Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 7, 2021

Các bệnh ở tôm phổ biến và cách phòng bệnh hiệu quả

Hình ảnh
Tôm là loại thủy sản đòi hỏi kỹ thuật nuôi cao và người nuôi tôm cần phải theo dõi, kiểm soát môi trường nước cũng như thể trạng của tôm thường xuyên để phòng ngừa các yếu tố gây bệnh cho tôm. Các bệnh ở tôm rất đa dạng vì thế bà con cần nắm rõ đặc điểm và cách phòng trị của từng loại bệnh để chữa trị thời, giúp tôm nhanh chóng khỏe mạnh và phát triển tốt hơn. Dưới đây là những bệnh phổ biến mà tôm thường gặp, bà con tham khảo ngay nhé!  Nguyên nhân gây ra các bệnh ở tôm Virus Vi khuẩn Nấm Ký sinh trùng Các yếu tố sinh học như hệ thực vật vi khuẩn có trong ao và chất lượng nước ao đóng một vai trò đối với tính nhạy cảm của tôm đối với mầm bệnh. Bệnh đốm trắng (WSSV)  Bệnh đốm trắng là một trong những loại bệnh rất nguy hiểm đối với tôm nuôi, có nguy cơ khiến tôm tử vong hàng loạt. Tỷ lệ tử vong có thể xảy ra từ 80 – 100% chỉ sau vài ngày phát hiện. Do vậy việc phát hiện bệnh sớm để kịp thời chữa trị là rất quan trọng.  Nguyên nhân gây bệnh Bệnh đốm trắng ở tôm có thể xuất

Kết hợp bể Anoxic và bể Aerotank trong xử lý nước thải

Hình ảnh
Bể anoxic và bể Aerotank đều có vai trò quan trọng khác nhau trong mỗi hệ thống. Vấn đề xử lý nước thải sẽ được tối ưu hoàn toàn nếu được kết hợp hiệu quả giữa 2 bể. Bên cạnh đó, bể anoxic kết hợp với bể Aerotank còn giúp tiết kiệm chi đầu tư trong thi công xây dựng. Cấu trúc lắp đặt bể Anoxic và Aerotank Đối với bể Anoxic Bể Anoxic bên trong bao gồm các thiết bị như sau:  Máy khuấy trộn: Hỗ trợ vi sinh vật thiếu khí phát triển và sinh trưởng cùng với sự ổn định của nguồn nước thải Thiết kế lắp đặt hệ thống hồi lưu bùn vi sinh quay trở lại bể xử lý Anoxic Cung cấp hệ thống cung cấp chất dinh dưỡng và hoạt chất cho vi sinh vật thiếu khí. Nguyên lý hoạt động: Tại bể thiếu khí Anoxic, nước thải dễ dàng tham gia vào chuỗi phản ứng Nitrat hóa và Photphorit. Bể Aerotank bên trong bao gồm các yếu tố gì: Tại bể nước thải được thải theo chiều dài và luôn được sục khí liên tục. Đây là điều kiện để bổ sung oxy hòa tan làm gia tăng cường độ oxy hoá các chất hữu cơ có trong chất thải.

Các biện pháp quản lý chất lượng nước ao nuôi tôm tốt

Hình ảnh
Quản lý chất lượng nước ao nuôi là vấn đề khiến nhiều bà con trăn trở trong quá trình chăn tôm. Chất lượng nguồn nước tốt thì tôm mới phát triển khỏe mạnh, giảm các nguy cơ bệnh tật và cho năng suất cao. Dưới đây là 6 cách quản lý chất lượng nước ao nuôi tôm hiệu quả, bà con có thể tham khảo và áp dụng.  Đảm bảo các thông số nước trong phạm vi tối ưu Chất lượng nguồn nước được đo lường bằng nhiều thông số khác nhau. Để đảm bảo chất lượng nước luôn ổn định, bạn cần kiểm tra thường xuyên và chắc chắn rằng nước trong ao nuôi nằm trong phạm vi tối ưu của các thông số sau:  Nhiệt độ Nhiệt độ nước ao nuôi có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và sinh trưởng của tôm. Đối với tôm sú, mức nhiệt độ tối ưu là 28 – 30 độ C. Còn mức nhiệt phù hợp với tôm thẻ là 25 – 30 độ C.   Oxy hòa tan (DO) Lượng oxy hòa tan thích hợp cho ao nuôi tôm từ 4mg/l trở lên. Để đảm bảo luôn cung cấp đủ oxy cho tôm hô hấp, hãy lắp đặt đầy đủ hệ thống quạt nước cho ao nuôi. Ngoài ra, không nên bón thừa phân ho

Quy trình xử lý nước ao nuôi tôm hiệu quả

Hình ảnh
Xử lý nước ao nuôi tôm là công việc rất quan trọng trong quá trình nuôi trồng thuỷ sản. Việc này đòi hỏi bà con phải có đầy đủ kiến thức kỹ thuật và trải nghiệm thực tế để có thể xử lý nước ao nuôi một cách chuẩn chỉnh. Có rất nhiều kỹ thuật cũng như phương pháp để giải quyết vấn đề này, bài viết này Biogency sẽ phân tích và chia sẻ các giải pháp cụ thể để hỗ trợ bà con xử lý nước ao nuôi từ lúc cải tạo cho đến khi kết thúc mùa vụ.  1/ Chuẩn bị nước ao tôm Xử lý ao Lắng Nước nguồn được vận chuyển qua lưới lọc hạn chế rác và ngăn chặn sinh vật tự nhiên xâm nhập. Quá trình để lắng sẽ từ 3 đến 5 ngày, thời gian này các chất hữu cơ có đủ thời gian để phân huỷ muối dinh dưỡng cho sử phát triển của tảo, đồng thời giúp tiêu giảm bớt mật độ của vi khuẩn gây bệnh. Cần thiết nếu có thể chạy quạt nước để cung cấp thêm oxy hòa tan để thúc đẩy quá trình phân huỷ của các vật hữu cơ, vậy nên thời gian lắng càng lâu thì hiệu quả càng cao.  Chuyển nước từ ao lắng vào ao nuôi Quá trình bơm nước q

Kỹ thuật chuẩn bị ao đất nuôi tôm hiệu quả

Hình ảnh
Hiện nay trong quá trình nuôi tôm, bà con rất hay gặp tình trạng tôm bị chậm lớn, kém phát triển và phát bệnh thường xuyên. Có vô kể các nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó, những phổ biến nhất có thể là do kỹ thuật chuẩn bị ao nuôi tôm của bà con chưa hiệu quả. Bài viết này, Biogency sẽ giúp bà còn giải quyết vấn đề này nhé!    Sau khi lựa chọn địa điểm nuôi tôm và xây dựng ao nuôi xong, điều tiếp theo bà con cần làm là chuẩn bị ao nuôi. Các bước chuẩn bị này giúp chúng ta có một ao nuôi tốt nhất, đảm bảo cho tôm phát triển mạnh. Đối với ao nuôi cũ Ao đất Để bắt đầu cho vụ nuôi mới, đối với ao nuôi cũ (ao đất), bà con nên chuẩn bị ao nuôi tôm như sau:  Tháo dỡ dàn quạt nước, hệ thống sục khí sau đó phơi khô hoàn toàn và bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát. Rút hết nước ao nuôi và loại bỏ chất thải, bùn đáy ao ra ngoài. Bùn đáy phải được bơm vào ao chứa bùn, tránh bơm trực tiếp ra môi trường  Phơi khô đáy ao khoảng 10-15 ngày Gia cố lại bờ ao, cống ao để hạn chế nước bị rò rỉ

Cách lựa chọn địa điểm nuôi tôm

Hình ảnh
Chọn địa điểm nuôi tôm được xem là vấn đề rất quan trọng, ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình đầu tư và xây dựng ao tôm. Không những thế đó còn là tiền đề để có thể phát triển nghề nuôi tôm lâu dài . Vậy thì bài viết này hãy cùng Biogency tìm hiểu về phương pháp lựa chọn địa điểm nuôi tôm tốt nhất hiện nay nhé! Chất lượng nước Nên lựa chọn những địa điểm nước không bị ô nhiễm, có hệ thống cấp thoát nước đầy đủ, có nguồn cung cấp nước mặn đầy đủ, (nếu có thêm nguồn nước ngọt sạch thì càng tốt).Cụ thể hơn, chất lượng nguồn nước phải đảm bảo các chỉ số sau:  + Độ mặn: độ mặn là yếu tố quan trọng trong việc đánh giá nên sử dụng nguồn nước này hay không. Khi lựa chọn nuôi tôm thẻ chân trắng hay tôm sú thì độ mặn thích hợp là từ 5-35‰ + pH: độ pH của nước là yếu tố có thể thay đổi nếu bạn biết cách kiểm soát nguồn nước. pH tối ưu cho nuôi tôm là từ 7.5 đến 8.5.  + Độ kiềm (KH): là khả năng giữ độ pH ổn định được đo bằng đơn vị mg/l CaCO3. Độ kiềm phù hợp trong ao nuôi tầm khoảng 100 – 1

 Công nghệ xử lý nước thải thuộc da

Hình ảnh
Ngành sản xuất thuộc gia phát sinh rất nhiều chất phụ da, chất thải rắn, phát thải ra không khí và hàm lượng chất thải chứa nhiều chất ô nhiễm khó kiểm soát. Vấn đề xả thải nước thuộc da vượt ngưỡng trực tiếp ra ngoài môi trường sẽ làm tăng nguy cơ gây hại trực tiếp đến hệ sinh thái xung quanh. Hầu hết nước thải thuộc gia sẽ chứa các hợp chất Crom(III), sunfua, BOD và COD rất cao, nên việc đầu tư chi phí lắp đặt kỹ thuật và công nghệ xử lý nước thải sẽ không hề nhỏ. Bài viết này, Biogency sẽ giúp bạn tìm hiểu về những tác hại của nước thải thuộc da đối với môi trường, bên cạnh đó là tìm hiểu chi tiết về hệ thống công nghệ xử lý nước thải thuộc da hiệu quả.  Nguồn gốc phát sinh nước thải thuộc da  + Bảo quản: Dùng khoảng 100 – 300 tấn muối NaCl cho một tấn nhiên liệu, nước rửa da ở quy trình này chứa nhiều chất bẩn như máu, phân động vật để chế biến.  + Hồi tươi: quy trình này chứa thành phần chủ yếu là Na2CO3, NaOCl với nồng độ pH từ 7,5 đến 8, ngoài ra rất nhiều protein, chất