Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 5, 2021

Các loại khí độc trong ao nuôi tôm và cách khắc phục triệt để

Hình ảnh
Các loại khí độc trong ao nuôi tôm là một trong những nguyên nhân khiến tôm còi cọc, chậm phát triển, thậm chí là chết hàng loạt, khiến nhiều hộ dân lao đao. Vậy thực tế các loại khí độc này là gì và làm thế nào để khắc phục cũng như phòng ngừa hiệu quả?  1/ Các loại khí độc thường gặp trong ao nuôi tôm Các loại khí độc trong ao nuôi tôm thường gặp nhất có thể kể đến là Amoniac (NH3), Nitrite (NO2) và Hydro Sulfua (HS2). Những loại khí này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm cụ thể: Làm cản trở khả năng lấy Oxy của tôm Gây stress cho tôm, nhiễm khuẩn, tôm chậm tăng trưởng Giảm sức đề kháng, làm tôm dễ nhiễm bệnh Dễ chết hàng loạt nếu tiếp xúc thời gian dài Tạo điều kiện cho các loại tảo độc phát triển, gây thiếu Oxy hàng loạt, gây hiện tượng sụp tảo Các loại khí độc trong ao tôm do đâu xuất hiện? NH3: Xuất hiện chủ yếu do đạm dư từ thức ăn tôm ăn không hết, phân tôm (chiếm 75%), xác tôm, xác tảo khi chết sẽ phân hủy ra một lượng đám đ

Bể lắng sinh học là gì? Vai trò, cách tăng hiệu suất xử lý của bể

Hình ảnh
Bể lắng sinh học là công trình thường thấy tại các hệ thống xử lý nước thải. Vậy bể lắng sinh học là gì? Chúng có vai trò gì trong hệ thống xử lý nước thải? Làm thế nào để bể hoạt động hiệu quả, góp phần đáp ứng tiêu chuẩn xả thải theo đúng quy định cho doanh nghiệp? 1/ Bể lắng sinh học là gì? Bể lắng sinh học là một trong những công trình nhân tạo không thể thiếu trong hầu hết các hệ thống xử lý nước thải. Bể cho phép lưu nước thải trong một thời gian nhất định, dưới tác dụng của trọng lực, các chất lơ lửng (bùn) có thể lắng xuống đáy.  Bể có hình chữ nhật với yêu cầu chiều dài tối thiểu phải gấp đôi chiều rộng. Về cấu tạo bể gồm 4 phần: Vỏ ngoài của bể, bao gồm cả bộ phận vát đáy nhằm thu bùn Ống trung tâm hướng dòng nước thải tạo chiều đi của dòng nước từ dưới lên trên Máng răng cưa thu nước đi kèm với vách chắn bọt nổi Bộ phận thu bùn theo cánh gạt bùn của hệ thống xử lý nước thải quy mô lớn 2/ Vai trò của bể lắng sinh học trong hệ thống xử lý nước thải Trong quá trình

5 điều cần chú ý khi xử lý Amoni trong nước thải

Hình ảnh
Xử lý Amoni bằng vi sinh là phương pháp phổ biến hiện nay tại các hệ thống xử lý nước thải nhờ hiệu quả cao, chi phí đầu tư thấp lại không gây hại cho môi trường. Tuy nhiên để vi sinh xử lý Amoni hiệu quả nhà vận hành cần nắm được một số điều kiện hoạt động, ảnh hưởng đến hoạt động của vi sinh, điển hình là 5 điều dưới đây. 1/ Độ pH và nhiệt độ Amoni cực kỳ nhạy cảm với pH và nhiệt độ. Độ pH tối ưu cho quá trình xử lý Amoni là 7.5-8. Nếu pH suy giảm <6.8 thì hiệu suất xử lý Amoni cũng bị suy giảm đáng kể. Vậy nên để quá trình xử lý Amoni diễn ra ổn định thì cần kiểm soát độ pH chặt chẽ. Đối với nước thải sinh hoạt cần đặc biệt chú ý vì độ pH thường thay đổi liên tục, nước đầu vào của hệ thống không ổn định. Về nhiệt độ, nhiệt độ tối ưu của quá trình xử lý Amoni là 25-35 độ C. Nếu nhiệt độ giảm <10 độ C thì các quá trình trao đổi chất của vi sinh sẽ bị chậm lại. Do đó bên cạnh độ pH nhà vận hành cần chú ý đến nhiệt độ, nhất là một số ngành sản xuất có làm lạnh nước. 2/ Oxy hò

Bể thiếu khí là gì? Cách khắc phục sự cố của bể thiếu khí Anoxic

Hình ảnh
Hiện nay bể thiếu khí(anoxic) ứng dụng rất nhiều trong công nghệ xử lý nước thải với hiệu quả rất cao. Vậy bể hiếu khí là gì? Nếu có sự cố thì khắc phục như thế nào? Cùng Biocency trả lời những câu hỏi đó nhé! Bể thiếu khí (bể anoxic) là gì? Bể thiếu khí hay còn gọi là bể Anoxic, là loại bể được ứng  dụng rất phổ biến hiện nay theo công nghệ AAO , “AA” có nghĩa là bể Anoxic và Aerotank kết hợp với nhau, bể Anoxic có thể đặt trước hoặc sau Aerotank tuỳ theo yêu cầu kỹ thuật.   Bể thiếu khí (Anoxic) dựa trên hoạt động của các vi sinh vật thiếu khí giúp cho quá trình phân huỷ các chất hữu cơ (N2 , P) diễn ra một cách dễ dàng. Tóm gọn lại bể thiếu khí (anoxic) là bể chuyên dụng để xử lý khí Nito và Photpho ở nước thải với công nghệ sinh học (Lên men, cắt mạch,…)  Các sự cố xảy ra khi vận hành bể thiếu khí Trong quá trình hoạt động của bể, bể thường xuyên sẽ xuất hiện các hiện tượng bùn nổi theo từng mảng trên bể mặt rất khó chìm. Vì máy trộn khuấy của bề hoạt động đều, dễ làm khí N2

Phương pháp tính toán bể aerotank

Hình ảnh
Hầu hết chúng ta đều chưa có hình dùng rõ ràng cách tính toán để hình thành một bể aerotank đúng với tiêu chuẩn hiện nay. Hy vọng với bài viết này, Biogency sẽ cung cấp tới bạn đầy đủ nhất về phương pháp cũng như các chỉ số để tính toán bể aerotank. Sơ lược về cấu tạo bể aerotank Cấu tạo bể aerotank Bể aerotank có cấu tạo hình khối (dạng hình hộp chữ nhật),  phía bên trong gồm hệ thống phân phối khí là đĩa thổi khí và đường phân phối khí. Hệ thống này giúp tăng cường quá trình oxy hoá hoà tan trong nước, cung cấp điều kiện thuận lợi cho VSV tự phân huỷ và hấp thụ các chất hữu cơ khó phân huỷ. 3 điều kiện quan trọng trong vận hành hệ thống bể:  + Giữ được lượng bùn lớn có trong bể.  + Đảm bảo điều kiện tốt nhất cho vi sinh vật phát triển và sinh trưởng.  + Đặc biệt nhất là cần cung cấp lượng Oxy đầy đủ và liên tục Khi tính toán chiều cao, phải đáp ứng độ dài tối thiểu là 2,6m. Bể quá thấp, khí sục bể sẽ nổi bùng lên và khó hấp thụ lượng oxy mong muốn.  Phân loại dạng bể aero

Khắc phục tác hại của coliform trong nước thải

Hình ảnh
Vi khuẩn Coliform là loại vi khuẩn có thể sinh sống trong nhiều môi trường khác nhau như đất, nước và cả hệ tiêu hóa của con người vì thế việc coliform xuất hiện trong nước thải là điều rất phổ biến. Vậy chúng có tác hại gì? Làm thế nào để khắc phục tác hại của coliform trong nước thải?  Coliform trong nước thải là gì? Trong nước thải, Coliform là tập hợp các vi sinh vật tương đối vô hại và tồn tại với số lượng lớn trọng người và động vật máu nóng, máu lạnh để dễ dàng tiêu hoá thức ăn. Hiện nay chúng xuất hiện chủ yếu trong nước thải sinh hoạt. Bản chất vi khuẩn coliform không phải là vi khuẩn gây bệnh, chúng thuộc dạng VSV chỉ thị để chỉ ra sự hiện diện của những vsv gây bệnh khác. Các mầm bệnh xuất hiện với số lượng nhỏ, không theo dõi được trực tiếp. Trong trường hợp lượng nước thải vượt ngưỡng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ.  Đôi nét về tác hại của vi khuẩn coliform trong nước thải Một số dạng VSV dạng E. coli có thể gây bệnh đường ruột như E. coli O157: H7 , thường đượ

Những yếu tố để lựa chọn và cách tính toán thiết kế bể Anoxic

Hình ảnh
Bể Anoxic thường rất gặp khó khăn trong quá trình xử lý amoni và nitơ trong nước thải. Để xử lý hiệu quả thì quá trình Nitrat hóa và khử Nitrat phải diễn ra trơn chu hiệu quả. Vì thế việc tính toán thiết kế bể Anoxic hợp  là cực kỳ quan trọng để các quá trình hoá khử nitơ được diễn ra đúng quy trình. Những yếu tố để lựa chọn để tính toán thiết kế bể anoxic Hiện nay, với sự đa dạng trong thiết kế bể anoxic, người dùng có thể có rất nhiều sự lựa chọn phù hợp với nhu cầu và túi tiền của mình: Tiêu chuẩn phổ biến hiện nay là thiết kế theo khu vực tái chế và vùng đặt anoxic dựa theo phương pháp sửa đổi quá trình Ludzack- Ettinger ( Để quá trình khử nitrat hiệu quả thì việc sửa đổi thiết kế theo Ludzack – Ettinger là rất phù hợp, vì giai đoạn sục khí O2 sẽ làm nguồn cho vi khuẩn gây bệnh nếu không được xử lý kịp thời) Ngoài ra còn có những thiết kế khác như SBR, với hệ thống On/Off sục khí – chia các khu vực hiếu khí xen kẽ – Oxy hóa đồng đều theo từng khu vực,… Các thiết đều theo

Coliform là gì? Mối nguy hại tiềm tàng từ chủng vi khuẩn này

Hình ảnh
Coliform  là một chủng vi khuẩn hay còn được gọi là vi sinh vật chỉ thị. Loại vi khuẩn này có thể thấy được những nguy cơ tiềm tàng của các vi khuẩn gây bệnh xuất hiện trong nước. Tuỳ vào hàm lượng xuất hiện khác nhau của vi khuẩn này mà ta có thể xác định được mức độ ô nhiễm của nguồn nước. Vậy thì “Vi khuẩn Coliform là gì?” – “ Mối nguy hại và cách để loại bỏ nó như thế nào?” hãy cùng Biogency trả lời nhé!  Tất cả về vi khuẩn Coliform Coliform là gì? Nằm trong nhóm vi khuẩn thuộc gram âm, có dạng hình que, không có bào tử. Thường xuất hiện trọng hệ tiêu hoá của động vật máu nóng và có cả con người  Hiện nay môi trường sống của chủng vi khuẩn này là ở khắp mọi nơi như trong đất, nước thải, nước ngầm, thậm chí là có thể ký sinh trên cơ thể động vật hoặc cơ thể con người,…Một số triệu chứng do vi khuẩn gây ra có thể là những bệnh rất nhẹ khiến chúng ta ít để ý đến. Vi khuẩn Coliform có thể gây bệnh từ cá thể này sang cá thể khác rất nhanh đặc biệt nếu có dùng chung nguồn nước. Vì t

Vì sao cần xử lý nước thải nuôi tôm?

Hình ảnh
Xử lý nước thải nuôi tôm cần được chú trọng nhiều hơn, nhất là khi số hộ dân nuôi tôm ngày một nhiều, diện tích mặt nước dành cho nuôi trồng thủy sản gia tăng một cách chóng mặt, tiềm ẩn nhiều hệ lụy cho môi trường, sức khỏe con người cũng như năng suất nuôi tôm. Vậy cụ thể những hệ lụy đó như thế nào?  1/ Nước thải nuôi tôm cần xử lý vì chứa nhiều chất ô nhiễm Hiện nay rủi ro ô nhiễm môi trường phát sinh từ công tác nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh ngày càng hiện rõ và đáng báo động. Nguyên nhân là vì quá trình nuôi tôm phát sinh ra lượng lớn nước thải, chất thải gây ô nhiễm nghiêm trọng.  Đối với nước thải ao tôm có các loại nước thải chính là nước xi phông, nước thay từ ao nuôi; một số loại nước thải khác (nếu ao nuôi được tích hợp các công trình bồn lắng, hầm ủ biogas: nước thải sau bể lắng, nước thải đầu ra hầm ủ biogas…). Nước xi phông: Là loại nước thải có hàm lượng ô nhiễm cao nhất trong các cơ sở chăn nuôi tôm cần xử lý triệt để. Thải lượng hàng ngày khoảng 20% thể tí