Tìm hiểu đặc tính và cách phòng chống bệnh vi bào tử trùng trên tôm nuôi nước lợ
Tôm còi cọc, chậm lớn, nhiều trường hợp tôm bị bệnh phân trắng, hoại tử gan tụy cấp, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người nuôi tôm. Đây là lý do khiến tôm còi cọc, chậm lớn, vì khi kết hợp với một số bệnh nguy hiểm khác làm tôm chết rất nhiều. Hôm nay hãy cùng Biogency tìm hiểu đặc tính và cách phòng chống bệnh vi bào tử trùng trên tôm nuôi nước lợ.
Đặc tính sinh học của vi bào tử trùng – EHP
Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) thuộc loài Enterocytozoonidae, họ Microsporidia. Quá trình hình thành của EHP có thể được chia thành ba giai đoạn chính sau: sinh bào tử ngoại bào, nhiễm trùng (giai đoạn trưởng thành) và giai đoạn sống nội bào.
(1) Bào tử nảy mầm và xuyên thủng qua màng tế bào vật chủ để chuyển vật chất vào tế bào vật chủ.
(2) Quá trình phân chia hạt nhân để tạo ra Plasmodium phân nhánh.
(3) Tiền chất bào tử được hình thành bên trong Plasmodium.
(4) Ly giải plasmodium tạo bào tử.
(5) Tế bào vật chủ bị vỡ để giải phóng các bào tử trưởng thành, các bào tử này truyền EHP qua phân và qua tập tính ăn nhau của tôm nuôi.
Quá trình EHP xâm nhập tế bào gan tụy tôm cũng giống như các bệnh lây nhiễm sang tế bào khác như HPV, YHV,… tại đây gan tụy tôm bắt đầu bị nhiễm bào tử tôm. Màng sinh chất của tế bào gan tụy, và sau đó bào tử đưa tế bào chất của vi khuẩn trực tiếp vào tế bào gan tụy của tôm.
Chúng trưởng thành và làm ổ, các tế bào biểu mô của gan tụy tôm sưng lên và cuối cùng vỡ ra để giải phóng các bào tử trưởng thành. Điều này tạo điều kiện cho sự lây nhiễm của các tế bào khác hoặc giải phóng các bào tử trưởng thành ra môi trường thông qua qua phân để lây nhiễm.
Tác động của EHP đối với tôm nuôi
Trong hầu hết các trường hợp, vi bào tử (EHP) trên tôm nuôi thường không có dấu hiệu bệnh lý rõ ràng. Tôm thả tháng đầu vẫn phát triển bình thường, nhìn chung sau khi tôm đạt trọng lượng 3-4 gam thì tôm có dấu hiệu chậm lớn và có thể ngừng lớn hoàn toàn.
Ngoài ra, nhiều bộ phận trên cơ thể tôm chuyển sang màu trắng đục. Tôm bị nhiễm vi bào tử (EHP) thường mềm vỏ, giảm ăn, chết lẻ tẻ và ruột rỗng. Tôm nuôi trong ao bị nhiễm bệnh thường có kích thước không đồng đều.
Các biện pháp phòng chống hiệu quả
Hiện nay, trên thế giới chưa có thuốc đặc trị bệnh EHP. Vì vậy, việc phòng, chống dịch bệnh do EHP chủ yếu dựa vào việc áp dụng chặt chẽ các biện pháp kỹ thuật trong quản lý ao nuôi (quản lý con giống, quản lý thức ăn, môi trường nuôi, quy trình nuôi…). Để chủ động, hiệu quả phòng, chống dịch bệnh tôm nước lợ do EHP và các bệnh nguy hiểm khác, thì bà con cần thực hiện các biện pháp sau:
– Xử lý ao nuôi sau mỗi đợt nuôi: Toàn bộ bùn đáy ao và chất thải trong quá trình nuôi trồng phải được thu gom và đưa ra khỏi khu vực nuôi trồng để phơi khô. Đáy ao đất sau mỗi vụ nuôi phải khô nứt chân chim (đối với ao không nhiễm phèn) thì mới tiến hành cải tạo đáy cho vụ sau. Đối với ao trải bạt, rửa sạch bằng nước sạch, làm khô và khử trùng bằng nước vôi hoặc hóa chất.
– Cải tạo đáy ao: Rải một lớp vôi bột (CaO) xuống đáy ao, sau đó cho nước vào ngâm, giữ độ pH trong khoảng 11-12 (tiêu diệt lượng EHP tồn đọng dưới đáy ao) trong khoảng 5 ngày và sau đó điều chỉnh giá trị pH của đáy ao để đáp ứng kỹ thuật nuôi.
– Xử lý nước ao nuôi: Cơ sở thu gom nước qua hệ thống túi lọc để loại bỏ một số loài trung gian truyền bệnh và không cho các loài thủy sản khác xâm nhập vào cơ sở. Nước trong bể xử lý hoặc bể lắng phải được khử trùng bằng clo hoặc các hóa chất tương đương khác ở nồng độ 15 – 30 ppm. (Tham khảo quy trình xử lý nước ao nuôi)
– Con giống: Chọn con giống khỏe mạnh, đã qua kiểm dịch và đã qua kiểm định để đảm bảo không nhiễm EHP và các mầm bệnh nguy hiểm khác trước khi thả nuôi. (Tham khảo cách chọn tôm giống khỏe mạnh)
– Thức ăn cho tôm nuôi: Trong quá trình nuôi không được sử dụng nguồn thức ăn không rõ nguồn gốc. Thức ăn cần phải được kiểm tra và xét nghiệm EHP trước khi sử dụng.
– Quản lý: Áp dụng các biện pháp an toàn sinh học để quản lý ao nuôi tôm như:
- Hạn chế người lạ di chuyển vào trong khu vực nuôi;
- Khử trùng, vệ sinh dụng cụ ngay sau khi sử dụng;
- Diệt trùng nguồn nước (thay hoặc bổ sung ao nuôi phù hợp);
- Ngăn chặn loài giáp xác và thực hiện các cách xua đuổi chim cò tự nhiên.
- Khu vực nuôi tránh đưa tôm từ ao bệnh sang ao khác trong suốt quá trình nuôi để tránh lây bệnh giữa các ao nuôi.
– Khi phát hiện tôm chết bất thường hoặc có dấu hiệu chậm lớn sau khi thả nuôi khoảng 25 ngày, bà con phải báo cho cán bộ thú y cơ sở, cơ quan thú y địa phương để được kiểm tra, xác định nguyên nhân và hướng dẫn thực hiện các biện pháp xử lý đúng quy định.
– Xử lý dịch bệnh phải đảm bảo các dụng cụ, đồ chứa, vận chuyển, ao nuôi, … phải được khử trùng bằng thuốc đặc trị và các phương pháp xử lý thích hợp. Nước trong ao bệnh phải được xử lý bằng chlorine nồng độ 30ppm, ngâm trong 7 ngày rồi thải ra môi trường. Các chất cặn bã như bùn đáy ao cần phải được thu gom và xử lý ở những khu vực riêng biệt.
___________________________
Trên đây là các phương pháp phòng bệnh EHP trên tôm có thể áp dụng để ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh này. Với thông tin nêu trên, Biogency hy vọng rằng việc hiểu rõ hơn về đặc tính của vi bào tử trùng – EHP và cách tiếp cận chủ động hơn để phòng ngừa sẽ giúp tôm khỏe mạnh và an toàn, đồng thời cải thiện hiệu suất kinh tế sau vụ nuôi. Để được tư vấn thêm về cách xử lý nước ao nuôi tôm bằng công nghệ sinh học, xin hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo Hotline: 0909 538 514
source https://microbelift.vn/phong-chong-benh-vi-bao-tu-trung-tren-tom-nuoi-nuoc-lo/
Nhận xét
Đăng nhận xét