Những yếu tố để lựa chọn và cách tính toán thiết kế bể Anoxic

Bể Anoxic thường rất gặp khó khăn trong quá trình xử lý amoni và nitơ trong nước thải. Để xử lý hiệu quả thì quá trình Nitrat hóa và khử Nitrat phải diễn ra trơn chu hiệu quả. Vì thế việc tính toán thiết kế bể Anoxic hợp  là cực kỳ quan trọng để các quá trình hoá khử nitơ được diễn ra đúng quy trình.

Những yếu tố để lựa chọn để tính toán thiết kế bể anoxic

Những yếu tố để lựa chọn để tính toán thiết kế bể anoxic

Hiện nay, với sự đa dạng trong thiết kế bể anoxic, người dùng có thể có rất nhiều sự lựa chọn phù hợp với nhu cầu và túi tiền của mình:

  • Tiêu chuẩn phổ biến hiện nay là thiết kế theo khu vực tái chế và vùng đặt anoxic dựa theo phương pháp sửa đổi quá trình Ludzack- Ettinger ( Để quá trình khử nitrat hiệu quả thì việc sửa đổi thiết kế theo Ludzack – Ettinger là rất phù hợp, vì giai đoạn sục khí O2 sẽ làm nguồn cho vi khuẩn gây bệnh nếu không được xử lý kịp thời)
  • Ngoài ra còn có những thiết kế khác như SBR, với hệ thống On/Off sục khí – chia các khu vực hiếu khí xen kẽ – Oxy hóa đồng đều theo từng khu vực,…
  • Các thiết đều theo quy chuẩn giống nhau là sự kết hợp của các vùng bể anoxic với sự hiếu khí anammox, theo phương trình:

NH4 + + NO2 → N2 (khí) + 2H2O

Những tiêu chuẩn trên là những yếu tố cơ bản để có thể tính toán thiết kế bể Anoxic hoàn chỉnh.  Hỗ trợ cho quá trình Nitrat hóa nhanh chóng, góp phần gia tăng hiệu suất nước thải trong bể.

Cách tính toán thiết kế bể Anoxic

Cách tính toán thiết kế bể Anoxic

Để tính toán chính xác bể anoxic, ta dựa vào các công thức sau:

Công thức tính tỷ lệ bùn tuần hoàn

Đầu tiên ta tính hàm lượng NO3 (với độ ẩm bùn là 99%):

0,01 * α * Qo * NO3(k) 

Với: NO3(k) = NH4° – NH4(k)

Kí hiệu: 

  • Qo: Công suất của hiệu suất của nước thải (m3/ngày)
  • α (α≥0): Hệ số hồi lưu của nước thải sau khi trải qua quá trình oxy hoá
  • q: Công suất nước đi vào khoang bể Anoxic ( q= qo (1 + α) )

Dựa vào BOD, khi xử lý nước thải cần căn theo tỉ lệ 5:1 . Từ đó ta có công thức sau để xác định độ cân bằng của bể:

[NH4° – NH4(k) ] * qo = NO3(k) x qo + 0,01* α * qo* NO3(k) + 0,2 * [BOD° – BOD(k)] * qo * α = 100 * [NH4° – NH4(k) – NO3(k) – 0,2 * (BOD° – BOD(k) )] / NO3(k)

Công thức tính bể anoxic

Xác định hàm lượng chất  NH4, NO3, BOD(i) vào bể với công thức:

NH4(v) = ( qo * NH4° + qo * α * NH4(k) )/qo * (1+α) = ( NH4° + α * NH4(k) )/ (1+α)

NO3(v) = ( NH4(v)  – NH4(k) )

BOD(v) = [qo * BOD° + qo * α * BOD(k)] / qo x (1+α) = (BOD° + BOD(k) * α)/(1+α)

Xác định lại thời gian để tích trữ và lưu hồi vi sinh vật:

Tdn = [( 0,3 * NO3(v) ) / ( 1+ NO3(v) )] – 0,04

Thể tích chứa ít nhất mà bể anoxic cần có là:

Vcc = Q * Tdn / Xdn * [((0,3 * (NO3(v)  – NO3ex))/(1 + 0,04 * Tdn)+ 50]

Trong đó: 

NO3ex  =< (1/2)% * NO3(v)

Q = qo * (1+α)

Khối lượng bùn sinh ra trong ngày (g/ngày)

Gbdn = Q * (0,3/(1+ Tdn * 0,04) x ( NO3(v)  – NO3ex ) * 10 − 3

Ngoài áp dụng các phương pháp tính toán chính xác thiết kế của bể Anoxic để gia tăng hiệu suất ra bạn có thể áp dụng chế phẩm sinh học men vi sinh Microbe-Lift  để giúp cho quá trình xử lý nước thải trong bể Anoxic diễn ra nhanh chóng hơn. Mọi thông tin chi tiết hay thắc mắc bạn có thể liên hệ ngay tới Hotline: 0909 538 514  để được giải đáp tận tình nhất.



source https://microbelift.vn/tinh-toan-thiet-ke-be-anoxic/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cơ sở hình thành và cách tính tỷ số F/M

Quy trình xử lý nước cấp đạt chuẩn hiện nay

Bể lắng sinh học là gì? Vai trò, cách tăng hiệu suất xử lý của bể