Tìm hiểu về tiêu chuẩn nước thải loại A và loại B trong ngành công nghiệp chế biến bánh kẹo

Nước thải công nghiệp luôn mang đến nhiều hệ lụy cho môi trường, ngành công nghiệp chế biến bánh kẹo càng không ngoại lệ. Các tiêu chuẩn quy định về nước thải đã được ra đời nhằm mục tiêu đưa ngành công nghiệp chế biến bánh kẹo hướng đến việc sản xuất an toàn, thân thiện với môi trường và sức khỏe.

Tại sao cần phải xử lý nước thải công nghiệp trước khi xả vào nguồn nước tiếp nhận?

Trước khi được xả vào nguồn nước tiếp nhận, nước thải từ các hoạt động công nghiệp chế biến đòi hỏi phải được xử lý triệt để. Đây được xem là một hoạt động bắt buộc để đảm bảo sự an toàn cho đời sống và môi trường.

Nuoc thai tu cac nha may san xuat banh keo
Nước thải từ các nhà máy sản xuất bánh kẹo

Trong nước thải ngành công nghiệp chế biến nói chung và chế biến bánh kẹo nói riêng chứa rất nhiều chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng và dầu mỡ. Khi lượng nước thải này được xả thải trực tiếp ra môi trường mà không qua xử lý sẽ dẫn tới việc:

  • Các chất hữu cơ và chất rắn lơ lửng làm nồng độ oxy hòa tan trong nước. Điều này khiến các loài thủy sinh bị chết, mất cân bằng sinh thái môi trường nước. 
  • Môi trường nước biến đổi, hiện tượng phú dưỡng diễn ra do lượng N và P cao trong nước thải công nghiệp bánh kẹo làm thay đổi môi trường nước
  • Nước thải lâu ngày thấm sâu vào nguồn nước ngầm, khiến nguồn nước ngầm bị ô nhiễm. Con người khi sử dụng nguồn nước ngầm này làm nước sinh hoạt hàng ngày sẽ mắc phải nhiều căn bệnh nguy hiểm như ung thư, da liễu suy gan, suy thận, bệnh về mắt,…
  • Ngoài ra, nước thải thấm vào đất cũng gây khó khăn cho sự phát triển của cây cối.

Vì vậy, việc xử lý nước thải chế biến bánh kẹo trước khi xả ra ngoài là cực kỳ quan trọng. Để xử lý đúng cách, cần phải có sự phân loại nước thải thành những nhóm riêng biệt. Ở mỗi nhóm sẽ có từng chính sách, quy trình phù hợp. Ngay trong bài viết này, Biogency sẽ cùng bạn tìm hiểu về tiêu chuẩn loại A và B trong nước thải công nghiệp chế biến bánh kẹo.

Tham khảo: Phương pháp xử lý nước thải bánh kẹo đạt chuẩn

Vì sao cần phải có tiêu chuẩn loại A và loại B của nước thải trong nước thải công nghiệp chế biến bánh kẹo?

He thong xu ly nuoc thai nganh cong nghiep che bien banh keo
Hệ thống xử lý nước thải ngành công nghiệp chế biến bánh kẹo

Để đảm bảo nước thải được xử lý đúng cách cũng như được xả vào đúng nguồn tiếp nhận, nhà nước đã ban hành tiêu chuẩn A và B để định hướng cho các doanh nghiệp.

Các tiêu chuẩn này sẽ tạo một nền tảng bền chắc hơn để cơ sở dựa vào đó kiểm soát, quản lý các quy trình xử lý và xả nước của mình. Đồng thời, nhờ đó mà họ có thể xem xét thay đổi để hoàn thiện hệ thống hơn.

Sau khi xem xét các thành phần, bộ phận đảm nhiệm việc xử lý nước thải sẽ dựa vào những tiêu chuẩn loại A và loại B của nước thải công nghiệp QCVN 40:2011/BTNMT để đề ra các quy trình xử lý phù hợp. Đối với ngành công nghiệp chế biến bánh kẹo cũng được đánh giá theo tiêu chuẩn này.

Tiêu chuẩn A và tiêu chuẩn B của nước thải công nghệ chế biến bánh kẹo được áp dụng cho những trường hợp nào?

Nước thải tiêu chuẩn loại A sẽ được xả ra ngoài cho mục đích sinh hoạt. Tiêu chuẩn này khá nghiêm ngặt, dựa vào đó để tính toán những giá trị tối đa phải tuân thủ khi xả nước ra đúng cách.

Nước thải tiêu chuẩn loại B không dùng để cấp nước cho sinh hoạt. Tiêu chuẩn này cung cấp thông tin đưa ra các thông số tối đa cho từng nồng độ ô nhiễm đảm bảo không gây hại cho môi trường. 

Cách xác định thông số ô nhiễm tương ứng với  tiêu chuẩn loại A và loại B trong nước thải ngành công nghiệp chế biến bánh kẹo

Để xác định được thông số ô nhiễm của nước thải, cần phải tính toán theo công thức sau:

Cmax=C.Kq.Kf

Trong đó:

Cmax là giá trị thông số ô nhiễm tối đa được phép của nước thải ngành chế biến bánh kẹo khi xả vào nguồn tiếp nhận.

C là giá trị của thông số ô nhiễm tương ứng với bảng tiêu chuẩn từ QCVN 40:2011/BTNMT

Kf là hệ số tương ứng với lưu lượng của nguồn nước thải ra

Cách xác định tiêu chí chính xác của nước thải loại A và B dựa trên hệ số Cmax và C

Sau khi đã tính toán, với nước thải loại A, thì các giá trị Cmax phải nhỏ hơn khi so với giá trị C trong cột A thì mới được thải ra môi trường.

Tương tự với nước thải loại B thì mức giá trị tối đa của Cmax phải nhỏ hơn so với giá trị của C trong cột B mới được xem là phù hợp tiêu chuẩn.

Lưu ý:

Với các thông số nhiệt độ, màu, pH, phóng xạ, coliform sẽ được áp dụng cho trường hợp Cmax=C.

C là giá trị thông số ô nhiễm, được bám theo tiêu chuẩn từ QCVN như sau:

bang tra muc o nhiem nuoc thai cong nghiep
Bảng giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp, áp dụng chung cho nước thải chế biến bánh kẹo.

Cách xác định giá trị các hệ số trong công thức tính toán thông số ô nhiễm

Cách xác định hệ số Kq:

Kq là hệ số ứng với lưu lượng (Q) hoặc dung tích (V) dòng chảy của nguồn tiếp nhận. Khi tính dựa trên lưu lượng ở các sông, suối, khe, rạch, kênh, mương thì Q được xác định bằng cách tính trung bình giá trị lưu lượng của nguồn tiếp nhận vào 3 tháng khô cằn nhất trong 3 năm liên tục. Thông số Kq sẽ được suy ra từ Bảng hệ số Kq tương ứng với lưu lượng dòng chảy của nguồn tiếp nhận (Q) sau:

Lưu lượng dòng chảy của nguồn tiếp nhận (Q)

mét khối/giây (m3/s)

Kq
Q ≤ 50 0.9
50 < Q ≤ 200 1
200 < Q ≤ 500 1.1
Q > 500  1.2

Trong trường hợp nguồn tiếp nhận là ao hồ, Kq sẽ được xác định dựa vào dung tích V. Cũng tương tự Q, V được xác định bằng trung bình dung tích ba tháng khô cằn nhất vào 3 năm liên tiếp. Sau đó, dựa vào bảng sau Bảng hệ số Kq tương ứng dung tích của nguồn tiếp nhận (V) sau:

Dung tích của nguồn tiếp nhận (V)

mét khối (m3)

Kq
V ≤ 10×106 0.6
10×106 < Q ≤ 100×106 0.8
Q > 100×106 1

Đối với nguồn tiếp nhận là vùng biển ven bờ, đầm phá nước mặn, nước lợ ven biển thì Kq sẽ được áp dụng hằng số là 1. Nếu vùng nước này không dùng để bảo vệ thủy sinh, giải trí, thể thao thì được quy định Kq=1.3

Cách xác định hệ số Kf

Trước tiên, xác định lưu lượng F dựa trên thông tin về lưu lượng nước lớn nhất được thể hiện trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Cam kết bảo vệ môi trường hay Đề án bảo môi trường. Sau đó, suy ra Kf từ Bảng hệ số Kf tương ứng với lưu lượng dòng chảy của nguồn tải (F) sau:

Lưu lượng nguồn thải (F)

mét khối/ngày đêm (m3/24h)

Kf
F≤ 50 1.2
50 < F≤ 500 1.1
500 < F ≤ 5000 1
F > 500 0 0.9

Sau khi tính toán các giá trị thông số ô nhiễm, giai đoạn tiếp theo chính là việc xử lý triệt để. Ngày nay, xử lý nước thải với chế phẩm sinh học được xem là vô cùng hiệu quả, tiết kiệm và thân thiện với môi trường.

Là một trong những đơn vị chuyên cung cấp giải pháp sinh học để xử lý các vấn đề về chỉ tiêu nước thải trong ngành công nghiệp chế biến bánh kẹo, Biogency luôn sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn cụ thể về những phương án xử lý nước thải đạt chuẩn bằng chế phẩm sinh học. Mọi thông tin, thắc mắc hoặc cần tư vấn, liên hệ với chúng tôi qua số Hotline 0909 538 514, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ. 

Tài liệu tham khảo:

  1. qcvn-40-nước-thải-cn.pdf (tdtu.edu.vn)
  2. 20201215111921507gop-y-du-thao-qcvn-ve-nuoc-thai-cong-nghiep-bao-go-1601-1.pdf (vasep.com.vn)


source https://microbelift.vn/tim-hieu-ve-tieu-chuan-nuoc-thai-loai-a-va-loai-b-trong-nganh-cong-nghiep-che-bien-banh-keo/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cơ sở hình thành và cách tính tỷ số F/M

Quy trình xử lý nước cấp đạt chuẩn hiện nay

Bể lắng sinh học là gì? Vai trò, cách tăng hiệu suất xử lý của bể