Mức tiêu thụ các vi sinh vật sinh học (bioflocs) liên quan đến sự phát triển của tôm như thế nào?

Những năm gần đây,  mô hình vi sinh vật sinh học hay công nghệ Bioflocs đã được nhiều bà con nuôi tôm tại áp dụng và đạt hiệu quả, điển hình là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là một trong những công nghệ sinh học theo hướng mới, giúp phát triển ngành nuôi trồng thủy sản nói chung và ngành nuôi tôm công nghiệp nói riêng.

Nếu vẫn chưa biết về Bioflocs và sự liên quan của mức tiêu thụ các vi sinh vật sinh học đến khả năng phát triển của tôm, hãy tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.    

Tìm hiểu về các vi sinh vật sinh học – Bioflocs 

tieu thu cac vi sinh vat sinh hoc 2

Trong ao nuôi tôm luôn tồn tại các vi khuẩn dị dưỡng. Chúng có thể đồng hóa các chất thải hữu cơ và chuyển thành sinh khối của vi khuẩn trong một khoảng thời gian ngắn mà không cần ánh sáng. Nếu được giữ ở trạng thái lơ lửng liên tục trong nước, khi đạt mật độ nhất định, các vi khuẩn sẽ gắn kết với nhau và tạo thành các hạt floc nhỏ.

Trên mỗi hạt floc nhỏ sẽ có rất nhiều các vi sinh vật khác nhau như tảo, nấm, động vật phù du,… Như vậy, Biofloc chính là tập hợp một khối các chất hữu cơ lơ lửng trong nước như các loại vi khuẩn, động vật không xương sống, tảo, xác vi sinh vật và các hạt vật chất cơ trong nước,…

Mỗi một hạt floc sẽ được kết dính với nhau bằng chất nhờn được tiết ra bởi vi khuẩn, các vi sinh vật dạng sợi hay do lực hút tĩnh điện. Các hạt floc được xem là nguồn thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao cho tôm.   

Sự liên quan của mức tiêu thụ các vi sinh vật sinh học (Bioflocs) đến phát triển của tôm 

Nguồn dinh dưỡng mà Bioflocs mang lại là rất cao, tạo điều kiện cho sự phát triển của tôm. Các vi khuẩn dị dưỡng có trong Biofloc đồng hóa nitơ vô cơ từ nguồn bổ sung cacbon hữu cơ. Những vi sinh vật trong hệ thống đều là nguồn cung cấp chất béo và protein quan trọng cho tôm.

Để làm rõ sự liên quan của mức tiêu thụ các vi sinh vật sinh học (Bioflocs) đến sự phát triển của tôm, các nhà nghiên cứu đã tiến hành thí nghiệm với giả thuyết rằng có mối liên quan mật thiết giữa mức độ tiêu thụ các vi sinh vật sinh học (bioflocs) với kích thước của tôm nuôi.

Thí nghiệm được thực hiện thông qua việc đo mức độ tiêu thụ các vi sinh vật sinh học (bioflocs) ở tôm thẻ chân trắng. Mẫu thứ nhất là tôm với kích thước 0,01g, mật độ thả 2000 con/m3 trong giai đoạn ương (40 ngày) và mẫu thứ hai là 0,80g, mật độ thả 400 con/m3 trong giai đoạn nuôi thương phẩm (60 ngày). Có bổ sung thêm mật mía để điều chỉnh tỷ lệ C: N duy trì đạt 6:1. 

Kết quả thí nghiệm cho thấy mức tiêu thụ các vi sinh vật sinh học (bioflocs) phụ thuộc vào kích thước tôm hay mức độ tiêu thụ bioflocs ở mỗi giai đoạn phát triển của tôm sẽ khác nhau . Cụ thể, Bioflocs đóng góp 22 – 43% C và 0 – 43% N trong thành phần dinh dưỡng của thịt tôm ở giai đoạn ương (0,01g), trong khi ở giai đoạn nuôi thương phẩm (0,80g), sự đóng góp của bioflocs thay đổi từ 63 – 100% C và 35–86% N.

Ngoài vai trò là nguồn thức ăn bổ sung cho tôm, bioflocs còn góp phần duy trì chất lượng nước nuôi ở mức tiêu chuẩn và hạn chế sự xâm nhập, lây lan của các vi khuẩn gây bệnh, giúp tôm khỏe mạnh.   

Một số lưu ý khi ứng dụng công nghệ Bioflocs trong ao nuôi tôm 

tieu thu cac vi sinh vat sinh hoc 3

So với nuôi tôm ở điều kiện thường, ứng dụng công nghệ Bioflocs sẽ giúp bà con nuôi tôm đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. Phương pháp này có thể được áp dụng cho cả nuôi tôm thương phẩm và nuôi tôm siêu thâm canh. Khi áp dụng, cần lưu ý một số điểm sau để mang lại hiệu quả: 

  • Công nghệ Bioflocs chỉ phù hợp với ao nuôi tôm lót bạt và cần hạn chế sự trao đổi nước để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh 
  •  Bioflocs tiêu thụ rất nhiều năng lượng và oxy hòa tan để phát triển. Do vậy, ao nuôi cần phải được sục khí liên tục để đảm bảo điều kiện phát triển của chúng. 
  • Đặt quạt nước để giữ các hạt hữu cơ lơ lửng trong nước. Chọn vị trí đặt quạt hợp lý để đảm bảo khả năng tạo khối vi khuẩn
  • Kiểm tra thường xuyên và duy trì hàm lượng C, N trong ao nuôi 
  • Chỉ tiêu nguồn nước: Oxy hòa tan > 4mg/l và ít nhất 60% độ bão hòa; Nhiệt độ 28 – 30 độ C; Độ pH 6.8–8.0
  • Mật độ thả nuôi cao 130-150 PL10/m2  

Bài viết trên đây là những thông tin về các vi sinh vật sinh học (Bioflocs). Bioflocs vừa là nguồn thức ăn bổ sung dinh dưỡng cao cho tôm lại góp phần duy trì chất lượng ao nước và ngăn vi khuẩn gây bệnh cho tôm. Đây là một trong những công nghệ nuôi tôm mới, an toàn sinh học và có khả năng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Vì thế, bà con nuôi tôm có thể tìm hiểu và vận dụng.     

Tài liệu tham khảo:



source https://microbelift.vn/muc-tieu-thu-cac-vi-sinh-vat-sinh-hoc-bioflocs-lien-quan-den-su-phat-trien-cua-tom-nhu-the-nao/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cơ sở hình thành và cách tính tỷ số F/M

Quy trình xử lý nước cấp đạt chuẩn hiện nay

Bể lắng sinh học là gì? Vai trò, cách tăng hiệu suất xử lý của bể