đường ống thoát nước khách sạn là vấn đề không hiếm gặp tại nhiều khách sạn, đặc biệt là những khách sạn có tích hợp dịch vụ ăn uống. Tắc nghẽn đường ống thoát nước khách sạn xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể kể đến là do sự tích tụ của các hợp chất như: thức ăn thừa, dầu mỡ, đất đá… ở bên trong đường ống làm cản trở quá trình thoát nước. Trong đó, dầu mỡ và thức ăn thừa được xem là nguyên nhân gây tắc nghẽn hàng đầu tại các khách sạn có kèm dịch vụ ăn uống hiện nay. Tắc nghẽn đường ống thoát nước khách sạn thường xảy ra ở những khách sạn có kèm dịch vụ ăn uống Dầu mỡ là hợp chất có khả năng bám dính cao và khó phân hủy. Đặc biệt là khi gặp nhiệt độ thấp, dầu mỡ b

Hàm lượng Protein và Axit Amin trong thức ăn cho tôm

Hình ảnh
Thức ăn là nguồn cấp dinh dưỡng chính cho tôm. Trong đó, Protein và Axit Amin trong thức ăn cho tôm là hai thành phần dinh dưỡng quan trọng giúp tôm lớn nhanh và có chất lượng thịt cao. Thế nhưng, nhu cầu Protein và Axit Amin của tôm như thế nào? Và làm sao để cân đối hàm lượng Protein và Axit Amin trong thức ăn cho tôm để tôm hấp thu tối đa dưỡng chất? Mối liên hệ giữa Protein và Axit Amin đối với sự phát triển của tôm Theo nghiên cứu của Halver (1988), Protein là thành phần hữu cơ chính trong cơ thể của tôm, chiếm khoảng 60% – 75% trên tổng trọng lượng khô của cơ thể. Cấu trúc của Protein khá phức tạp, với khoảng 50-55% Carbon, 22-26% Oxy, 12-19% Nitơ, 6-8% Hydro và 0-2% Lưu huỳnh. Mặc dù có nhiều loại Protein khác nhau, thế nhưng các nghiên cứu cũng đã chứng minh được rằng khi Protein bị thủy phân, chúng đều chuyển thành Axit Amin . Protein khi bị thủy phân sẽ được chuyển hóa thành Axit Amin Nhiệm vụ chính của Protein đối với tôm là xây dựng nên cấu trúc cơ thể của tôm. Tro

Đối tượng nào phải có hệ thống xử lý nước thải?

Hình ảnh
Căn cứ vào Yêu cầu chung về quản lý nước thải theo Luật Bảo vệ môi trường 2020 (Luật số: 72/2020/QH14), nước thải phải được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của môi trường nước trước khi xả ra nguồn tiếp nhận. Đồng thời, quá trình xả thải cũng cần đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và phù hợp với khả năng chịu tải của nguồn tiếp nhận. Vì thế, việc xử lý nước thải là bắt buộc trong nhiều trường hợp, được quy định cụ thể theo luật này. Và bài viết dưới đây Biogency sẽ thông tin đến bạn. Đối tượng nào phải có hệ thống xử lý nước thải? Căn cứ theo Điều 86: Thu gom, xử lý nước thải của Luật Bảo vệ môi trường 2020 , các đối tượng sau cần phải có hệ thống thu gom và hệ thống xử lý nước thải riêng biệt với hệ thống thoát nước mưa (trừ trường hợp đặc thù do Chính phủ quy định): Khu đô thị, khu dân cư tập trung mới. Cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc dịch vụ tập trung. Khu sản xuất, kinh doanh hoặc dịch vụ tập trung. Cụm công nghiệp. Cụm công nghiệp