Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 11, 2022

Tìm hiểu những phương pháp trung hòa nước thải

Hình ảnh
Trong nước thải có chứa rất nhiều axit và kiềm, chúng được thải ra từ các hoạt động sản xuất công nghiệp. Người ta sử dụng các phương pháp trung hòa nước thải để tránh việc nước thải có lượng kiềm hay axit cao được thải ra ngoài trực tiếp gây ảnh hưởng đến môi trường. Vì sao cần phải trung hòa nước thải? Nước thải các ngành sản xuất công nghiệp sẽ thường bị ô nhiễm bởi các loại axit vô cơ như: HNO3, HCl, H2SO4,… và các loại axit hữu cơ như: H2CO3, CH3COOH,… Trung hòa nước thải sẽ giúp làm thay đổi độ pH về mức trung tính, đây là điều kiện thuận lợi để các vi sinh vật có thể phân hủy tốt các chất gây ô nhiễm môi trường. Khi nước thải có chứa nồng độ kiềm hay axit cao thì nên đưa nước thải về mức trung tính từ 6.5 đến 8.5. Trung hòa nước thải sẽ giúp là thay đổi độ pH về mức trung tính. Nước thải khi chưa đưa về độ pH trung tính sẽ ăn mòn vật liệu và phá vỡ quá trình sinh hóa của các công trình xử lý. Để giải quyết vấn đề này, cần áp dụng xử lý bằng các phương pháp trung hòa nước

Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn cho tôm

Hình ảnh
Việc quản lý thức ăn cho tôm đóng vai trò quan trọng ngang với quản lý chất lượng ao nuôi. Vì tôm sẽ hấp thụ trực tiếp thức ăn để sinh trưởng và phát triển. Chỉ cần thức ăn có vấn đề, sức khỏe của tôm sẽ bị ảnh hưởng, kéo theo năng suất mùa vụ đi xuống. Chính vì lý do này, bà con nuôi tôm nào cũng nên nắm được những cách để nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn cho tôm , nhằm thúc đẩy tôm nuôi phát triển toàn diện, chuyển hóa thức ăn tốt, giảm thiểu chất thải cho môi trường nước. Nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn cho tôm vừa giúp tôm khỏe vừa giúp tiết kiệm chi phí. Dưới đây là kinh nghiệm được Biogency tổng hợp lại và muốn chia sẻ với những người nuôi tôm, bà con mình lưu lại để áp dụng cho trang trại nhé! Các yếu tố môi trường Điều đầu tiên bà con cần quan tâm chính là các yếu tố liên quan tới môi trường nước ao. Bởi vì nước là môi trường sống toàn thời gian của tôm. Chất lượng nước biến động có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của tôm như chức năng sinh lý, khả năng bắt mồi v

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình keo tụ tạo bông

Hình ảnh
Keo tụ – tạo bông đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý nước thải. Quá trình này sẽ chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Trong bài viết này hãy cùng Biogency tìm hiểu kỹ hơn bạn nhé! Quá trình keo tụ – tạo bông  Quá trình phá vỡ độ bền và liên kết các hạt keo (các kim loại nặng, chất rắn hữu cơ, silica, kim loại nặng,…) tạo nhân giúp dính kết các hạt keo lại với nhau. Sau quá trình này, các cặn bông sau khi được liên kết qua quá trình keo tụ sẽ kết dính lại với nhau, được gọi là tạo bông. Nhờ quá trình keo tụ – tạo bông này, những chất rắn không tan và các kim loại nặng trong nước thải sẽ dễ dàng được xử lý hơn và hạn chế tình trạng gây ô nhiễm môi trường. Nếu bạn chưa nắm được quá trình này diễn ra như thế nào, có thể tham khảo bài viết quá trình keo tụ tạo bông để hiểu rõ hơn. Phương pháp keo tụ – tạo bông giúp dễ dàng ngưng tụ và loại bỏ các tạp chất lơ lửng. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình keo tụ – tạo bông Độ pH Để đạt được hiệu quả cao trong quá trình xử lý

Vai trò của đĩa thổi khí trong xử lý nước thải

Hình ảnh
Mỗi thiết bị được lắp đặt trong hệ thống xử lý nước thải đều giữ một nhiệm vụ riêng. Trong số đó, đĩa thổi khí (hay đĩa phân phối khí) là thiết bị hầu như luôn có mặt trong bể xử lý hiếu khí của hệ thống xử lý nước thải. Tuy nhiên không phải ai sử dụng cũng nắm rõ cấu tạo và vai trò cụ thể của nó. Hãy cùng Biogency tìm hiểu sâu hơn về bộ phận này qua bài viết dưới đây! Đĩa thổi khí là gì? Đĩa thổi khí có tên tiếng Anh là Membrane Diffuser . Nó còn có một số tên gọi thông dụng khác là đĩa phân phối khí, đĩa tán khí hay đầu tán khí.  Đĩa phân phối khí này là một bộ phận quan trọng đi kèm theo máy thổi khí. Hoạt động của nó sẽ giúp phân tán khí oxy vào trong nước thông qua hệ thống các lỗ nhỏ được thiết kế trên bề mặt màng của đĩa. Đĩa thổi khí thường có mặt trong bể xử lý hiếu khí. Để dễ phân biệt, người ta thường dựa vào số lượng cũng như kích thước lỗ khí để chia đĩa thổi khí thành 2 loại chính: Đĩa thổi khí tinh: lỗ nhiều và kích thước lỗ nhỏ. Đĩa thổi khí thô: số lượng lỗ

Hướng dẫn sử dụng quạt nước ao tôm hiệu quả

Hình ảnh
Bà con nuôi tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng, đều nên nắm được tầm quan trọng của việc lắp đặt quạt nước ao tôm . Bởi đây là tiêu chí quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng nước và sức khỏe của tôm. Nếu bà con còn nhiều băn khoăn chưa rõ về vấn đề này, đừng bỏ qua bài viết sau đây của Biogency! Vì sao cần lắp quạt nước ao tôm? Quạt nước là yếu tố quan trọng đảm bảo chất lượng môi trường nước lẫn đáy ao nuôi, từ đó góp phần quyết định năng suất mùa vụ. Vì sao chúng tôi có thể khẳng định như vậy? Dưới đây là những vai trò không thể phủ nhận của quạt nước trong ao nuôi tôm: Cung cấp nguồn oxy cho tôm : môi trường ao nuôi lý tưởng là có đủ oxy cho tôm, đặc biệt là trong những ao nuôi mật độ lớn. Quạt nước hoạt động sẽ xáo trộn dòng nước trong ao, tăng tiết diện cho oxy từ không khí hòa tan vào nước. Bên cạnh đó, đối với ao nuôi có mật độ càng cao thì lượng chất thải càng lớn, nhu cầu oxy cần cho việc phân hủy chất thải cũng tăng theo. Việc chạy quạt nước sẽ giúp cho dòng nước lưu th

Phương pháp xử lý nước thải tòa nhà phổ biến hiện nay

Hình ảnh
Hàng ngày, có một lượng nước thải rất lớn được thải ra từ các tòa nhà và gây nên nhiều tác động tiêu cực đến môi trường. Vì vậy xử lý nước thải tòa nhà cần được xem như một hoạt động bắt buộc và được đầu tư đúng nghĩa, tuân theo quy định của nhà nước. Nước thải tòa nhà có đặc trưng gì? Tòa nhà là nơi phát sinh nhiều nước thải Nước thải tại các tòa nhà có nguồn gốc phát sinh chủ yếu từ quá trình sinh hoạt, tắm giặt của người dân, nhân viên hay khách hàng tại tòa nhà. Nước thải tòa nhà có ba đặc trưng ô nhiễm điển hình: Trước hết, loại nước thải này tồn tại rất nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy như BOD, COD hay TSS (Xem thêm BOD, COD, TSS là gì ) Trong nước thải tòa nhà chứa một hàm lượng Amonia khá cao (Tham khảo: lưu ý khi xử lý amoni trong nước thải ) Với thành phần phức tạp như trên, loại nước thải này thường có chứa mùi hôi vô cùng khó chịu, ảnh hưởng tới chất lượng sống của người dân. Đặc biệt, nước thải tòa nhà chứa hàm lượng Amonia cao và khó xử lý hơn cả lượng BOD và COD

TSS là gì, cách kiểm tra và phương pháp xử lý chỉ số TSS

Hình ảnh
Chất rắn lơ lửng gây nên nhiều tác động đến môi trường sống của chúng ta. Vì thế, chúng phải được xử lý đúng cách trước khi thải ra bên ngoài. Chính xác thì chất rắn lơ lửng TSS là gì? Những ảnh hưởng mà chúng gây ra và nên xử lý như thế nào mới hiệu quả? Trong bài viết này, mời bạn cùng Biogency tìm hiểu nhé! Chất rắn lơ lửng TSS là gì? Chất rắn lơ lửng TSS ( Total Suspended Solids) là tổng khối lượng các chất không hòa tan, các hạt khô, lơ lửng trong nước bao gồm: các hạt đất sét, tảo, vi khuẩn, các hạt vô cơ, các hạt hữu cơ và vô cơ,… Chất rắn lơ lửng TSS có thể không phân hủy hoặc phân hủy. Khi TSS không phân hủy sẽ trực tiếp gây nguy hại đến môi trường. Trong trường hợp TSS thuộc dạng có thể phân hủy, TSS sẽ phải cần một lượng oxy lớn để thực hiện quá trình này. Chất rắn lơ lửng TSS giúp phân loại được các mức độ của nước. Theo nghiên cứu chỉ ra, chỉ số chất rắn lơ lửng TSS giúp phân loại được các mức độ của nước. Nhờ vậy, các chuyên gia có thể xử lý nước thải hiệu quả và g

Phương pháp xử lý nước thải quán ăn hiệu quả cao

Hình ảnh
Nước thải ăn uống, căn tin với thành phần phức tạp luôn tiềm tàng nhiều nguy hiểm cho môi trường. Việc xử lý nước thải ăn uống, căn tin là vô cùng quan trọng mà các cơ sở không nên bỏ qua. Cùng Biogency tìm hiểu xem đâu là phương pháp xử lý nước thải ăn uống căn tin hiệu quả, tiết kiệm nhất! Nguồn gốc phát sinh nước thải quán ăn Căn tin, khu ăn uống sản sinh ra nhiều nước thải Nước thải tại các khu ăn uống, căn tin thường bắt nguồn từ nhiều khu vực khác nhau, từng bộ phận sẽ phát sinh ra từng loại chất thải riêng vào trong nước. Khu vực chế biến thực phẩm của các nhà ăn là nơi sản sinh ra các vụn thức ăn, dầu mỡ vào trong nước. Khu vực sinh hoạt, nơi diễn ra quá trình vệ sinh của nhân viên, người ăn uống. Đây là khu vực làm xuất hiện nhiều hóa chất tẩy rửa đi vào nguồn nước thải. Khu vực vệ sinh nhà ăn chứa nhiều nước tẩy rửa và chất thải. Các thành phần này xuất hiện thông qua quá trình làm sạch bát đũa, dụng cụ nấu ăn hay việc lau rửa, tổng vệ sinh sàn nhà. Đặc trưng của n

Hướng dẫn bổ sung khoáng chất cho tôm ở ao có độ mặn thấp

Hình ảnh
Tôm thẻ chân trắng thường được nuôi ở những vùng nước ven biển hay gần cửa sông với độ mặn dao động khoảng 15 – 40‰. Nhưng nhiều năm gần đây, người dân bắt đầu tiến hành nuôi thả tôm thẻ ở cả những môi trường nước có độ mặn từ trung bình đến thấp (0 – 10‰), do tôm thẻ chân trắng có khả năng thích nghi cao. Vậy bà con nên bổ sung khoáng chất cho tôm ở ao có độ mặn thấp như thế nào mới hiệu quả? Tham khảo ngay bài viết của Biogency để có câu trả lời chính xác! Ao có độ mặn thấp ảnh hưởng thế nào đến tôm? Trong môi trường tự nhiên, tôm thẻ chân trắng thường không bị ảnh hưởng nhiều bởi độ mặn của nước. Vì mật độ của chúng ở đó tương đối thưa, trong môi trường cũng có đủ loại thức ăn tự nhiên chúng ưa thích. Đặc biệt, nếu nhận thấy có sự biến động trong môi trường, tôm có thể bơi đến những nơi có điều kiện sống phù hợp hơn. Đối với tôm nuôi trong ao thì khác. Tôm hoàn toàn phụ thuộc vào môi trường nước ao nuôi và thức ăn được thả xuống. Trong trường hợp này, tôm được nuôi trong điều