Cách quản lý tảo trong ao nuôi tôm

Tảo được xem là tác nhân gây màu nước, làm giàu oxy và giúp cân bằng hệ sinh thái của ao nuôi. Nhưng nếu sự phát triển của tảo vượt quá giới hạn sẽ gây biến động môi trường nước, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ vật nuôi trong ao. Người nuôi tôm phải có hiểu biết về kỹ thuật xử lý ao, nắm bắt được phương pháp kìm hãm sự phát triển tảo nhằm giảm mức độ gây hại của tảo đến ao nuôi tôm.

Những loại tảo gây hại phổ biến

Phổ biến hiện nay có thể kể đến các loại tảo: tảo lục, tảo giáp, tảo lam, tảo mắt, tảo silic (tảo có lợi),… Mỗi loại tảo đều có mức độ gây hại khác nhau đối với ao nuôi, mặt khác vẫn có các loại có lợi như tảo silic,… Loại nguy hiểm có thể kể đến là tảo mắt, mang nhiều độc tính, chất độc, hay tảo lam nếu được phát triển dày đặc, nước ao sẽ xuất hiện màu xanh đục, gây mùi khó chịu, khi tảo làm già sẽ tiết ra chất nhờn hoà tan vào nước ao ảnh hưởng đến hệ sinh thái ao nuôi.

Những loại tảo gây hại phổ biến

Tảo cung cấp oxy rất dồi dào, hỗ trợ rất tốt cho sự hô hấp của tôm, bên cạnh đó còn hấp thụ muối dinh dưỡng, cân bằng độ kiềm, hỗ trợ quang hợp. Nếu mật độ của tảo ở mức quá cao sẽ gây ra hiện tượng nở hoa trong ao, gây thiếu hụt oxy cho ao nuôi về đêm. 

Trong những trường hợp với những nhóm tảo như tảo giáp, tảo lục,… nếu xuất hiện trong ruột của tôm thẻ chân trắng sẽ khiến tôm khó tiêu hoá do vách tế bào tôm rất cứng, gây tắc nghẽn đường ruột, phân bị đứt khúc. Vì vậy kiểm soát tảo trong ao nuôi tôm thường xuyên là điều vô cùng cần thiết.

Cách quản lý tảo trong ao nuôi tôm

Cách quản lý tảo trong ao nuôi tôm

1/ Cắt tảo trong ao nuôi tôm bằng hợp chất đồng

Muối đồng sulfate (CuSO4.5H2O) có dạng tinh thể màu xanh không mùi để tiến hành cắt tảo là một trong những kĩ thuật xử lý tảo khá phổ biến. Khi muối đồng sunlfate được hòa tan vào nước, muối sẽ được phân li thành ion Cu(2+) và ion SO4(2-) Trong đó, ion Cu(2+) không bị thủy phân nên rất độc đối với tảo, ức chế hoàn toàn quá trình quang hợp của tảo, kìm hãm tối đa sự phát triển của tảo.

Thực tế, sử dụng đồng sulfate sẽ mang đến hiệu quả ngắn hạn đáng ngạc nhiên, tuy nhiên điều này dẫn đến sự tích trữ đồng các hoạt chất gây hại dưới đáy ao. Nếu không biết cách điều chỉnh liều lượng thích hợp, khi tôm tiếp xúc lâu dài có thể khiến tôm bị nhiễm độc, phản tác dụng làm tôm chậm lớn.

2/ Nuôi ghép cá rô phi

Cá rô phi là loài cá sống đa tầng, dễ dàng tiêu hoá nhiều loại tảo và các chất hữu cơ lớn hơn. Trong dạ dày của cá rô có môi trường acid rất cao (độ pH<2) giúp phân huỷ các tế bào tảo và vi khuẩn một cách dễ dàng. 

Nuôi ghép cá rô phi trong ao tôm làm gia tăng khả năng cạnh tranh giữa hai loài này, giúp tận dụng được thức ăn và chất hữu cơ dư thừa có trong ao. Ngăn ngừa dịch bệnh tôm và hạn chế mức độ ô nhiễm nước.

3/ Điều chỉnh lượng thức ăn

Quá trình nuôi tôm thâm canh, nguyên nhân phổ biến gây ảnh hưởng đến chất lượng nước đó là tình trạng dư thừa thức ăn và tình trạng chất thải của tôm quá nhiều. Cụ thể nếu dư thừa quá nhiều chất hữu cơ sẽ khiến hàm lượng NH4+, NH3 tăng bất thường khiến tôm suy yếu theo thời gian, xuất hiện hiện tượng  nước thay đổi màu liên tục do biến động hệ tảo trong ao.

=> Khắc phục tình trạng dư thừa thức ăn bằng cách sử dụng BKC, hoặc vôi nóng,  hoặc các chế phẩm cắt tảo, sau đó sử dụng vi sinh liều cao để phân hủy xác tảo tàn, hữu cơ dư thừa trong ao

4/ Sử dụng chế phẩm sinh học làm sạch nước ao nuôi – MICROBE-LIFT AQUA C

Chế phẩm sinh học Microbe-Lift AQUA C bao gồm các quần thể vi sinh vật dạng lỏng hoạt động ở cường độ cao. Thiết kế chuyên biệt cho xử lý các tính trạng ao nuôi tôm, cá bị ô nhiễm. Hỗ trợ xử lý tình trạng tảo phát triển, cân bằng hệ sinh thái ao nuôi, hoàn toàn thân thiện với môi trường.

Kiểm soát hệ sinh thái ao nuôi:

  • Dễ dàng phân huỷ thức ăn thừa và chất bài tiết gây hình thành tảo ở ao nuôi
  • Ức chế vi sinh vật có hại
  • Làm sạch ao nuôi hiệu quả 
  • Ngăn chặn sự hình thành khí NH3, H2S và các loại khí có hại trong môi trường nước.

_______________________

Để được đội ngũ Biogency tư vấn tận tình và chi tiết nhất về cách quản lý tảo trong ao nuôi tôm, xin hãy liên hệ ngay qua số Hotline: 0901 538 514



source https://microbelift.vn/cach-quan-ly-tao-trong-ao-nuoi-tom/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cơ sở hình thành và cách tính tỷ số F/M

Quy trình xử lý nước cấp đạt chuẩn hiện nay

Bể lắng sinh học là gì? Vai trò, cách tăng hiệu suất xử lý của bể