Nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng tôm rớt đáy

Tôm rớt đáy là hiện tượng thường gặp ở các ao nuôi tôm thương phẩm. Đây cũng là vấn đề mà các bà con nuôi tôm rất quan tâm hiện nay. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này? Làm thế nào để khắc phục hiện tượng tôm bị rơi đáy? Bài viết dưới đây Biogency sẽ giúp bà con giải đáp tất cả những thắc mắc trên, hãy cùng theo dõi nhé!

1. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tôm rớt đáy

tôm rớt đáy

Hiện tượng ao nuôi rớt đáy ảnh hưởng bởi những lý do chính sau đây:

  • Tôm bị các loại bệnh nấm (Tham khảo: Những bệnh trên tôm do vi khuẩn)
  • Tôm không được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết dẫn đến suy nhược và chết dần.
  • Tôm gặp điều kiện môi trường không thuận lợi, nhiều khí độc như H2S, NH3, NO2, v.v.
  • Mật độ tôm quá dày: Khi mới bóc vỏ, thịt tôm còn mềm, tôm bị va chạm vào nhau khiến chúng bị rớt đáy.
  • Ao nuôi xuất hiện tình trạng tảo tàn, sụp tảo
  • Ao thiếu oxy: Tôm khi lột xác cần rất nhiều oxy vì vậy nếu tôm không đảm bảo đủ oxy để thở trong quá trình này thì rất dễ rơi xuống đáy. (Tham khảo cách quản lý oxy ao tôm)
  • Môi trường nước ao nuôi ô nhiễm, chất lượng nước ao nuôi thấp
  • Thông thường, tỷ lệ khoáng chất, pH và độ kiềm này thường được tìm thấy ở vùng nước có độ mặn thấp hoặc ở tôm trong mùa mưa được nuôi ở vùng nhiễm phèn. Sau mỗi trận mưa, độ pH giảm xuống khiến tôm rơi xuống đáy. (Tham khảo cách xử lý ao tôm khi trời mưa)

2. Những cách khắc phục tình trạng tôm rớt đáy

2.1. Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết cho tôm

Để tôm không rớt đáy, người nuôi cần đảm bảo tôm được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và khoáng chất, đặc biệt là trong giai đoạn lột xác. Tôm bình thường bắt đầu lột xác từ 22 giờ đến 2 giờ sáng. Còn với tôm thẻ chân trắng thì chúng thường lột xác mỗi khi no.

Vì vậy, giai đoạn này người nuôi tôm cần chú ý cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và khoáng chất để giúp tôm đẩy nhanh quá trình cứng vỏ và giúp tôm tránh được nhiều nguy cơ khiến tôm bị rơi đáy.

Để đảm bảo tôm lột xác, tăng trưởng bình thường và tỷ lệ sống cao, các yêu cầu về Ca2+, K+ và Mg2+ được đáp ứng một phần. Tuy nhiên, nếu tôm sống trong môi trường có độ mặn dưới 4‰ thì bổ sung thêm 5 – 10 mg K*/l và 10 – 20 mg Mg2+/ 1. Quá trình nuôi nên duy trì tỷ lệ Na: K là 28:1 và tỷ lệ Mg:Ca là 3,1:1

2.2. Ổn định chất lượng nước và làm sạch đáy ao nuôi tôm

Trong môi trường nước ao nuôi bị ô nhiễm, tảo dưới đáy thường phát triển mạnh và các vi sinh vật chết tích tụ dưới đáy ao. Tại thời điểm đó, các bùn hữu cơ này bị phân hủy, dẫn đến số lượng vi khuẩn và độc tố tăng lên.

Trong quá trình lột xác, chúng ẩn náu dưới đáy ao rồi tiếp xúc với khu vực ô nhiễm này. Vì vậy, trong quá trình lột vỏ tôm rất dễ bị nhiễm nhiều bệnh do ô nhiễm môi trường nước hoặc do chấn động môi trường ở tầng đáy của tôm.

Nếu ao nuôi vẫn bị ô nhiễm nghiêm trọng thì dịch bệnh của tôm sẽ khó cải thiện, tỷ lệ sống của tôm giảm, tỷ lệ chết đáy của tôm tăng cao. Để hạn chế, các chủ nuôi tôm cần ổn định chất lượng nước và vệ sinh đáy ao nuôi tôm của mình.

Để làm sạch môi trường nước, có thể sử dụng men vi sinh xử lý nước ao nuôi. Đồng thời, chủ nuôi tôm cần bố trí đủ quạt sục khí và đặt ở vị trí thích hợp để nước trong ao nuôi chảy liên tục và luân chuyển đồng đều. 

2.3. Tăng độ pH cho ao nuôi tôm

Hiện nay, có nhiều cách để tăng độ pH cho ao nuôi tôm. Tuy nhiên, không phải phương pháp nào cũng mang lại hiệu quả như nhau. Vì vậy, chúng tôi đã tổng hợp một số phương pháp nâng cao giá trị pH trong ao nuôi tôm để các bạn tham khảo, cụ thể như sau:

  • Đối với vùng nước phèn, ao không bao giờ được quá khô, nên rải vôi để ổn định độ pH.
  • Trước khi mưa lớn, bà con nên rắc 10-20kg/m2 vôi Ca (OH) 2 xung quanh ao để tránh pH giảm đột ngột.
  • Để tăng nhanh độ pH trong ao, bà con bón lót từ 50 đến 100kg Ca(OH)2 hòa tan trong nước vào những ngày mát, chiều muộn hoặc những ngày mưa.

Tham khảo: Cách tăng giảm ph ao tôm

2.4 Cung cấp oxy cho ao nuôi tôm

Để cung cấp oxy cho ao nuôi tôm, các bạn có thể sử dụng tảo để cung cấp oxy cho ao nuôi tôm. Để sử dụng phương pháp này, các bạn có thể bổ sung bột ngũ cốc, bột cá để tăng số lượng tảo cho ao nuôi tôm

Ngoài ra, các bạn cũng có thể sử dụng máy quạt nước tạo oxy hoặc hệ thống sục khí đáy cho các ao nuôi tôm. Đây là một giải pháp tuyệt vời nhằm tạo oxy cho cả ao nuôi tôm ao bạt hay ao đất.

Có thể gây tảo để cung cấp oxy cho ao nuôi tôm, để ứng dụng phương pháp này bạn cần kiểm soát ao nuôi thường xuyên để tránh khỏi tình trạng ao nuôi phát triển quá mức. Bà con nên sử dụng quạt nước hoặc hệ thống sục khí đáy thường xuyên cho ao nuôi. Đây là một giải pháp tuyệt vời duy trì lượng oxy hòa tan (DO) và duy trì lượng tảo. 

2.5 Nuôi tôm với mật độ vừa phải

Khi nuôi tôm với mật độ quá dày, sẽ rất dễ khiến cho tôm bị rớt đáy do trong quá trình lột cho nên khi thả tôm, bà con cần chú ý tính toán mật độ vừa phải, không nên nuôi mật độ quá dày. Chẳng hạn như mật độ nuôi tôm thẻ chân trắng phụ thuộc vào điều kiện ao nuôi, độ sâu và phương thức nuôi, cụ thể:

+ Đối với mô hình nuôi bán thâm canh: ao có độ sâu dưới 1m thả với mật độ 10 – 15 con/m².

+ Đối với mô hình nuôi thâm canh: ao sâu trên 1,2 m thả với mật độ 45-60 con/m².

+ Trong trường hợp thả tôm với mật độ cao, ao có độ sâu từ 1,4m trở lên nên thả với mật độ 200-250 con/m2.

2.6 Phòng ngừa hiện tượng sụp tảo, tảo tàn ở ao nuôi tôm

Để tránh điều này xảy ra, bạn cần sử dụng thức ăn cho tôm chất lượng tốt, kiểm tra mức tiêu thụ thức ăn của tôm, sau đó điều chỉnh liều lượng thức ăn phù hợp cho tôm. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng men vi sinh để bổ sung vi khuẩn tốt giúp hạn chế tảo phát triển. Từ đó tạo môi trường tốt cho sự tồn tại và phát triển của tôm.

Để kiểm soát môi trường ao nuôi tốt nhất, tránh hiện tượng tảo tàn, sụp tạo ảnh hưởng đến tôm nuôi thì loại men vi sinh phù hợp bà con có thể sử dụng đó là Microbe-Lift AQUA C. Với quần thể vi sinh vật nuôi cấy dạng lỏng, độ hoạt tính cao, giúp phân hủy chất bài tiết và thức ăn thừa của tôm, xử lý và làm sạch nước ao nuôi, tạo môi trường giúp tôm cá tăng sức đề kháng và duy trì sự phát triển của tảo.

3. Sử dụng men vi sinh Microbe-Lift để phòng ngừa tôm rớt đáy

tôm rớt đáy

Sử dụng men vi sinh là một giải pháp hiệu quả để hạn chế tình trạng tôm bị rớt đáy. Cụ thể men vi sinh Microbe-Lift Aqua N1 kiểm soát khí độc và Microbe-Lift Aqua C giúp định môi trường ao nuôi:

  • Men vi sinh Microbe-Lift Aqua N1 giúp kiểm soát khí độc H2S, NH3, NO2,v.v tránh tình trạng tôm nuôi gặp phải khí độc làm chúng bị rớt đáy. 
  • Tình trạng tảo tàn, sụp tảo, môi trường ao nuôi ô nhiễm và chất lượng nước ao nuôi kém,… khiến tôm nuôi thiếu oxy để hô hấp dẫn đến dễ bị rớt đáy -> Để khắc phục tình trạng này thì men vi sinh Microbe-Lift Aqua C cần được sử dụng để ổn định tối ưu môi trường ao nuôi, hỗ trợ tôm phát triển. 

Tham khảo: Tôm bị rớt, phân lỏng, có mùi tanh

——————————–

Biogency hy vọng rằng, bài viết trên sẽ giúp cho bà con có thể giải đáp được các thắc mắc về tình trạng tôm bị rớt đáy. Để được tư vấn chi tiết hơn về các phương pháp xử lý nước ao nuôi theo công nghệ sinh học, xin hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo Hotline: 0909 538 514



source https://microbelift.vn/tom-rot-day/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cơ sở hình thành và cách tính tỷ số F/M

Quy trình xử lý nước cấp đạt chuẩn hiện nay

Bể lắng sinh học là gì? Vai trò, cách tăng hiệu suất xử lý của bể