Ứng dụng vi sinh tăng khí gas hầm Biogas nhà máy tinh bột sắn hiệu quả

Bạn có biết vào thời điểm này trên khắp cả nước đã có khoảng trên dưới 60 nhà máy và cơ sở chế biến tinh bột sắn quy mô lớn? Còn các cơ sở chế biến quy mô vừa và nhỏ thì con số rơi vào khoảng 4000. Với con số “khủng” như vậy thì hẳn bạn cũng hình dung được lượng rác thải cũng như nước thải phát sinh ra từ quá trình chế biến tinh bột sắn có thể lớn đến như thế nào. Để khắc phục hiệu quả tình trạng này, các doanh nghiệp chế biến tinh bột sắn bắt buộc phải vận hành các hệ thống xử lý rác thải, nước thải tinh bột sắn sao cho thật hiệu quả, để có thể mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường cũng như phát triển bền vững ngành chế biến tinh bột sắn. Hôm nay Biogency sẽ giới thiệu đến bạn cụ thể cách ứng dụng vi sinh làm tăng khí gas hầm biogas nhà máy tinh bột sắn hiệu quả, nhằm tăng cao khả năng xử lý nước thải của nhà máy tinh bột sắn.

Vì sao phải xử lý chất thải của nhà máy sản xuất tinh bột sắn?

Chất thải rắn

tang khi gas ham biogas nha may tinh bot san 2
Mỗi nhà máy sản xuất tinh bột sắn đều thải ra một lượng chất thải rất lớn

Xử lý chất thải rắn trong sản xuất tinh bột sắn là một điều hết sức quan trọng. Vì sao?

Chất thải rắn từ chế biến tinh bột sắn có lẫn khá nhiều chất độc có sẵn trong vỏ sắn, gây ra mùi hôi khó chịu, khiến cho không khí xung quanh bị ô nhiễm nghiêm trọng. Điều này theo thời gian sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất lẫn việc sinh hoạt thường ngày của người dân. 

Theo như các nghiên cứu và tính toán, từ 1 tấn sắn tươi có thể chế biến ra tối đa khoảng 0,275 tấn tinh bột, trong khi tổng lượng chất thải rắn phát sinh ra lên tới 1,75 tấn. Trong 1,75 tấn chất thải rắn này gồm có khoảng 0,17 tấn đất, bùn và cát, 0,18 tấn vỏ, rễ củ sắn, còn lại khoảng 1,40 tấn bã sắn.

Nếu con số rác thải này không được xử lý nghiêm túc sẽ gây nên ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường, một điều mà không có nhà máy, cơ sở sản xuất tinh bột sắn nào được phép ngó lơ.

Nước thải chế biến tinh bột sắn

Như đã nói, bên cạnh chất thải rắn, hoạt động sản xuất chế biến tinh bột sắn còn làm phát sinh rất nhiều nước thải. 

Theo như tính toán thì trung bình mỗi cơ sở chế biến tinh bột sắn phải sử dụng khoảng 40 mét khối nước để chế biến được 1 tấn sắn tươi. Lượng nước này được sử dụng cho các công đoạn: rửa máy móc thiết bị, làm sạch củ sắn, ngâm và lọc bột. 

Nước thải từ các công đoạn sản xuất, chế biến tinh bột sắn có các đặc điểm sau:

  • Hàm lượng chất rắn lơ lửng cao: 1150 – 2000 mg/l
  • Hàm lượng BOD5 dao động từ 500 – 12.000 mg/l
  • Hàm lượng COD tương đương 1500 – 15.000 mg/l.
  • Hàm lượng chất hữu cơ cao làm giảm lượng oxy hòa tan trong nước, thúc đẩy quá trình phân hủy yếm khí các vi sinh vật có trong nước nên làm phát sinh mùi hôi thố, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường lẫn mỹ quan
  • Quá trình chuyển hóa tinh bột thành acid hữu cơ còn khiến pH trong nước thải giảm, mà pH thấp có tác dụng xấu tới các loài động vật thủy sinh, khiến tảo chết hàng loạt và làm chua đất

Tóm lại, nước thải sinh ra từ quá trình sản xuất tinh bột sắn có các thông số đặc trưng như sau: độ pH thấp (khoảng 5,7 – 6), hàm lượng chất hữu cơ và vô cơ cao, hàm lượng chất rắn lơ lửng (SS), các chất dinh dưỡng chứa N, P, các chỉ số về nhu cầu oxy sinh học (BOD5) hay nhu cầu oxy hóa học (COD),… đều có nồng độ rất cao. Bên cạnh đó trong củ sắn còn chứa HCN – một acid độc hại. Vì vậy khi ngâm sắn chất HCN này sẽ tan ra trong nước và theo nước thải ra ngoài, gây hại đến môi trường nước rất nhiều.

Nước thải sau quá trình sản xuất chế biến thường sẽ chứa nhiều tạp chất cơ học (như đất cát, bùn, vỏ sắn,…), một ít tinh bột còn sót lại, một lượng đường hòa tan, protein, lipid và enzyme, các chất này khiến cho nước thải dễ bị lên men rượu làm phát sinh ra mùi hôi chua cực kỳ khó chịu. Nước cũng sẽ có độ đục cao do lượng chất rắn lơ lửng bên trong. Hàm lượng SS cao cũng làm thu hẹp diện tích các mương dẫn và những dòng tiếp nhận nước thải.

Nước thải từ nhà máy, cơ sở chế biến tinh bột sắn một khi đổ ra môi trường mà không thông qua xử lý sẽ gây ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng. Vì vậy các doanh nghiệp phải có giải pháp xử lý nước thải tinh bột sắn hiệu quả.

Tham khảo: Đặc trưng nước thải tinh bột sắn

Phương pháp xử lý chất thải nhà máy tinh bột sắn

Phương pháp xử lý chất thải rắn

Các doanh nghiệp có thể sử dụng chế phẩm vi sinh để xử lý các chất thải rắn sau chế biến tinh bột sắn làm thành phân hữu cơ với quy trình sau: 

  • Nghiền, làm vụn các nguyên liệu của chất thải
  • Trộn với chế phẩm sinh học, mật rỉ đường, lân, đạm, kali và nước, tỉ lệ tùy vào loại chế phẩm sinh học mà doanh nghiệp sử dụng 
  • Sau đó là tới bước ủ, nhiệt độ đống ủ cần được đảm bảo cao hơn nhiệt độ môi trường 
  • Sau khoảng 1 tháng cho đến 40 ngày, tiến hành kiểm tra nhiệt độ chín của đống ủ, nếu nhiệt độ lúc này đã bằng với nhiệt độ của môi trường thì tiến hành sàng và nghiền nhỏ nguyên liệu để làm thành phân bón hữu cơ

Công nghệ phát triển, việc ứng dụng quy trình xử lý phế thải chế biến tinh bột sắn bằng phương pháp sinh học sẽ giúp các doanh nghiệp giải quyết được phần lớn các yếu tố gây ô nhiễm môi trường, phương pháp này cũng phù hợp với cơ sở chế biến tinh bột sắn vừa và nhỏ, góp phần rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội và đóng góp tích cực cho công tác bảo vệ môi trường. 

Phương pháp xử lý nước thải chế biến tinh bột sắn

Bài viết hôm nay sẽ tập trung chính vào phương pháp xử lý nước thải chế biến tinh bột sắn.

Quy trình xử lý nước thải

Xử lý nước thải tinh bột sắn bằng cách sử dụng các vi sinh vật để phân giải các chất ô nhiễm hữu cơ có trong nước thải. Khi các vi sinh vật hoạt động, các chất ô nhiễm sẽ được chuyển hóa giúp làm sạch nước thải, đảm bảo vệ sinh môi trường. 

Phương pháp này có ưu điểm nổi trội là đơn giản, rẻ tiền, hiệu quả xử lý các chất gây ô nhiễm như BOD, COD cao, được đánh giá là an toàn với môi trường cũng như sức khỏe cộng đồng. Ngoài ra, phương pháp này có thể thu được khí biogas để sản xuất năng lượng tái tạo.

Để xử lý nước thải tinh bột sắn, đầu tiên bạn cần tiến hành xử lý kỵ khí để phân giải các chất hữu cơ có mặt trong nước thải. Sau đó nước thải chế biến tinh bột sắn sẽ được chuyển về bể biogas qua một hệ thống ống được thiết kế khép kín. Bể biogas có tác dụng phân hủy những chất có trong nước thải nhờ các vi sinh vật trong điều kiện thiếu oxy. Thời gian nước thải được lưu trong bể là khoảng 30- 60 ngày.

Nước thải sau khi xử lý trong bể biogas sẽ được chuyển qua hệ thống xử lý hiếu khí, hệ thống này có lắp đặt thêm hệ thống sục khí nhằm cung cấp oxy để vi sinh vật oxy hóa hết các chất hữu cơ còn lại sau quá trình xử lý hiếu khí. Sau đó có thể tiến hành bổ sung chế phẩm vi sinh vật. Trộn đều chế phẩm với nước và rỉ đường, nước sạch. Sử dụng máy bơm trộn đều dịch vi sinh vật và nước thải trong bể biogas, tiến hành xử lý hiếu khí bằng cách dùng hệ thống khuấy và sục khí để cấp oxy vào trong nước.

Nước thải sau khi xử lý hiếu khí sẽ được bơm sang bể lắng nhằm loại bỏ hết các chất lơ lửng, sinh khối do vi sinh vật tạo ra và thu hồi lượng bùn. Có thể sử dụng thêm vôi bột trong quá trình kết lắng. Sau khi bùn đã lắng hết, nước thải lúc này được dẫn đến hồ sinh học để xử lý nitơ, phốt pho, BOD5, COD và SS. Đến khi tất cả các thông số đều đạt QCVN 40:2011/BTNMT thì mới được thải ra môi trường.

Đừng quên tái sử dụng nước thải sản xuất tinh bột sắn! Áp dụng cơ chế tái tuần hoàn nước sẽ giúp giảm chi phí sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế. Nước thải thu được trong quá trình rửa sắn có độ ô nhiễm không quá cao (chủ yếu gồm đất cát) nên có thể được xử lý bằng biện pháp cơ học như lắng, lọc, tách đất cát và phần vỏ sắn. Nước xử lý xong có thể được tái sử dụng để rửa sắn cho các đợt sản xuất kế tiếp. 

Để dễ hình dung ra quy trình, bạn có thể tham khảo mô hình xử lý nước thải tinh bột sắn dưới đây:

03 so do cong ngh xu ly nuoc thai nghanh tinh bot san dien hinh

Tùy vào từng loại mô hình xử lý mà bạn chọn thì sẽ có sản phẩm men vi sinh thích hợp tương ứng.

Phía trên đây là sơ đồ công nghệ xử lý nước thải tinh bột sắn đang được đa số doanh nghiệp áp dụng và đạt hiệu quả cao. Để việc xử lý nước thải nhà máy tinh bột sắn đạt được hiệu quả tốt nhất, cũng như tận dụng được khí biogas sinh ra, Biogency cung cấp giải pháp xử lý cho hầm biogas, bể hiếu khí, bể Anoxic để xử lý chất thải – tạo khí biogas và xử lý các chỉ tiêu ô nhiễm.

Ứng dụng vi sinh tăng khí gas hầm biogas nhà máy tinh bột sắn

Giải pháp hiệu quả xử lý hầm biogas giúp tăng khí gas đồng thời còn làm giảm lượng khí H2S mà Biogency muốn giới thiệu đến bạn: Sử dụng sản phẩm Microbe-Lift Biogas. Vi sinh tăng sinh khí Microbe-Lift Biogas chứa quần thể vi sinh được nuôi cấy dạng lỏng hoạt động rất mạnh, để so sánh thì phải gấp 5 – 10 lần vi sinh thông thường. Sản phẩm này đã được chứng minh có hiệu quả cao trong việc xử lý nước thải tinh bột sắn có hàm lượng chất hữu cơ (BOD, COD) cao (hàng ngàn mg/l). Sản phẩm còn giúp thúc đẩy quá trình hình thành khí sinh học cao hơn gấp 30 – 50% so với quá trình xử lý sinh học bình thường.

Với mô hình biogas này, để tăng hiệu suất xử lý cũng như tăng lượng khí gas hầm biogas, nhiều doanh nghiệp tin chọn chọn men vi sinh Microbe-Lift Biogas vì những hiệu quả mà Biogency đã giải thích phía trên. Bên cạnh đó sản phẩm còn có các ưu điểm vượt trội đã được chứng minh mà bạn không thể bỏ qua:

  • Hạn chế được hiện tượng vi sinh bị sốc tải chết hàng loạt
  • Giảm bớt lượng chất BOD, COD, TSS đầu ra cho bể sinh học kỵ khí
  • Các chất hữu cơ khó cũng sẽ bị men vi sinh phân hủy
  • Giảm bớt mùi hôi và lượng bùn thải
  • Khi xảy ra sự cố hệ thống xử lý có thể nhanh chóng được phục hồi
  • Kích hoạt nhanh không cần phải ngâm ủ trước khi sử dụng
  • Giúp quá trình phân hủy sinh học của hệ thống xử lý diễn ra nhanh và hiệu quả hơn
  • Tiết kiệm điện năng và các khoản chi phí cho nhân công

Tham khảo: Xử lý nước thải tinh bột sắn bằng vi sinh

Như vậy, qua bài viết này, bạn có thể hiểu được sức ảnh hưởng nghiêm trọng của chất thải từ nhà máy, cơ sở chế biến tinh bột sắn. Cũng như lý do mà các cơ sở bắt buộc phải có phương pháp triển khai xử lý chất thải sau chế biến tinh bột sắn. Hy vọng với những thông tin mà Biogency cung cấp, bạn đã nắm được phương pháp xử lý từng loại chất thải sau chế biến tinh bột sắn phù hợp. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc có nhu cầu tìm mua sản phẩm Microbe-Lift Biogas để tăng khí gas hầm biogas nhà máy tinh bột sắn, đừng ngại liên hệ với chúng tôi qua số Hotline 0909 538 514.



source https://microbelift.vn/ung-dung-vi-sinh-tang-khi-gas-ham-biogas-nha-may-tinh-bot-san-hieu-qua/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cơ sở hình thành và cách tính tỷ số F/M

Quy trình xử lý nước cấp đạt chuẩn hiện nay

Bể lắng sinh học là gì? Vai trò, cách tăng hiệu suất xử lý của bể