Cơ sở hình thành và cách tính tỷ số F/M

Tỷ số F/M là tỷ số giữa lượng thức ăn và lượng vi sinh có trong nước thải, đây là yếu tố quyết định đến tính chất nuôi cấy trong bể sinh học. Đây là tỷ lệ giúp so sánh độ mạnh yếu sau khi tính toán bằng công thức đơn thuần. Để xác định chính xác chất lượng nước thải thì chỉ số F/M chính là một trong những yếu tố không thể bỏ qua. 

F/M là gì? Điều kiện hình thành tỷ số F/M

f/m la gi

Tỷ số F/M là tên viết tắt của Food to Microorganism, được hiểu là thực phẩm cung cấp cho vi khuẩn. Tại bể hiếu khí, tỷ số F/M là lượng thực ăn cung cấp cho vi sinh vật trong quy trình xử lý bằng bùn hoạt tính. Với mỗi loại bùn hoạt tính khác nhau sẽ có chuỗi tỷ lệ F/M khác nhau. 

“F” là ký hiệu đại diện cho chất dinh dưỡng thường là tải trọng BOD5, được tính theo đơn vị kilogram hoặc pound thải ra mỗi ngày.Do chỉ số BOD5 phải mất thời gian 5 ngày để xác định kết quả nên nhiều hệ thống vẫn có thể sử dụng chỉ số COD để có thể thay thế.

“M” được xem là hàm lượng vi sinh vật được và cũng được đo bằng đơn vị kilogram hoặc pound.  “M” bao gồm các vi khuẩn, VSV sống, vi khuẩn hay VSV chết, EPS, các chất hữu cơ bị hấp phụ hay các hạt lơ lửng dễ bay hơi. Vì vậy thông thường người vận hành thường sử dụng MLSS để tượng trưng cho “M” (MLSS ít đòi hỏi về thời gian và thiết bị đo lường hơn các đơn vị khác)

Về góc độ kỹ thuật, việc sử dụng chỉ số F/M sẽ gây bất lợi đến các tham số vận hành. Bởi “F” gồm có nhiều chất khác nhau và có một vài chất dễ phân huỷ hơn các chất còn lại, do đó khi phân tích giá trị F sẽ gặp rất nhiều khó khăn để xác định. Ngoài thông số “M” cũng nằm trong trường hợp tương tự do chất rắn rất dễ bị lọc mất sinh khối. Tóm lại, sai số là điều khó tránh khỏi khi xác định tỉ lệ F/M 

Phương pháp tính tỷ số F/M

f/m la gi

Biến động của tỷ lệ F/M có thể thay đổi theo thời gian, điều kiện vận hành, chế độ xả thải, nhiệt độ môi trường, khí hậu hay yêu cầu chất lượng nước thải cho phép. 

Trong quy trình xử lý bằng bùn hoạt tính, lượng thức ăn “F” được đưa vào với số lượng tải trong nhất định, chẳng hạn như cung cấp BOD bằng cách xả thải thêm lưu lượng vào bể hiếu khí. Tải trọng của BOD (cụ thể là F)  được tính như sau:   

F = Tải trọng BOD = CBOD x MGD x 8,34 = CBOD x LLNT     (1)

Trong đó: 

+ CBOD: Nồng độ BOD (mg/L)

+ MGD: lưu lượng nước thải đầu vào cho một ngày (gallon cho một ngày)

+ LLNT: Lưu lượng nước thải (m3/day)

+ Khối lượng 8.34 pounds cho một gallon nước thải pounds/gallon nước thải trong ngày 

Như đã đề cập ở trên, giá trị “M” được xác định gồm số lượng của chất rắn lơ lửng hòa tan dễ bay hơi. Cụ thể cách tính như sau: 

M = CMLVSS  x MG x 8,34 = CMLVSS  x Vbhk       (2)

Trong đó: 

+ CMLVSS :  Nồng độ chất rắn lơ lửng hòa tan dễ bay hơi (mg/L)

+ MG: Thể tích bể hiếu khí (gallon)

+ Khối lượng 8.34 pounds cho một gallon nước thải pounds/gallon nước thải trong ngày

+ Vbhk: Thể tích bể hiếu khí bơm vào trong ngày (m3/ngày)

Từ (1) và (2) ta có thể xác định tỷ lệ F/M bằng các công thức sau: 

F/M = ( CBOD x MGD) / (CMLVSS x MG) = ( CBOD x LLNT ) / (CMLVSS  x Vbhk )

Hay có thể áp dụng công thức tính sau để tính tỷ số f/m:

cách tính f/m

______________________

Để được tư vấn thêm về cách xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học, xin hãy liên hệ ngay với Biogency qua số HOTLINE: 0909 538 514

Tài liệu tham khảo:

Details on Food to Microorganism Ratio F/M Activated Sludge Systems



source https://microbelift.vn/f-m-la-gi-cach-tinh-ty-so-f-m/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Quy trình xử lý nước cấp đạt chuẩn hiện nay

Bể lắng sinh học là gì? Vai trò, cách tăng hiệu suất xử lý của bể