Quy trình xử lý nước ao nuôi tôm hiệu quả

Xử lý nước ao nuôi tôm là công việc rất quan trọng trong quá trình nuôi trồng thuỷ sản. Việc này đòi hỏi bà con phải có đầy đủ kiến thức kỹ thuật và trải nghiệm thực tế để có thể xử lý nước ao nuôi một cách chuẩn chỉnh. Có rất nhiều kỹ thuật cũng như phương pháp để giải quyết vấn đề này, bài viết này Biogency sẽ phân tích và chia sẻ các giải pháp cụ thể để hỗ trợ bà con xử lý nước ao nuôi từ lúc cải tạo cho đến khi kết thúc mùa vụ. 

1/ Chuẩn bị nước ao tôm

Xử lý ao Lắng

xử lý nước ao nuôi tôm

Nước nguồn được vận chuyển qua lưới lọc hạn chế rác và ngăn chặn sinh vật tự nhiên xâm nhập. Quá trình để lắng sẽ từ 3 đến 5 ngày, thời gian này các chất hữu cơ có đủ thời gian để phân huỷ muối dinh dưỡng cho sử phát triển của tảo, đồng thời giúp tiêu giảm bớt mật độ của vi khuẩn gây bệnh.

Cần thiết nếu có thể chạy quạt nước để cung cấp thêm oxy hòa tan để thúc đẩy quá trình phân huỷ của các vật hữu cơ, vậy nên thời gian lắng càng lâu thì hiệu quả càng cao. 

Chuyển nước từ ao lắng vào ao nuôi

Quá trình bơm nước qua ao nuôi nên sử dụng túi lọc hoặc vải kate để có thể loại bỏ các địch hại, vật chủ trung gian gây bệnh hay vi sinh vật cạnh tranh,… Mực nước ao lý tưởng có độ cao từ 1,3 m – 1,4 m là phù hợp, tạo ra không gian đủ rộng để tôm hoạt động và ổn định môi trường sống. 

Diệt tạp

Trong 3 ngày đầu tiến hành chạy quạt liên tục để giáp xác và trứng cá nở hết rồi tiến hành cho rotenone (rễ cây thuốc lá); saponin; hay có thể một số hoá chất với liều lượng vừa phải. 

Thời điểm sử dụng bột bã trà hiệu quả nhất là từ 4h đến 6h sáng, nếu độ mặn của ao tôm thấp hơn 10 ppt hay trong ao có nhiều cá nở và giáp xác nở thì nên tăng thêm liều lượng của bộ bã trà. 

Trường hợp ao nuôi xuất hiện ốc đinh và rong đáy thì có thể sử dụng đồng sunphat (CuSO4) với liều dùng từ 2kg – 3kg /100 m3 nước.

Diệt khuẩn

Sau khoảng 2 ngày sau khi diệt tạp, chúng ta tiến hành diệt khuẩn để loại trừ bớt mầm bệnh có trong ao nuôi. Bà con có thể sử dụng các chất diệt khuẩn như Clo, TCCA, Chlorine, BKC, Iodine, PVP-Idodine, thuốc tím KMnO4,… để có thể xử lý vi khuẩn hiệu quả.

Chlorine được bà con sử dụng phổ biến nhất hiện nay, với pH <7,5, liều lượng của chlorine cần để xử lý khoảng 25 – 30ppm,  có thể tăng giảm tùy thuộc vào hàm lượng chất hữu cơ và độ pH của nước.

Khi sử dụng thuốc tím và Formol không bền có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người dùng. Còn ở các vùng nuôi xuất hiện bệnh hoại tử gan tụy cấp tính thì nên sử dụng BKC liều lượng 0.3ppm.

Bổ sung vi sinh

xử lý nước ao nuôi tôm

Dùng vi sinh với sau khi diệt khuẩn để tạo hệ vi sinh lành mạnh cho tôm và nước. Quy trình diệt khuẩn có thể làm mất đi vi khuẩn có lợi. Loại vi sinh thường dùng là Microbe-Lift. Vi sinh sẽ giúp cân bằng môi trường nước, phân hủy bùn đáy và chất thải hữu cơ sau này. Một số loài vi sinh còn giúp tăng đề kháng cho tôm. 

+ Sử dụng men vi sinh Microbe-Lift AQUA C tạo ra hệ sinh thái sạch sẽ cho ao nuôi, hạn chế bớt vi sinh vật gây bệnh và phòng ngừa khí độc xuất hiện, nên với liều 1 lít cho khoảng 2.000 – 10.000 m3 thể tích ao. 

+ Microbe-Lift AQUA N1 là sản phẩm vi sinh dạng lỏng, ứng dụng trong phòng ngừa và xử lý khí độc trong ao, hồ nuôi trồng thủy sản. Giảm nồng độ khí độc NH3, NO2, H2S trong ao nuôi.

Gây màu

Bản chất việc gây màu là kích thích sự phát triển của tảo có lợi ao tôm ở mật độ cần thiết, với những điều kiện môi trường khác nhau sẽ có phương pháp gây màu khác nhau cho ao tôm. Đầu tiên để chuẩn hóa môi trường người dùng nên bổ sung các chất dinh dưỡng để phát triển tảo như như mật rỉ hoặc dolomite.

2/ Xử lý ao trong quá trình nuôi tôm

Xử nước ao nuôi tôm bị đục

Nguyên nhân khiến nước ao nuôi tôm bị đục

xử lý nước ao nuôi tôm bị đục

  • Yếu tố tự nhiên: 

Thường do trời mưa kéo dài làm rửa trôi đất quanh bờ xuống đáy ao làm vẩn đục, có thể là các keo đất sét lơ lửng trong ao nuôi khó lắng tụ. Nhiều khi là do chất thải của tôm và sinh vật trong ao phát triển quá mức dẫn đến ao bị đục. Bên cạnh đó, hiện tượng tảo phát triển quá mức khiến tảo tàn cũng là nguyên nhân khiến ao nuôi bị đục. 

  • Yếu tố con người: 

+ Trong quá trình cải tạo ao, bà con không nạo vét kỹ lưỡng hay vét đáy ao chưa sạch. 

+ Ao nuôi quá cạn mà quạt nước thì chạy quá mạnh chính là nguyên nhân phổ biến khiến nước ao nuôi bị đục ngầu. 

+ Ngoài ra có thể bà con sử dụng vôi kém chất lượng, chứa nhiều tạp chất cho vào ao trước khi nuôi. 

+ Trong quá trình nuôi việc cho thức ăn công nghiệp quá dư thừa về lâu về dài cũng khiến ao nuôi bị đục. 

Phương pháp xử lý tình trạng ao nuôi bị đục:

  • Cách ngăn ngừa

– Quá trình sên vét và đầm nén ao cần phải làm kỹ lưỡng trước khi cấp nước vào ao nuôi

– Nên phủ bạt quanh bờ ao để tránh tình trạng đất bờ ao bị nước mưa rửa trôi

– Quá trình cấp nước nên chọn nguồn nước trong đã lắng trong 15 ngày, đồng thời kết hợp sử dụng lưới lọc các hạt lơ lửng trước khi đưa nước vào ao nuôi.

– Chọn lựa vôi có chất lượng và bón vôi với liều lượng hợp lý. 

  • Cách xử lý ao nuôi bị đục

Ao nuôi đục khiến lượng oxy hòa tan giảm, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của tảo, từ đó tác động tới hệ hô hấp của tôm khiến tôm chậm phát triển. Vậy nên cần xử lý nhanh chóng nếu thấy ao nuôi xuất hiện tình trạng đục, nhưng cũng tùy vào từng nguyên nhân chúng ta có hướng giải quyết khác nhau:

+ Trường hợp ao nuôi đục do yếu tố tự nhiên thì thường là do bùn đất hoà tan, hạt lơ lửng quá nhiều, thì bà con nên thay lại nước ao ngay hoặc sử dụng các chất lắng tụ làm giản lơ lửng  để giảm

+ Trường hợp ao đục do tảo tàn thì bà con nên bón vôi nóng với liều lượng hợp lý để cắt tảo tàn vào ban đêm, sau đó sử dụng chế phẩm sinh học Microbe-Lift AQUA C cân bằng hệ sinh thái ao nuôi. 

+ Nếu ao bị đục do quá nhiều thức ăn dư thừa thì bà con nên thay nước và kết hợp với men vi sinh AQUA C để có hiệu quả xử lý tối ưu.

Xử lý đáy ao bị ô nhiễm

Nguyên nhân bùn đáy xuất hiện

Bùn đáy hình thành chủ yếu từ thức ăn dư thừa, xác chết và chất thải của tôm. Sau một thời gian không kiểm soát các chất hữu cơ sẽ tích hợp và lắng lại tạo thành lớp bùn đáy hôi tanh, ảnh hưởng con người và hệ sinh thái ao nuôi.

Ngoài ra, bùn đáy còn phát sinh bởi các yếu tố sau: 

+ Đất bờ bị xói mòn bởi nước 

+ Ảnh hưởng của vôi, khoáng chất bổ sung xuống ao nuôi

+ Các hạt lơ lửng theo đường cấp nước vào ao nuôi

Phương pháp xử lý bùn đáy

Dưới đây là một số phương pháp xử lý bùn đáy ao nuôi, bà con có thể tham khảo:

  • Làm sạch ao

Khi tiếp nuôi mùa vụ mới, ngư dân nên dọn kỹ càng chất thải của mùa trước. Có thể dùng phương pháp cải tạo khô hoặc cải tạo ướt tùy theo điều kiện môi trường ao nuôi. (phương pháp cải tạo khô hoặc cải tạo ướt sẽ được Biogency đề cập ở phần sau). 

  • Hạn chế dòng chảy của nước gây xói mòn

Khắc phục hiện tượng xói mòn bằng cách xây dựng hệ thống ao nuôi chắc chắn, rửa ao nhiêu lần. Việc này sẽ giúp ao nuôi sạch sẽ, tránh các mầm bệnh cho tôm nuôi.

  • Quản lý lượng thức ăn

Lựa chọn thức ăn chất lượng cao và sử dụng với liều lượng phù hợp để tránh tình trạng dư thừa thức ăn trong ao nuôi. Trường hợp thức ăn kém chất lượng sẽ làm hệ số thức ăn chuyển đổi thịt cao khiến tôm khó tiêu thụ thức ăn, từ đó tăng lượng bùn dưới đáy ao.

  • Đưa chất thải ra khỏi ao nuôi

Một vài biện pháp loại bỏ chất thải ra khỏi ao nuôi như trực tiếp thay nước đáy bằng cách sử dụng hệ thống thoát nước trung tâm hay máy hút bùn.

Men vi sinh Microbe-Lift AQUA SA dạng lỏng chứa quần thể vi sinh vật đa dạng, mang hoạt tính cao, thiết kế chuyên biệt để tăng tốc quá trình phân hủy các chất hữu cơ khó phân hủy, nhờ đó làm tiêu giảm rõ rệt lượng bùn đáy ao nuôi thủy sản.

Xử lý nước ao tôm xuất hiện bọt trắng lâu tan

xử lý nước ao nuôi tôm bọt trắng lâu tan

Nguyên nhân xuất hiện bọt trắng trong ao nuôi

– Hiện tượng bọt trắng ao nuôi tôm hình thành là do lượng khí độc H2S nổi lên tạo bọt bong bóng lâu tan, gây thiếu lượng oxy hòa tan trong ao nuôi. Thường H2S hình thành từ lượng chất thải tích trữ quá lâu dưới đáy ao, khiến tôm khó hô hấp và dễ nhiễm độc. 

– Hiện tượng tảo tàn cũng là nguyên nhân khiến ao tôm có bọt trắng xuất hiện, đây là yếu tố khiến chất lượng nước xấu đi, tạo nên các bọt trắng lâu tan dù có chạy quạt nước.

Cách phòng ngừa

+ Đảm bảo các yếu tố môi trường, quản lý tảo bằng cách vớt tảo thường xuyên.

+ Không để lượng thức ăn tích tụ quá lâu, cắt giảm khoảng 50% lượng thức ăn trong một khoảng thời gian đến khi môi trường nước ổn định.

+ Kết hợp sử dụng chế phẩm vi sinh cân bằng nước ao nuôi thường xuyên là rất cần thiết để giúp nước ao nuôi sạch, màu nước ổn định, hơn nữa là giảm thiểu bệnh gây hại cho tôm.

+ Nếu thấy tôm yếu, hãy bổ sung khoáng, vitamin vào thức ăn để giúp tôm khỏe trở lại.

+ Duy trì quá trình quạt khí diễn ra thường xuyên để cung cấp oxy cho quá trình phân hủy xác tảo

Cách khắc phục:

+ Nếu phát hiện ao nuôi quá nhiều bọt trắng lâu tan cụ thể là khí độc H2S, NH3, thì bà con nên xử lý bằng cách sử dụng men vi sinh hấp thụ khí độc Microbe-Lift AQUA N1 với liều lượng khoảng 500ml/ 5000m3 nước. AQUA N1 có khả năng giảm bớt nồng độ của  khí độc của NH3, NO2, H2S trong ao nuôi hiệu quả.

+ Trực tiếp giảm 50% lượng thức ăn so với những ngày thường, để hỗ trợ quá trình xử lý khí độc

+ Nếu xuất hiện nhiều váng trên mặt nước do tảo tàn thì nên vớt tảo và kết hợp sử dụng men vi sinh xử lý đáy Microbe-Lift AQUA SA để làm sạch môi trường ao nuôi. Bên cạnh đó tăng cường chạy quạt để cung cấp oxy cho tôm. Theo dõi độ kiềm, độ pH trong ao để điều chỉnh cho phù hợp, nếu độ pH thấp cần bón thêm vôi liều lượng phù hợp vào khu vực chất thải tôm tích tụ để đưa độ pH về mức cân bằng, trên 7,5.

3/ Xử lý đáy ao nuôi sau thu hoạch

xử lý nước ao nuôi tôm sau thu hoạch

Có 2 phương pháp xử lý đáy ao là: cải tạo khô và cải tạo ướt (tùy theo điều kiện của ao mà người ta chọn phương pháp cải tạo thích hợp). 

Quy trình cải tạo như sau:

xử lý nước ao nuôi tôm

Phương pháp cải tạo khô

Phương pháp này thường được áp dụng đối với những ao có thể tháo cạn nước, cách cải tạo như sau:

+ Sau khi thu hoạch tôm, bà con tiến hành hút sạch nước ao cũ và tiến hành nạo vét hết lớp bùn nhão bằng máy hút hoặc cách thủ công để đưa toàn bộ chất lắng hữu cơ ra khỏi ao. 

+ Bón vôi dưới đáy (500-1000kg/1ha) và tiến hành xới đều (Cần kiểm tra độ pH đất đáy ao để bón vôi cho phù hợp)

+ Phơi khô khoảng 10 đến 15 ngày rồi tiến hành lấy nước trong qua lưới lọc vào ao.

Phương pháp cải tạo ướt

Phương pháp này áp dụng cho những ao không có điều kiện để tháo cạn nước để phơi đáy, cách cải tạo như sau:

+ Tháo cạn nước ao nuôi hết mức có thể

+ Sử dụng máy bơm nước áp lực để sục đáy ao và tẩy rửa hết chất thải

+ Nước thải bùn được hút sang ao lắng để xử lý

+ Tiến hành bón vôi nung CaO đều khắp bề mặt đáy và cả bờ ao, với lượng vôi phụ thuộc vào độ pH của nước ao. Thông thường bà con nên bón với liều lượng từ 1200 đến 1500 kg/ha với ao có mực nước 10cm, với ao có độ sâu từ 0,5 đến 1m thì sử dụng liều lượng vôi nhiều hơn gấp đôi.

________________________________________

Phía trên là tất tần tật về quy trình xử lý nước ao nuôi tôm mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bà con, hy vọng bà con sẽ áp dụng được những kỹ thuật và kiến thức thực tế trên vào quá trình nuôi tôm của mình. Chúc bà con thành công!Để được tư vấn chi tiết hơn về kỹ thuật xử lý nước ao nuôi tôm bằng các phương pháp sinh học, bà con hãy liên hệ ngay với chúng tôi quá số HOTLINE: 0909 538 514



source https://microbelift.vn/xu-ly-nuoc-ao-nuoi-tom/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cơ sở hình thành và cách tính tỷ số F/M

Quy trình xử lý nước cấp đạt chuẩn hiện nay

Bể lắng sinh học là gì? Vai trò, cách tăng hiệu suất xử lý của bể