Chủng vi sinh Clostridium trong Microbe-Lift IND có khả năng xử lý nước thải như thế nào?

Chủng Clostridium có tên bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp đó là κλωστήρ, có nghĩa là trục quay, là các chủng trực khuẩn Gram dương thuộc họ Firmicutes. Đây là những vi khuẩn kỵ khí bắt buộc có thể sinh sôi nảy nở khi môi trường không thuận lợi. Để hiểu thêm về loại vi sinh này  có khả năng xử lý nước thải như thế nào trong thực tế, hãy cùng theo dõi chi tiết bài viết dưới đây nhé!

Giới thiệu về các chủng sinh học có trong chế phẩm sinh học Microbe-Lift IND

Chủng vi sinh Clostridium

Microbe-Lift IND là dòng sản phẩm cốt lõi để xử lý nước thải theo phương pháp sinh học, có những tính năng vượt trội mà ít sản phẩm nào trên thị trường có được:

– Chứa 13 chủng vi sinh vật đặc biệt để xử lý nước thải hữu cơ

Microbe-Lift IND là một trong những dòng sản phẩm đa dạng nhất về chủng vi sinh trên thị trường xử lý nước thải. Có 13 chủng chuyên biệt như sau:

+ Bacillus amyloliquefaciens

+ Bacillus licheniformis

+ Bacillus subtilis

+ Clostridium butyricum

+ Clostridium sartagoforme

+ Desulfovibrio vulgaris

+ Desulfovibrio aminophilus

+ Geobacter lovleyi

+ Methanomethylovorans hollandica

+ Methanosarcina barkeri

+ Pseudomonas citronellolis

+ Rhodopseudomonas palustris

+ Wolinella succinogenes.

Các chủng vi sinh vật nêu trên hoạt động khác nhau, cùng tồn tại và phân hủy các chất ô nhiễm. Bên cạnh đó là những đặc tính nổi bật sau:

– Dạng lỏng, kích hoạt nhanh, đảm bảo 100% khả năng hoạt động của vi sinh vật

Microbe-Lift IND do Viện Nghiên Cứu Sinh Thái Hoa Kỳ (Ecological Laboratories), được nghiên cứu phát triển và sản xuất ở dạng lỏng, đóng gói trong chai nhựa (gallon và quarter).

– Đối với các chủng đã được phân lập và sản xuất ở dạng lỏng, vi sinh vật có trong Microbe-Lift IND hoạt động mạnh gấp 5 – 10 lần so với vi sinh thông thường, giúp giảm thời gian xử lý tạp chất do bỏ qua giai đoạn kích hoạt từ bào tử trở thành vi sinh vật.

– Khả năng chịu được độ mặn lên đến 40‰ (khoảng 4%):

Không giống như nhiều chế phẩm vi sinh khác trên thị trường xử lý nước thải, Microbe-Lift IND chứa vi sinh có khả năng hoạt động ở độ mặn đến 40‰, mở rộng khu vực xử lý nước thải ở những vùng nước thải nhiễm mặn hoặc nơi nước thải đầu vào có độ mặn cao.

– Thích nghi tốt với cả 3 môi trường: hiếu khí, kỵ khí và tùy nghi:

Dù là môi trường nước thải giàu oxy (hiếu khí), môi trường không oxy (kỵ khí) hay môi trường ít oxy (thiếu khí) thì chủng vi sinh trong Microbe-Lift IND đều hoạt động tốt và xử lý các chất bẩn một cách nhanh chóng. Sản phẩm này đặc biệt thích hợp để xử lý nước thải chứa BOD, COD và TSS trong bể hiếu khí.

Tổng quan về chủng vi sinh Clostridium trong Microbe-Lift IND

Chủng vi sinh Clostridium

Chủng Clostridium của Microbe-Lift IND bao gồm 2 loại vi sinh có độ hoạt tính cao, cụ thể là Clostridium butyricum và Clostridium sartagoforme:

+ Clostridium butyricum: Là chất đệm, có chức năng lên men chuyển hóa, tăng sản xuất axit butyric, giúp đẩy nhanh quá trình xử lý chất ô nhiễm.

+ Clostridium sartagoforme: một loại vi khuẩn kỵ khí gram dương, có thể tạo ra bào tử. Clostridium sartagoforme có thể sử dụng nhiều loại đường và rượu khác nhau như fructose, galactose, sorbitol và inositol. Loại vi khuẩn này có khả năng chống stress tốt, có thể phân hủy chitin và nhiều loại monosaccharid và polysaccharid bao gồm cellulose.

Chức năng chính của các chủng Clostridium trong Chế phẩm sinh học Microbe-Lift IND:

+ Giúp thúc đẩy quá trình phân hủy sinh học nhanh chóng.

+ Phân hủy các thành phần đặc trưng như dầu mỡ, cellulose,… hoặc xử lý riêng các loại nước thải điển hình có chứa: dầu mỡ, độ mặn cao,…

Chủng Clostridium của Microbe-Lift IND ảnh hưởng đến khả năng phân hủy thành phần nào?

Chủng vi sinh Clostridium

Các chủng Clostridium trong Microbe-Lift IND thuộc hệ vi khuẩn kỵ khí được sử dụng để xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học kỵ khí. Đây là phương pháp cơ bản của công nghệ sinh học để xử lý nước thải. Tức là dựa vào hoạt động của các vi sinh vật, các chất hữu cơ và ô nhiễm được phân hủy thành khí CH4, N2, H2, và các sản phẩm vô cơ gồm CO2, NH3,… Mục đích là giảm BOD và COD, xả nước thải đạt tiêu chuẩn xử lý khi xả thải.

Tham khảo: Chủng vi sinh Bacillus liên quan đến khả năng phân hủy chất hữu cơ của sản phẩm IND

___________________________

Với những chia sẻ nêu trên mong rằng có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về chủng vi sinh Clostridium trong chế phẩm sinh học Microbe-Lift IND. Để được tư vấn chi tiết hơn về các phương pháp xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học, xin hãy liên hệ ngay với Biogency theo Hotline: 0909 538 514



source https://microbelift.vn/chung-vi-sinh-clostridium-trong-microbe-lift-ind/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cơ sở hình thành và cách tính tỷ số F/M

Quy trình xử lý nước cấp đạt chuẩn hiện nay

Bể lắng sinh học là gì? Vai trò, cách tăng hiệu suất xử lý của bể