Xử lý nước thải bằng phương pháp hấp phụ

Xử lý nước thải bằng phương pháp hấp phụ hiện nay ngày càng trở nên phổ biến hơn trong việc lọc sạch nước thải bị ô nhiễm. Các loại nước thải khác nhau như nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt hầu hết đều chứa nhiều loại chất hữu cơ, không thể xử lý triệt để bằng các phương pháp khác. Phương pháp hấp phụ có hiệu quả xử lý cao, chi phí đầu tư thấp và dễ vận hành. Tại sao phương pháp này được đánh giá tốt như vậy? Hãy cùng Biogency tìm hiểu chi tiết qua bài viết này nhé!

Vật liệu được sử dụng trong phương pháp hấp phụ

Xử lý nước thải bằng phương pháp hấp phụ

Quá trình hấp phụ giúp loại bỏ các tạp chất từ ​​nguồn nước đã qua sử dụng, sau đó được thải ra môi trường và tái sử dụng. Hấp phụ vật lý và Hấp phụ hóa học là hai phương pháp thường được áp dụng:

-Hấp phụ vật lý: Do lực liên kết giữa các hạt, các hạt khí sẽ bị hấp phụ trên bề mặt tùy theo từng loại chất hấp phụ. Quá trình này tỏa nhiệt và lượng nhiệt tỏa ra phụ thuộc vào cường độ của lực liên kết giữa các phân tử.

-Hấp phụ hóa học: Chất khí sẽ bị hấp phụ do phản ứng hóa học với vật liệu bị hấp phụ, lúc này lực liên kết giữa các phân tử mạnh hơn hấp phụ vật lý. Do đó, nhiệt lượng tỏa ra sẽ lớn hơn và cần nhiều năng lượng hơn.

Hấp phụ được ứng dụng phổ biến trong ngành công nghiệp hóa chất và môi trường để giúp hấp phụ các tạp chất, loại bỏ chất ô nhiễm có hại gây ảnh hưởng đến các quy trình xử lý phía sau. Với các chất hấp phụ thường được sử dụng là:

Chất hấp phụ Đặc tính Ứng dụng Ưu điểm Nhược điểm
Than hoạt tính Bề mặt kỵ nước hấp phụ các CHC trong nước thải và không khí Tách các chất ô nhiễm có gốc hữu cơ Giá rẻ, dùng trong xử lý môi trường Khó tái sinh nếu bị đóng cặn, có thể bắt cháy khi tái sinh
Silicalite Bề mặt kỵ nước, đặc trưng hấp phụ tương tự than hoạt tính Tách các CHC từ dòng khí Có thể đốt bỏ dễ hơn than hoạt tính Giá thành cao hơn than hoạt tính
Chất hấp phụ cao phân tử Thường là copolymer của styren/ divinylbenzen Tách các CHC từ dòng khí Không gặp vấn đề đóng cặn như than hoạt tính Giá cao hơn than hoạt tính
Chất hấp phụ sinh học Bùn hoạt hóa trên  màng xốp Tách các CHC khỏi dòng thải Không cần tái sinh Tỉ lệ tách thấp hơn các chất hấp phụ

Cơ chế xử lý nước thải bằng phương pháp hấp phụ

Xử lý nước thải bằng phương pháp hấp phụ

Xử lý nước thải hấp phụ là một quá trình trong đó các thành phần ở thể khí được chuyển thành các pha lỏng, các thành phần này sẽ bị hòa tan khi chúng tiếp xúc với nhau. Sự hấp phụ chỉ xảy ra khi các phân tử của chất hấp phụ (rắn, lỏng hoặc chất tan) hoạt động ở nhiệt độ cao và bị hấp phụ lên bề mặt xốp. 

Phương pháp hấp phụ được hiểu là cách thu thập chất bám bẩn trên bề mặt giữa pha lỏng và pha rắn. Sự hấp phụ bị ảnh hưởng bởi hai lực chính sau:

  • Lực giữa chất tan và chất lỏng
  • Lực giữa chất tan và chất hấp phụ

Khi lực hút của bề mặt cacbon lớn hơn lực hút của chất lỏng thì sẽ xảy ra quá trình hấp phụ. Có hai thành phần chính trong quá trình hấp phụ đó là:

  • Vật liệu hấp thụ: chỉ xảy ra giữa chất rắn và chất lỏng
  • Chất hấp phụ: khí, chất tan hoặc chất lỏng được hấp phụ trên bề mặt

Quá trình xử lý nước thải với phương pháp hấp phụ sẽ trải qua 3 giai đoạn sau:

  • Giai đoạn 1: Vận chuyển chất hấp phụ lên bề mặt hấp phụ.
  • Giai đoạn 2: Chất hữu cơ được hấp phụ hoàn toàn
  • Giai đoạn 3: Chuyển hóa chất hữu cơ, chất khí ô nhiễm

Lợi ích của việc xử lý nước thải bằng phương pháp hấp phụ

Xử lý nước thải bằng phương pháp hấp phụ

Có rất nhiều cách để xử lý nước thải khác nhau nhưng hầu hết chúng đều không thể lọc nước thải đến mức hoàn hảo. Giải pháp tốt nhất là xây dựng và lắp đặt hệ thống xử lý nước thải hấp thụ. Sử dụng cơ chế lịch linh hoạt, việc lọc nước sẽ không tốn quá nhiều thời gian và công sức, bởi hệ thống lọc nước đã được trang bị đầy đủ, mang tính linh hoạt cao.

Xử lý nước thải thường xuyên sẽ giúp đảm bảo lượng nước cấp thiếu hụt hiện nay và sử dụng tối đa nguồn nước sạch hàng ngày. Ngoài ra, phương thức này còn giúp cho các hoạt động sản xuất khác không bị đình trệ và nâng cao hiệu quả kinh tế.

Môi trường nước bị tàn phá nặng nề, vấn đề ô nhiễm ngày càng được quan tâm. Các phương pháp xử lý nước thải thông thường chỉ có thể loại bỏ một số chất thải lớn chứ không thể loại bỏ hoàn toàn các tạp chất trong nước, đặc biệt là nước thải ở các khu công nghiệp. Hệ thống xử lý nước thải áp dụng phương pháp hấp thụ giúp loại bỏ hầu hết các tạp chất có trong nước, đảm bảo an toàn môi trường.

Tham khảo: Xử lý nước thải bằng than hoạt tính

____________________

Với những chia sẻ trên mong rằng sẽ cho bạn có thêm những kiến thức mới về cách xử lý nước thải bằng phương pháp hấp phụ. Đặc biệt là giúp bạn dễ dàng ứng dụng hiệu quả phương pháp này trong hệ thống xử lý nước thải của mình. Ngoài ra, để được tư vấn thêm về các phương pháp xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học xin hãy liên hệ ngay với Biogency theo Hotline: 0909 538 514



source https://microbelift.vn/xu-ly-nuoc-thai-bang-phuong-phap-hap-phu/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cơ sở hình thành và cách tính tỷ số F/M

Khí Biogas là gì? Cơ chế hình thành và ứng dụng khí Biogas trong thực tiễn

Bể lắng cát trong xử lý nước thải