Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 11, 2021

Nguyên nhân tôm mềm vỏ và cách phòng tránh tình trạng này

Hình ảnh
Tôm mềm vỏ hay hội chứng LSS – Loose Shell Syndrome  là chứng bệnh xuất hiện khá phổ biến tại các ao nuôi thuỷ sản hiện nay với những biểu hiện phổ biến như vỏ tôm bị mỏng, nhũn, nhăn nheo, quần thể tôm dạt bờ cao và có thể chết rải rác. Đây đây là căn bệnh ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng tôm nuôi và gây thiệt hại nặng nề đến kinh tế nghề nuôi tôm. Bài viết này, Biogency sẽ giúp bà con tìm hiểu kỹ hơn nguồn gốc của căn bệnh này và tìm ra phương pháp phòng ngừa hiệu quả quả nhất, hãy chú ý theo dõi nhé! Nguyên nhân làm tôm bị mềm vỏ Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tôm mềm vỏ, sau đây chúng tôi sẽ phân loại nguyên nhân tôm mềm vỏ theo cơ sở thực tế và nguyên nhân tôm mềm vỏ theo cơ sở khoa học để các bà con nắm rõ. Nguyên nhân khiến tôm bị mềm vỏ theo cơ sở thực tế + Thiếu dinh dưỡng: Tôm thiếu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là canxi và photpho. Khi tôm lột xác để tạo vỏ mới, vỏ mới sẽ cứng trở lại trong vòng 24 giờ, nhưng nếu tôm không được cung cấp đủ các khoáng chất cần thiết

Mô tả và đánh giá về bể tuyển nổi trong hệ thống xử lý nước thải

Hình ảnh
Bể tuyển nổi trong hệ thống xử lý nước thải có chức năng tách và loại bỏ các chất rắn hòa tan ra khỏi chất lỏng theo độ hòa tan của áp suất khí quyển. Trong bài viết này, Biogency sẽ cùng các bạn tìm hiểu kỹ hơn về bể tuyển nổi, cùng với mô tả chi tiết và những đánh giá ưu nhược điểm của công nghệ này. Bể tuyển nổi (DAF) là gì? Bể tuyến nổi trong xử lý nước thải có tên khoa học là Dissolved Air Flotation viết tắt là DAF. Đây là một quá trình xử lý các chất ô nhiễm trong nước thải bằng cách loại bỏ các chất lơ lửng như dầu mỡ, chất rắn không tan, kim loại nặng,…. Việc xử lý được thực hiện bằng cách hòa tan không khí trong nước thải dưới áp suất và sau đó giải phóng không khí ở áp suất khí quyển trong bể tuyển nổi. Không khí thoát ra tạo thành các bong bóng nhỏ bám vào chất lơ lửng làm cho chất lơ lửng nổi lên mặt nước, sau đó nó có thể được loại bỏ bằng thiết bị vớt bọt. Bể tuyến nổi (DAF) gồm có: Tuyển nổi cơ học Tuyển nổi hóa học Tuyển nổi chân không Tuyển nổi áp lực Cơ chế

Nguyên nhân và cách xử lý những bệnh trên vỏ tôm nuôi

Hình ảnh
Bệnh trên vỏ tôm được xuất hiện với những dấu hiệu khác nhau chính là kẻ thù nguy hiểm khiến quá trình nuôi tôm trở nên vô cùng khó khăn. Bài viết này, đội ngũ Biogency sẽ giúp bà con xác định rõ ràng những biểu hiện, nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả những bệnh xuất hiện phổ biến trên vỏ tôm. Hãy cùng theo dõi nhé!   Tôm bị mềm vỏ Hiện tượng mềm vỏ ở tôm nuôi thương xuất hiện phổ biến trong giai đoạn sau khi lột xác, hình thành lớp vỏ biểu bì mới nhưng không cứng lại.  Nguyên nhân của của hiện tượng này chủ yếu là do:  + Độ kiềm trong ao nuôi quá thấp (< 50 ppm) + Thức ăn bổ sung sau khi tôm lột vỏ thiếu khoáng chất (Ca/P) + Các yếu tố tự nhiên như mưa nhiều, nhiệt độ thay đổi cũng ảnh hưởng ít nhiều. + Ao nuôi sử dụng dư thừa hoá chất. Cách phòng trị: + Giữ độ kiềm ở mức trung bình là  120 ppm + Tích cực bổ sung các khoáng chất cần thiết chưa Ca/P và các vitamin tổng hợp vào thức ăn cung cấp cho tôm nuôi + Tình trạng mưa lớn, sau khi xả nước mặt nên cần cung cấp v

Các phương pháp khử photpho trong nước thải phổ biến

Hình ảnh
Hiện nay đa phần nguyên tố photpho đều có mặt trong các hệ thống nước thải đầu ra. Đây được xem là thành phần độc hại cần phải xử lý để nước thải đạt tiêu chuẩn đầu ra. Vậy photpho tồn tại trong nước thải như thế nào? Để khử Photpho trong nươc thải cần ứng dụng những phương pháp gì? Bài viết này hãy cùng Biogency tìm hiểu nhé!     Photpho tồn tại trong nước thải dưới những hợp chất nào? + Phosphat hữu cơ: có thể được phân hủy thành photphat đơn hoặc chất ngưng tụ + Monophosphat: phản ứng hòa tan, tạo muối, tham gia trực tiếp vào phản ứng sinh hóa + Polyphosphat: có thể tạo muối và tham gia phản ứng sinh hóa nhưng ít tan. + Muối photphat: có nguồn gốc từ độ hòa tan thấp của một loại photphat đơn. + Photpho tế bào: Photpho thành phần trong tế bào hoặc dư thừa trong tế bào vi khuẩn Một số cách xử lý photpho trong nước thải: Các kết tủa photpho mang theo các ion nhôm, sắt và canxi thường tạo thành các muối có độ hòa tan thấp, các muối này thường được tách ra dưới dạng chất rắn.

Asen là gì? Làm sao để xử lý nước thải nhiễm Asen?

Hình ảnh
Hiện nay, tình trạng nước thải, nước ngầm, nước cấp,… hay thậm chí là trong nước uống của con người xuất hiện khá nhiều, gây nguy hiểm đến sức khỏe và môi trường sống. Tuỳ thuộc vào mô hình sản xuất hay kinh doanh khác nhau mà chúng ta sẽ ứng dụng phương pháp xử lý nước thải nhiễm Asen khác nhau. Trong bài viết này hãy cùng Biogency tìm hiểu đó là những phương pháp nào nhé! Tìm hiểu về nguồn gốc của Asen trong nước thải Nguyên tố hóa học Asen có độc tính rất cao, nếu tồn tại với hàm lượng lớn trong nước sinh hoạt hoặc nước ngầm, nếu tiếp xúc với liều lượng lớn sẽ dễ ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm asen, nhưng nguyên nhân quan trọng nhất vẫn là sự suy thoái của các tầng chứa nước, phong hóa các lớp khoáng sản chứa asen và chuyển chúng thành asen hòa tan hoặc sinh ra asen trong quá trình sản xuất, nông nghiệp và công nghiệp. Hợp chất asen được chia thành hai loại: Asen hữu cơ: Là một loại asen vô hại đối với cơ thể con người và tồn tại trong n

Quản lý chu kỳ lột xác của tôm thẻ chân trắng

Hình ảnh
Tôm thẻ chân trắng sau khi lột xác sẽ loại bỏ lớp vỏ cũ và hình thành lớp vỏ mới, đây không chỉ là quá trình làm tăng khối lượng, trọng lượng mà còn giúp tôm loại bỏ các mảng bám và làm lành vết thương trên ở râu, móng bò, chân bơi, đuôi và làm mới lớp bên trong của dạ dày để tăng sức đề kháng với vi khuẩn, vi rút gây bệnh. Chu kỳ lột xác của tôm thẻ chân trắng là một quá trình tuần hoàn, lặp đi lặp lại trong suốt vòng đời của nó. Đây là một phần của quá trình chọn lọc tự nhiên, chọn ra những con tôm tốt nhất và loại bỏ những con tôm còn yếu trong ao nuôi. Chu kỳ lột xác của tôm thẻ chân trắng Tôm có lớp vỏ kitin giàu canxi bao bọc cơ thể và tạo thành một lớp bảo vệ chắc khỏe giúp bảo vệ các cơ quan nội tạng. Tuy nhiên, đến một giai đoạn nhất định, tôm sẽ bắt đầu lột xác (tức là lột bỏ lớp vỏ già) để tạo điều kiện cho sự phát triển thể chất, đây là một trong đặc điểm sinh lý đặc trưng của tôm nuôi. Thông thường, tôm sẽ có một chu kỳ lột xác theo từng giai đoạn khác nhau, sau mỗi lần

Biểu hiện khi tôm bị đen mang nguyên nhân và cách khắc phục?

Hình ảnh
Đối với người nuôi tôm, bệnh đen mang không phải là bệnh quá xa lạ, thường gặp ở những ao nuôi tôm mật độ nuôi quá dày hoặc môi trường nuôi kém. Bệnh đen mang có thể làm tôm khó phát triển, thậm chí khiến tôm chết, ảnh hưởng lớn đến năng suất tôm nuôi. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này, Biogency sẽ cung cấp một số chia sẻ kiến ​​thức về phòng chống bệnh đen mang ở tôm qua các bài viết sau đây. Nguyên nhân tôm bị đen mang – Bệnh đen mang là bệnh thường gặp ở tôm tại những ao nuôi có môi trường khắc nghiệt và mật độ dày. Ao nuôi bẩn sẽ làm cho các cặn bẩn bám vào mang tôm, làm mang tôm bị đen. – Hàm lượng cao một số khí độc như NH3, NO2 cũng có thể gây ra hiện tượng đen mang tôm, nhiều trường hợp có thể gây ra hiện tượng đen mang nặng và tỷ lệ chết cao. – Trong ao có hiện tượng đóng rong bởi các động vật đơn bào, vi khuẩn dạng sợi, tảo, nấm và các sinh vật khác bám vào mang và bề mặt cơ thể của tôm. Các sinh vật này tạo điều kiện cho các chất hữu cơ bám vào và làm thay đổi màu sắc của

Cách phòng tránh và xử lý tình trạng giun đỏ trong nước thải

Hình ảnh
Giun đỏ xuất hiện như thế nào trong các hệ thống xử lý nước thải? Làm sao để phòng tránh và xử lý hiện tượng giun đỏ trong nước thải một cách đơn giản nhất? Sau đây hãy cùng Biogency tìm câu trả lời! Tìm hiểu về nguồn gốc của giun đỏ và tác hại của chúng trong hệ thống xử lý nước thải Trong hệ thống xử lý sinh học chứa bùn hoạt tính không lạ lẫm với sự xuất hiện của ruồi Midge. Chúng thường được gọi là Chironomids hoặc giun đỏ khi ở giai đoạn ấu trùng, tương tự như loài muỗi chỉ khác là không có vòi để hút máu. Con đực trưởng thành có thể phân biệt với con cái dựa trên phần râu của chúng. Sau thời gian ngủ đông, chúng sẽ xuất hiện phổ biến vào mùa hè, với mức sinh sản là từ 100 đến 300 mỗi cá thể. Vòng đời của ruồi Midge gồm có bốn giai đoạn (có tuổi thọ trung bình từ 3 – 5 ngày): Trứng: Ruồi Midge cái trưởng thành sinh sản thành trứng Ấu trùng : Khối trứng hình thành trong hệ thống xử lý nước thải nở thành ấu trùng Thành trùng :Trứng tạo thành ấu trùng giun đỏ Côn trùng : Gi

Những lưu ý khi sử dụng chất diệt khuẩn ao tôm

Hình ảnh
Việc sử dụng chất diệt khuẩn, khử trùng trong ao nuôi tôm để phòng, chống dịch bệnh là rất cần thiết, nhưng nếu vô tình sử dụng quá liều lượng hoặc không đúng cách sẽ rất nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng của tôm. Bài viết này hãy cùng Biogency tìm hiểu về cách sử dụng cũng như những lưu ý quan trọng khi dùng chất diệt khuẩn ao tôm, giúp bà con xử lý hiệu quả sự xuất hiện của mầm bệnh trong ao nuôi hiện nay. Tổng quan về mầm bệnh trong ao nuôi tôm Nguyên nhân gây mầm bệnh thường là do sự xuất hiện của Vi rút, Vi khuẩn, Fungi, Ký sinh trùng,… Các yếu tố sinh học như hệ vi sinh vật có trong ao và chất lượng nước ao đóng một vai trò trong tính nhạy cảm của tôm đối với mầm bệnh.  Một số loại bệnh phổ biến gây ảnh hưởng đến tôm nuôi:  Bệnh đốm trắng (WSD);  Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND); Bệnh phân trắng (WFD);  Bệnh đầu vàng (YHV);  Bệnh hoại tử gan tụy do vi khuẩn (NHPB) hay bệnh đốm đen …. Cơ chế lây bệnh có thể xuất phát lây lan từ cơ