Ứng dụng công nghệ FBR trong xử lý nước thải
Ngày nay có rất nhiều doanh nghiệp ứng dụng công nghệ FBR trong xử lý nước thải. Vậy loại công nghệ này mang đến những ưu – nhược điểm gì trong quá trình sử dụng? Ngành nghề, lĩnh vực nào nên lựa chọn xử lý nước thải bằng công nghệ FBR? Biogency sẽ giải đáp toàn bộ những thắc mắc này trong bài viết dưới đây.
Ưu điểm của công nghệ FBR trong xử lý nước thải
Công nghệ FBR (viết tắt của cụm từ Fixed Bed Reactor) là loại công nghệ được ứng dụng để xử lý những chất hữu cơ hòa tan có trong thành phần nước thải, cùng với một số chất vô cơ như nitơ, sunfit, ammonia (NH3), H2S,…
FBR là công nghệ xử lý sinh học hiếu khí nhân tạo. Trong quá trình này, các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học có trong nước thải sẽ được các vi sinh vật hiếu khí sử dụng như một chất dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển. Nhờ đó sinh khối vi sinh ngày càng tăng còn nồng độ những chất thải hữu cơ trong nước thải thì giảm xuống.
Các máy thổi khí được sử dụng liên tục để tăng cường không khí trong bể FBR, nhằm đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật. Ngoài ra trong bể còn lắp đặt các giá thể vi sinh (đệm vi sinh) cố định, sự có mặt của các giá thể vi sinh này giúp tăng diện tích bề mặt tiếp xúc giữa vi sinh vật và nước thải. Từ đó quá trình khử các hợp chất hữu cơ diễn ra nhanh và hiệu quả hơn.
Quy trình phân hủy trong bể xử lý FBR:
- Vi sinh vật + chất hữu cơ + O2 → CO2 + H2O + Vi sinh vật mới
Công nghệ FBR ngày càng được nhiều nơi lựa chọn cho hệ thống xử lý nước thải nhờ mang tới những ưu điểm nổi bật sau:
- Vận hành đơn giản, dễ thao tác, an toàn.
- Cấu tạo nhỏ gọn hơn so với các hệ thống xử lý nước thải khác dù có cùng công suất.
- Có thể dễ dàng nâng cao công suất lên tới 20% mà không cần tăng thể tích bể.
- Hiệu suất xử lý BOD/COD cao, có thể lên đến 99,9% (tùy vào mức độ ô nhiễm của nước thải).
- Có khả năng tách bùn ra khỏi nước thông qua tuyển nổi mà không ảnh hưởng gì tới chất lượng bùn.
- Phát sinh bùn thấp hơn 75% so với nhiều hệ thống xử lý khác, nhờ đó tiết kiệm chi phí xử lý bùn và chi phí dành cho hệ thống khử nước.
- Đảm bảo chất lượng đầu ra của nước thải.
- Phù hợp xử lý nhiều loại nước thải.
Nhược điểm của công nghệ FBR xử lý nước thải
Sở hữu nhiều ưu điểm nổi trội nhưng công nghệ FBR xử lý nước thải cũng có nhược điểm nhất định.
Cụ thể, FBR hoạt động dựa trên sự sinh trưởng, phát triển của các vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ. Điều kiện để áp dụng quá trình FBR là phải có sự phân lập và phối hợp cộng sinh của 3 chủng vi sinh sau:
- Chủng vi sinh hoạt tính lơ lửng: achromobacter, alcaligenes, arthrobacter, citromonas, flavobacterium, zoogloea.
- Chủng vi sinh tuỳ nghi: nitrosospira, siderocapsa, methanonas, spirillum, denitrobacillus, moraxella, thiobacillus, pseudomonas.
- Chủng vi sinh dính bám: arcanobacterium pyogenes, staphylococcus aureus, staphylococcus hyicus, streptococcus agalactiae, corynebacterium.
Có thể thấy, việc ứng dụng công nghệ FBR trong xử lý nước thải có một nhược điểm chính là phải cung cấp đúng chuẩn vi sinh trong quá trình nuôi cấy và vận hành, nếu không thì công nghệ này không thể hoạt động hiệu quả.
Công nghệ FBR được ứng dụng nhiều nhất trong xử lý nước thải ngành gì?
Công nghệ FBR được ứng dụng nhiều trong các nhà máy sản xuất phát sinh chất thải giàu COD hòa tan (loại không thể xử lý vi sinh hoặc hóa lý).
Chủ yếu người ta sử dụng công nghệ này để xử lý nước thải trong các ngành công nghiệp sản xuất như dệt nhuộm, hóa chất, xi mạ, mỹ phẩm, dược phẩm, giấy, da giày,… Nhưng ứng dụng nhiều nhất của công nghệ FBR chính là xử lý nước thải ngành dệt nhuộm.
Cụ thể, dệt nhuộm là ngành phát sinh nước thải chứa rất nhiều hóa chất, thuốc nhuộm có cấu trúc hóa học phức tạp, khó phân hủy. Có nhiều phương pháp xử lý nước thải ngành dệt nhuộm, nhưng sử dụng vi sinh chính là giải pháp đơn giản, tiết kiệm chi phí và có tính bền vững nhất. Màng sinh học (quần thể vi sinh vật) trong FBR có khả năng phân hủy được thuốc nhuộm dễ dàng.
Nhờ cơ chế dựa trên màng sinh học để xử lý nước thải, FBR là công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm được đánh giá rất cao vì hiệu quả rõ rệt, thân thiện với môi trường, cải thiện tình trạng ô nhiễm so với nhiều hệ thống xử lý nước thải hiện nay.
Mời bạn xem thêm: Những chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước thải?
Tổng kết lại, áp dụng công nghệ FBR trong xử lý nước thải mang lại nhiều lợi ích cho nhà máy, xí nghiệp. Nếu doanh nghiệp của bạn đang có nhu cầu cải tạo hệ thống xử lý nước thải, có thể cân nhắc lựa chọn công nghệ này. Liên hệ với Biogency qua Hotline 0909 538 514 để được các chuyên gia tư vấn chi tiết hơn!
source https://microbelift.vn/cong-nghe-fbr-trong-xu-ly-nuoc-thai/
Nhận xét
Đăng nhận xét