Cách tăng/giảm pH ao tôm hiệu quả cho nhà nông

Nồng độ pH là chỉ số quan trọng cần được theo dõi thường xuyên trong ao nuôi tôm. Khi độ pH biến đổi sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường nước và sức khỏe của tôm. Do vậy, bà con nuôi tôm cần nắm rõ các đặc điểm, ảnh hưởng của độ pH và biết cách tăng/giảm pH ao tôm phù hợp nhằm tránh các thiệt hại cho ao nuôi. 

Chỉ số pH trong ao tôm là gì? Nên duy trì ở mức bao nhiêu? 

Nồng độ pH trong ao tôm là chỉ số đo hoạt động của các ion H+ trong môi trường, thể hiện độ cứng của nước. Giá trị của pH dao động từ 0 đến 14. Nếu pH >  7 thì nước có môi trường kiềm. pH< 7 là môi trường axit. Và pH = 7 là môi trường trung tính. 

Trong ao nuôi tôm, nên duy trì độ pH ở mức 7,5 – 8,5. Cần theo dõi độ pH thường xuyên để phát hiện những biến đổi kịp thời, nếu để pH dao động quá 0,5 đơn vị trong ngày sẽ làm tôm bị sốc. Người nuôi tôm có thể đo độ pH bằng các loại bút đo pH hay máy đo cầm tay, nên đo mỗi ngày ít nhất hai lần vào sáng (6 giờ) và chiều (14 giờ). 

Những nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi pH trong ao nuôi  

tăng/giảm ph ao tôm

Giá trị pH sẽ bị ảnh hưởng bởi hai yếu tố chính, đó là tính chất nền đất và hoạt động của tảo, vi sinh vật trong ao nuôi. 

  • Ở những vùng đất phèn, pH thấp nên làm giảm pH nước. Hơn nữa, nếu gặp mưa nhiều, phèn sẽ bị rửa trôi từ bờ xuống ao, làm giảm pH đáng kể. 
  • Mức độ sử dụng CO2 của tảo và vi sinh vật trong ao nuôi sẽ làm biến đổi độ pH của nước. Tảo quang hợp dựa trên nguyên tắc lấy CO2 vào ban ngày và thải ra lại vào ban đêm làm pH dao động trong ngày. Nếu mật độ tảo trong ao nuôi cao thì pH dao động càng lớn. Tảo nhiều sẽ làm pH cao vào buổi chiều (8,8-9,1). Khi tảo tàn sẽ làm giảm pH trong ao nuôi. Do vậy, cần duy trì sự cân bằng của giữa tảo và vi sinh vật trong ao để ổn định độ pH, nhất là khi nuôi tôm ở vùng có độ mặn thấp hay vào mùa mưa, tảo phát triển dày.

Ngoài ra, sự tồn tại của các khí độc NH4+/ NH3 gây phản ứng nitrat hóa của vi khuẩn và oxy làm giảm kiềm trong nước, gây biến đổi pH.   

Ảnh hưởng của độ pH đến ao tôm  

Khi pH tăng hay giảm đều gây những ảnh hưởng nhất định đến hệ sinh thái ao nuôi và sức khỏe của tôm. 

  • Nồng độ pH quá cao thường sẽ làm trong nước, khó gây màu. pH thấp gây ảnh hưởng đến sự phát triển của tảo và các vi sinh vật trong nước
  • pH tăng dẫn đến nồng độ khí amoniac (NH3) trong nước tăng (Tham khảo quản lý NH3 ao tôm). Và khi pH thấp làm tăng hàm lượng khí hydro sunfua (H2S) (Tham khảo quản lý H2S ao tôm). Đây là hai loại khí độc, cực kỳ nguy hại cho sức khỏe tôm. 
  • Tôm khi sống trong môi trường nước có pH vượt ngưỡng sẽ chậm lột vỏ, suy giảm miễn dịch, stress. Khả năng trao đổi khí ở mang của tôm cũng bị suy yếu, dẫn đến tôm ngạt và nổi đầu. Ngoài ra, khi pH cao cũng sẽ làm giảm hiệu quả trao đổi chất ở tôm, ảnh hưởng đến tiêu hóa.   
  • Trong giai đoạn tôm lột vỏ, nếu pH quá thấp sẽ dễ gây tình trạng tôm dính chân không tách ra khỏi vỏ được  
  • pH biến đổi khiến sức khỏe tôm suy yếu, khả năng miễn dịch kém nên rất dễ bị nhiễm bệnh tồn tại trong ao nuôi. 

Cách tăng/giảm pH ao tôm hiệu quả

tăng/giảm ph ao tôm

Cách giảm pH ao tôm

  • Nếu đo được nồng độ pH trong ao tôm tăng cao vào buổi sáng (pH> 8,3), cần xử lý bằng cách tạt đều đường cát hoặc mật rỉ đường với liều lượng 0,3 kg/1.000 m2 xuống ao. 
  • Kiểm soát chặt chẽ tảo trong ao nuôi, không để tảo phát triển mạnh. Để làm giảm mật độ tảo trong ao nuôi, dùng các chất diệt tảo hoặc edta đồng với liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất . 
  • Chạy quạt nước liên tục để cung cấp đủ oxy cho ao nuôi. Nếu mật độ thả nuôi thưa thì nên duy trì nồng độ oxy hòa tan ở mức 4ppm. Tuy nhiên, nếu mật độ thả nuôi dày cần đảm bảo nồng độ oxy hòa tan 6 – 8ppm. 
  • Nên duy trì độ trong của ao ở mức 30 cm, không nên để dưới 25cm để tránh làm ảnh hưởng đến độ pH.   

Cách tăng pH ao tôm

  • Với những ao nuôi thuộc vùng phèn, người nuôi có thể tăng độ thông thoáng, khoáng hóa lớp bùn đáy ao bằng cách bón vôi và phơi ao. 
  • Theo dõi và kiểm tra chất lượng nước ao thường xuyên. Nên rải vôi tôi Ca(OH)2 xung quanh bờ ao với lượng 10 – 20kg/m2 trước những cơn mưa để hạn chế tình trạng pH giảm đột ngột
  • Nếu muốn tăng pH nhanh, có thể dùng 50 – 100kg Ca(OH)2 hòa tan trong nước thật loãng rồi tạt khắp ao, nên bón khi  trời mát, chiều tối hoặc trời mưa. Sau đó kiểm tra độ pH (tối thiểu 2 giờ sau khi tạt vôi) và có thể tăng liều lượng. 

Trên đây là một số cách tăng/giảm pH ao tôm nhằm giúp bà con quản lý ao nuôi tốt hơn, hạn chế những ảnh hưởng do biến đổi pH gây ra. Trong quá trình, bà con cần chủ động theo dõi các chỉ tiêu nguồn nước thường xuyên nhằm phát hiện kịp thời những biến đổi và có biện pháp xử lý phù hợp. Chúc bà con nuôi tôm thuận lợi, năng suất cao!   

Tài liệu tham khảo:

Quản lý pH trong ao nuôi – Tepbac



source https://microbelift.vn/tang-giam-ph-ao-tom/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cơ sở hình thành và cách tính tỷ số F/M

Quy trình xử lý nước cấp đạt chuẩn hiện nay

Bể lắng sinh học là gì? Vai trò, cách tăng hiệu suất xử lý của bể