Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 6, 2021

Sử dụng vôi trong ao nuôi tôm hiệu quả đúng cách

Hình ảnh
Đa phần bà con thường sử dụng rất nhiều vôi, vôi là 1 trong những nguyên liệu khá quen thuộc, nhất là từ khi có nghề nuôi tôm ra đời. Vậy lý do sử dụng vôi là gì? Nên sử dụng vôi vào thời điểm nào là hiệu quả nhất? Đa phần bà con thường nhìn người khác làm và sử dụng theo, chứ chưa thực sự chú ý chức năng thực sự của vôi. Về cơ bản bà con thường sử dụng vôi để diệt khuẩn cũng như thấy trời mưa thì mình đánh để ổn định pH hay nước phèn xử lý vôi, hay dùng vôi để cắt tảo….tuy nhiên bà con cần phân biệt được công dụng của từng loại vôi, và thời gian thì phù hợp để bón vôi và vôi giúp cải tạo ao như thế nào thì bà con cũng chưa rõ. Qua đây Biogency xin phép được chia sẻ để bà con có cách sử dụng vôi trong ao nuôi tôm đúng cách và đạt hiệu quả cao. Tác dụng của sử dụng vôi trong ao nuôi tôm  Thứ nhất, bà con cần hiểu được tác dụng của vôi là như thế nào:  Vôi thường được sử dụng cho những ao có độ pH thấp, ao thiếu dinh dưỡng thì sử dụng vôi để bổ sung khoáng vào ao, tăng pH trong ao,

Total Suspended Solids là gì? Ảnh hưởng của chúng đến môi trường

Hình ảnh
Nước là yếu tố thiết yếu, giúp là dung môi hòa tan của các khoáng chất trong cơ thể chúng ta. Tuy nhiên với tình trạng ô nhiễm hiện tại, không phải là nguồn nước nào cũng an toàn để sử dụng. Total Suspended Solids là một trong những tiêu chí để đánh giá chất lượng nguồn, vậy Total Suspended Solids là gì? Total Suspended solids ảnh hưởng như thế nào đến môi trường? Tham khảo bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời đó nhé! Total Suspended solids là gì? Suspended solids là gì Total suspended solids có tên viết tắt là TSS, được dịch là “Tổng Chất Rắn Lơ Lửng”. TSS là trọng lượng khô của các hạt lơ lửng không hòa tan trong nước. Hoàn toàn khác với các hạt rắn có thể lắng xuống được như Settleable Solids (SS). Và TSS là một trong những chỉ số dùng để đo và đánh giá chất lượng nước.  Các hạt TSS có thể có trong hợp chất vô cơ, hữu cơ hãy các hạt chất lỏng không trộn lẫn trong nước:   Vô cơ: Đất sét, hạt bùn, chất phù sa,… Hạt hữu cơ: Tảo, vi khuẩn, sợi thực vật,… Nguyên nhân xuất h

Nguyên nhân và giải pháp xử lý khí độc NH3 trong ao nuôi tôm

Hình ảnh
Trong quá trình nuôi tôm, hàm lượng khí độc trong ao nuôi luôn phát sinh liên tục. NH3 là khí độc mà bà con gặp thường xuyên trong quá trình nuôi. Vậy làm thế nào để xử lý khí độc NH3 trong ao nuôi một cách hiệu quả? Sau đây, Biogency sẽ cùng quý bà con tìm hiểu về nguyên nhân và phương pháp xử lý khí độc NH3 nhé! Nguyên nhân gây ra khí độc NH3 Thức ăn cho tôm thường chứa lượng đạm rất cao, khi cho ăn dư thừa sẽ khiến thức ăn hoà tan trong nước. Sau một thời gian sẽ phân huỷ thành NH3, nếu vượt ngưỡng hàm lượng cho phép sẽ gây nhiễm nguồn nước nghiêm trọng. Hàm lượng đạm trong chất bài tiết của tôm sẽ được hấp thụ trung bình là 30% , phần còn lại sẽ hoà tan ra ngoài môi trường nước. Ngoài ra, nguồn đạm còn được sản sinh từ quá trình xác tảo bị phân huỷ. => Đạm là yếu tố chính hình thành nên khí độc NH3 trong ao nuôi tôm Phương trình phản ứng sau:  Đạm phân huỷ trong ao —> NH 3 <—> NH 4 + <—> NH 4 +  +  1.5 O 2 —> NO2 + 2H+  +  H 2 O    Ảnh hưởng của k

Giải pháp xử lý nước thải nhà máy giấy

Hình ảnh
Ngày nay, xử lý nước thải nhà máy giấy là một trong những vấn đề rất được quan tâm. Nước thải nhà máy giấy là một trong những nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng, đang thực trạng khó khăn của các nhà máy sản xuất giấy. Là một trong những ngày công nghiệp quan trong trong ngành kinh tế Việt Nam, cùng đi kèm với xu hướng phát triển của xã hội, vậy xử lý nước thải nhà máy giấy cũng phải được quan tâm theo sự thay đổi của ngành công nghiệp sản xuất này. Các nguyên liệu và thành phần có trong nhà máy sản xuất giấy  Nguyên liệu:  Các dòng gỗ Tre, nứa, gai,… các loại cây khác gỗ Sản phẩm nông nghiệp như: bã mía, rơm rạ,…  Vật liệu tái sinh: giấy đã qua sử dụng, giấy vụn,…  Thành phần: Thuốc bảo vệ thực vật, chất hữu cơ, vỏ cây,… Các thành phần trong chất hữu cơ như: NaOH, Na 2 S, Na 2 CO 3 ,chất nấu, kiềm Natri Sunfat liên kết với chất hữu cơ trong kiềm. Nồng độ 25-30% dịch đen, tỷ lệ chất hữu cơ/vô cơ là 70:30 trong quá trình rửa và nấu các chất hữu cơ hoà tan.  COD: 22000 – 4650

Phương pháp xử lý nước thải rỉ rác hiệu quả

Hình ảnh
Nằm trong top những quốc gia có mức độ ô nhiễm hàng đầu thế giới, Việt Nam phải trực tiếp đối mặt với sự biến đổi khí khí hậu và ô nhiễm môi trường vô cùng nghiêm trọng. Một trong những nguyên nhân có thể kể đến đó là chúng ta không thể không thể kiểm soát được  các nguồn ô nhiễm từ chất thải rắn, chất thải nhựa, và nhất là nước thải rỉ rác tại các bãi chôn lấp. Bài viết này Biogency sẽ đi sâu vào tìm hiểu về phương pháp  xử lý nước thải rỉ rác, vấn đề khiến các nhà nghiên cứu khoa học phải đau đầu. 1/ Nước thải rỉ rác phát sinh từ đâu? Nước thải rỉ rác được sinh ra trong quá trình chôn lấp rác, chúng là có chứa sẵn độ ẩm nên dễ dàng hình thành hơn do khi nước mưa ngấm trong lòng các bãi rác thải. Nước thải rỉ  được hình thành chứa rất nhiều các thành phần phức tạp, độc hại, gây ô nhiễm như amoniac, nitơ, sunfua, kim loại nặng, vi khuẩn gây bệnh, các vi trùng, BOD, COD nồng độ rất cao…  Nước thải rỉ nếu ngấm vào đất sẽ gây ô nhiễm vô cùng nghiêm trọng tới nguồn nước ngầm, còn xả th

Cách quản lý tảo trong ao nuôi tôm

Hình ảnh
Tảo được xem là tác nhân gây màu nước, làm giàu oxy và giúp cân bằng hệ sinh thái của ao nuôi. Nhưng nếu sự phát triển của tảo vượt quá giới hạn sẽ gây biến động môi trường nước, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ vật nuôi trong ao. Người nuôi tôm phải có hiểu biết về kỹ thuật xử lý ao, nắm bắt được phương pháp kìm hãm sự phát triển tảo nhằm giảm mức độ gây hại của tảo đến ao nuôi tôm. Những loại tảo gây hại phổ biến Phổ biến hiện nay có thể kể đến các loại tảo: tảo lục, tảo giáp, tảo lam, tảo mắt, tảo silic (tảo có lợi),… Mỗi loại tảo đều có mức độ gây hại khác nhau đối với ao nuôi, mặt khác vẫn có các loại có lợi như tảo silic,… Loại nguy hiểm có thể kể đến là tảo mắt, mang nhiều độc tính, chất độc, hay tảo lam nếu được phát triển dày đặc, nước ao sẽ xuất hiện màu xanh đục, gây mùi khó chịu, khi tảo làm già sẽ tiết ra chất nhờn hoà tan vào nước ao ảnh hưởng đến hệ sinh thái ao nuôi. Tảo cung cấp oxy rất dồi dào, hỗ trợ rất tốt cho sự hô hấp của tôm, bên cạnh đó còn hấp thụ muối dinh dưỡn

Hậu quả ô nhiễm nguồn nước, đâu là cách khắc phục?

Hình ảnh
Sau khi rác thải được xử lý sạch sẽ, nhưng cứ sau một thời gian các con kênh, bãi biển ở Việt Nam cứ bị tình trạng “bức tử”. Mặc kệ sự thật đó, hằng ngày mỗi chúng ta vẫn thải ra môi trường 1,2kg rác thải. Rồi hậu quả ô nhiễm nguồn nước sẽ ra sao? chúng ta phải khắc phục như thế nào đây? Hậu quả ô nhiễm nguồn nước  Đối với con người Cơ thể con người chiếm 70% là nước, để duy trì trạng thái cân bằng trong cơ thể, nước đóng một vị trí rất vô cùng quan trọng.. Với việc khai thác các nguồn tài nguyên thường xuyên như hiện nay, con người đang gián tiếp gây sự ô nhiễm vô cùng nghiêm trọng. Việc thiếu nước sạch và ô nhiễm sẽ gây những hậu quả ô nhiễm nguồn nước nặng nề mà chúng ta không thể ngờ tới. Đặc biệt khi tiếp xúc với những nguồn nước chưa qua xử lý, các chất như Asen, Flo, phèn sẽ gây các bệnh về thần kinh, tim mạch, đường tiêu hoá, sắc tố da, thâm chí là dẫn đến ung thư.  Đối với các loại kim loại nặng khi bị phơi nhiễm vào các ao hồ, sông suối gần đó, sẽ gây hại tới các vi sinh

Quy trình xử lý nước cấp đạt chuẩn hiện nay

Hình ảnh
Hiện nay các nguồn nước ngầm đang ngày càng ô nhiễm trầm trọng,  quy trình xử lý nước cấp ra đời như một điều tất yếu. Quy trình xử lý nước cấp đạt chuẩn phải đòi hỏi nhiều công đoạn khác nhau, đi cùng với hiệu quả xử lý phải hoàn hảo hơn so với công nghệ xử lý nước thải thông thường.  Vì sao chúng ta nên dụng nước cấp?  Nước cấp là loại nước trải qua quy trình xử lý trực tiếp với cơ chế hoạt động của các loại máy móc. Hiện nay nước cấp đóng vai trò vô cùng quan trọng để tạo những sản phẩm chất lượng, mang đến cuộc sống nói không với bệnh tật cho người tiêu dùng. Nước sạch còn là nhu cầu thiết yếu đối với sinh hoạt đời sống hằng ngày. Đối với thế giới, cứ 10 người lại có khoảng 2 người thiếu nước, trong 3 người thì chỉ có 1 người sử dụng nước sạch. Tình trạng thiếu nước sạch trên thế giới đang nằm trong ngưỡng báo động đỏ, hiện nay Châu Phi đang là châu lục chịu thiệt hại nặng nề nhất về vấn nạn thiếu nước sạch. Việt Nam là quốc gia có dân cư nông thôn chiếm đến 80%, vậy mà hiện n

Xử lý khí độc H2S hiệu quả cho ao tôm

Hình ảnh
Khí độc H2S ảnh hưởng rất nhiều đến sản lượng tôm cuối mùa vụ, phần lớn mỗi vụ nuôi tôm bà còn phải chịu tổn thất lên đến 10% sản lượng tôm vì loại khí độc này. Cùng bởi vì khí độc H2S luôn hiện diện trong ao nuôi nên đã gây ra tình trạng tôm chết mỗi đêm với số lượng rất nhỏ. Hầu hết bà con phải đành chấp nhận thực trạng này vì đa số họ chưa biết được nguyên nhân gây ra hay biết mà chưa biết cách kiểm soát,  xử lý khí độc H2S trong ao tôm. Tìm hiểu về khí độc H2S   Khí H2S bắt nguồn từ đâu? Khí H2S là tên hoá học của  hydrogen sulphide, đây là một loại khí rất độc hại, có mùi trứng thối. H2S được hình thành khi vi khuẩn tiêu thụ muối sulphate phân huỷ hợp chất hữu cơ trong điều kiện yếm khí (không Oxy) ở trong nước hay ở điều kiện ẩm ướt. Ngoài ra ở phần đáy ao, bùn lắng hay chất thải lâu ngày vẫn có khả năng sinh ra khi H2S. Tác hại của H2S đến tôm nuôi Trên tôm có các mô mềm mang, thành dạ dày, ruột, hay gan tụy đều rất dễ bị tổn thương. Chính vì thế khí H2S quá nhiều sẽ cản t

Top 3 cách giảm tảo trong ao nuôi tôm hiệu quả

Hình ảnh
Có nhiều cách giảm tảo trong ao nuôi tôm. Tuy nhiên mức độ hiệu quả của mỗi cách sẽ khác nhau tùy thuộc vào tình trạng tảo. Cùng Biogency tìm hiểu rõ hơn về 3 cách giảm tảo trong ao nuôi tôm được biết đến nhiều nhất hiện nay. 1/ Cách cắt giảm tảo trong ao nuôi tôm bằng hóa chất Sử dụng hóa chất là một trong những cách cắt giảm tảo trong ao nuôi tôm hiện nay. Thông thường hóa chất được sử dụng là các hợp chất đồng, điển hình là đồng sunfat để làm ức chế quá trình quang hợp của tảo, hạn chế tảo phát triển, giảm lượng tảo trong ao, chờ tảo nổi rồi vớt.  Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp sử dụng đồng sunfat khiến tảo chết nhanh, gây mùi hôi thối khó chịu. Đặc biệt sulfat đồng có thể gây độc cho thủy sinh vật, gây nhiễm độc trên tôm, làm tôm chậm lớn. Chính vì vậy, cách cắt giảm tảo trong ao nuôi bằng hóa chất thường được áp dụng khi tất các cách đều không hiệu quả. Lúc này người sử dụng sẽ cẩn thận chú ý tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất để hạn chế các rủi ro cho tôm. 2/ Cách cắt

Trứng nước là gì? Cách xử lý trứng nước trong ao nuôi tôm

Hình ảnh
Trứng nước là gì? Làm sao để xử lý trứng nước trong ao nuôi tôm? Nếu bạn đang gặp khó khăn về vấn đề này thì bài viết này Biogency sẽ giải quyết cho bạn một cách triệt để. Trứng nước là gì? Trứng nước (moina) là loài giáp xác thuộc bộ Cladocera, đây là loài có giá trị dinh dưỡng cao và là nguồn thức ăn quan trọng cho ấu trùng của động vật thuỷ sản, nhất là trong giai đoạn kết vừa kết thúc noãn hoàng. Ngoài ra trứng nước còn là thức ăn phổ biến cho cá cảnh và một số loài cá nước lợ, nước ngọt (thức ăn phù hợp với kích thước miệng cá con) Trong trứng nước chứa rất nhiều enzyme quan trọng trong quá trình trao đổi chất của các ấu trùng như là peptidases, proteinases, lipase, amylases. Bên cạnh đó, còn chứa nhiều HUFA (axit béo không no). Trứng nước có tuổi thọ trung bình từ 4-7 ngày. Ảnh hưởng của trứng nước đến ao nuôi tôm Trứng nước có chu kỳ sống trung bình có thể là từ vài giờ cho đến vài tháng, nếu không kiểm soát được mật độ của chung trong ao nuôi sẽ gây ra những tác hại sau: