Biểu hiện khi tôm bị đen mang nguyên nhân và cách khắc phục?
Đối với người nuôi tôm, bệnh đen mang không phải là bệnh quá xa lạ, thường gặp ở những ao nuôi tôm mật độ nuôi quá dày hoặc môi trường nuôi kém. Bệnh đen mang có thể làm tôm khó phát triển, thậm chí khiến tôm chết, ảnh hưởng lớn đến năng suất tôm nuôi. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này, Biogency sẽ cung cấp một số chia sẻ kiến thức về phòng chống bệnh đen mang ở tôm qua các bài viết sau đây.
Nguyên nhân tôm bị đen mang
– Bệnh đen mang là bệnh thường gặp ở tôm tại những ao nuôi có môi trường khắc nghiệt và mật độ dày. Ao nuôi bẩn sẽ làm cho các cặn bẩn bám vào mang tôm, làm mang tôm bị đen.
– Hàm lượng cao một số khí độc như NH3, NO2 cũng có thể gây ra hiện tượng đen mang tôm, nhiều trường hợp có thể gây ra hiện tượng đen mang nặng và tỷ lệ chết cao.
– Trong ao có hiện tượng đóng rong bởi các động vật đơn bào, vi khuẩn dạng sợi, tảo, nấm và các sinh vật khác bám vào mang và bề mặt cơ thể của tôm. Các sinh vật này tạo điều kiện cho các chất hữu cơ bám vào và làm thay đổi màu sắc của mang tôm.
– Trong điều kiện pH thấp, và có nhiều ion kim loại nặng, chẳng hạn như sắt, nhôm, muối của các kim loại này tích tụ trên mang của tôm, làm cho nó có màu đen.
-Khi mang tôm bị nhiễm vi khuẩn hoặc nấm Fusarium, sắc tố melanin cũng sẽ xuất hiện làm cho mang tôm bị đen. Khi tôm bị nhiễm nấm Fusarium sẽ chỉ quan sát thấy mang của tôm bị nhiễm bệnh dưới kính hiển vi. Nấm Fusarium được tìm thấy rộng rãi trong nước ngọt, nước mặn và đất cho nên tất cả các loài tôm nuôi đều dễ bị nhiễm loài nấm này. Tuy tôm sú và tôm thẻ chân trắng có khả năng kháng nấm tương đối nhưng một khi đã bị bệnh thì rất khó chữa trị.
– Ngoài ra có nghiên cứu cho rằng, loài ký sinh trùng đơn bào “Hyalophysa chattoni” cũng là nguyên nhân gây ra bệnh đen mang trên tôm
-Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng tôm thẻ chân trắng cũng có thể chuyển sang màu đen do ký sinh trùng (Hyalophysa chattoni).
Tham khảo: Các bệnh đường ruột ở tôm và cách phòng tránh
Biểu hiện bệnh đen mang ở tôm
– Mang và mô nối giữa mang với cơ thể tôm có màu nâu hoặc đen. Khi phần phụ bộ bị nhiễm trùng nặng, thì chân và đuôi cũng sẽ có màu đen.
– Tôm nổi đầu do thiếu oxy, lười bơi trên mặt nước và bị trôi dạt vào bờ.
– Ăn ít lại, chậm lớn, và chết sau khi bổ sung các thành phần khác .
– Khi bệnh nặng, mang tôm sẽ bị vi khuẩn, nấm hoặc động vật nguyên sinh ký sinh phá hủy.
– Mang đen sẽ làm tăng số lần lột xác để tôm loại bỏ các mang bị hư, nhưng việc nhiễm trùng sẽ nhanh chóng tái phát và tiếp tục làm đen mang. Bệnh đen mang khiến tôm suy yếu nhanh chóng, chậm lớn và khả năng chống chịu kém (Frede et al., 2015).
– Khi tôm trong ao bị bệnh thì đáy ao cũng yếu khí, nhiều bùn đen, tảo dày, khí độc cao. Đặc biệt bệnh đen mang ở tôm thường xuất hiện trong ao nuôi có mật độ con giống cao, sục khí không đủ, không thay nước, ít sử dụng vi sinh xử lý đáy.
– Khi tôm trong ao bị bệnh này thường sẽ có trường hợp đáy ao bị yếm khí, nhiều bùn đen, tảo dày, khí độc cao. Đặc biệt, bệnh đen mang của tôm thường xuất hiện ở những ao nuôi mật độ giống cao, không đủ thông thoáng, không thay nước thường xuyên và ít sử dụng vi sinh xử lý đáy ao.
Cách phòng bệnh tôm bị đen mang
– Chọn lọc con giống kỹ càng trước khi thả vào ao nuôi, nên kết hợp công nghệ sinh học để quá trình nuôi an toàn hơn. (Tham khảo cách chọn tôm giống)
– Vệ sinh kỹ lưỡng ao trước khi tiến hành thả tôm. Nếu có thể, nên thiết kế các hố xi phông để thu bùn trong ao và hút đáy ao thường xuyên.
– Lọc nước cẩn thận và lắng kỹ trước khi cấp vào ao, sử dụng chất diệt khuẩn để diệt các vật chủ trung gian mang mầm bệnh vào ao nuôi.
– Điều chỉnh mật độ nuôi phù hợp với trình độ và kỹ thuật nuôi.
– Sử dụng mật rỉ đường, BKC để kiểm soát tảo trong ao để tránh tảo bị phá hủy trên diện rộng, duy trì độ pH trong ao luôn luôn ở mức ổn định.
– Quản lý hợp lý lượng thức ăn hàng ngày của tôm, tránh tình trạng dư thừa, nên trộn chung với thức ăn vitamin C cung cấp cho tôm
– Sục khí liên tục để tăng hàm lượng oxy phân hủy chất hữu cơ và chất độc. Ngoài ra nên kết hợp bổ sung men vi sinh định kỳ để làm sạch nước ao nuôi và khử khí độc hiệu quả. Sau đây là gợi ý cho bà con 2 dòng men sinh thích hợp nhất:
- Microbe-Lift Aqua C: Men vi sinh làm sạch nước ao, hỗ trợ cho quá trình phân huỷ các chất hữu cơ ô nhiễm trong ao nuôi, hỗ trợ ức chế các vi khuẩn gây bệnh trên nuôi
- Microbe-Lift Aqua N1: Men vi sinh giúp bạn phòng ngừa tối đa việc xuất hiện khí độc xuất hiện trên ao nuôi, giảm bớt nồng độ khí độc NH3, NO2, H2S khi chúng xuất hiện, bên cạnh đó cấp cứu ngay cho tôm khi bị thiếu oxy, nổi đầu do sự tích tụ khí độc quá cao.
Cách chữa bệnh tôm bị đen mang
Với mỗi nguyên nhân khác nhau, sẽ có cách để xử lý tình trạng tôm bị đen mang khác nhau do đó khi có hiện tượng bệnh lý phát triển, người nuôi cần tìm hiểu kỹ lưỡng nguồn gây ra bệnh.
– Ao nuôi ô nhiễm gây đen mang: do thức ăn quá nhiều, tảo chết, trong ao có nhiều chất hữu cơ ô nhiễm, dưới đáy ao có nhiều mùn bã hữu cơ, nitrit, nitrat và khí độc,… ta xử lý như sau:
- Tiến hành xi phong đáy ao và sử dụng yucca, zeolite để dễ dàng hấp thụ khí độc
- Kết hợp sử dụng men vi sinh Microbe-Lift Aqua C và Aqua N1 với liều lượng cao để phân huỷ chất hữu cơ ô nhiễm và khí độc tích tụ
- Bổ sung thêm Vitamin C vào thức ăn cho tôm nuôi
-Nếu do vi khuẩn và nấm đen mang thì cần: Dùng hóa chất diệt khuẩn nước ao nuôi như BKC để diệt vi khuẩn, và sử dụng iodine liều cao để diệt vi khuẩn và nấm; sau 3 ngày kể từ khi nuôi thì mới bắt đầu nuôi cấy men vi sinh có lợi cho ao nuôi.
– Còn khi do pH của nước thấp, nếu trong nước có nhiều ion kim loại nặng (nhôm, sắt) thì có thể dùng vôi để tăng pH, liều lượng 20kg/1000m3 nước, ngoài ra cũng có thể dùng natri thiosunfat để hấp thụ kim loại nặng.
Tham khảo: Các bệnh phổ biến ở tôm và cách điều trị
________________________
Mong rằng qua những chia sẻ về bệnh tôm bị đen mang phía trên, có thể giúp bà con có thể nhanh chóng phát hiện ra bệnh và có biện pháp xử lý kịp thời, tránh thiệt hại lớn về kinh tế. Ngoài ra để được tư vấn thêm về cách xử lý nước ao nuôi bằng phương pháp sinh học xin hãy liên hệ ngay với Biogency qua Hotline: 0909 538 514
Tài liệu tham khảo:
- Phân lập và xác định đặc điểm của vi khuẩn gây bệnh đen mang ở tôm thẻ chân trắng – Tổng cục thủy sản
- MANUAL ON POND CULTURE OF PENAEID SHRIMP (fao.org)
- https://gacoast.uga.edu/research/major-projects/black-gill/
source https://microbelift.vn/tom-bi-den-mang/
Nhận xét
Đăng nhận xét