TSS là gì, cách kiểm tra và phương pháp xử lý chỉ số TSS
Chất rắn lơ lửng gây nên nhiều tác động đến môi trường sống của chúng ta. Vì thế, chúng phải được xử lý đúng cách trước khi thải ra bên ngoài. Chính xác thì chất rắn lơ lửng TSS là gì? Những ảnh hưởng mà chúng gây ra và nên xử lý như thế nào mới hiệu quả? Trong bài viết này, mời bạn cùng Biogency tìm hiểu nhé!
Chất rắn lơ lửng TSS là gì?
Chất rắn lơ lửng TSS (Total Suspended Solids) là tổng khối lượng các chất không hòa tan, các hạt khô, lơ lửng trong nước bao gồm: các hạt đất sét, tảo, vi khuẩn, các hạt vô cơ, các hạt hữu cơ và vô cơ,…
Chất rắn lơ lửng TSS có thể không phân hủy hoặc phân hủy. Khi TSS không phân hủy sẽ trực tiếp gây nguy hại đến môi trường. Trong trường hợp TSS thuộc dạng có thể phân hủy, TSS sẽ phải cần một lượng oxy lớn để thực hiện quá trình này.
Theo nghiên cứu chỉ ra, chỉ số chất rắn lơ lửng TSS giúp phân loại được các mức độ của nước. Nhờ vậy, các chuyên gia có thể xử lý nước thải hiệu quả và giúp giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước.
Ảnh hưởng của TSS
Vì TSS là những chất rắn lơ lửng trong nước, nên nó ảnh hưởng trực tiếp đến độ trong của nước. Hàm lượng TSS có trong nước càng cao thì nước càng đục.
Đồng thời, khi TSS cao gây tăng nhiệt độ trong nước và giảm mức oxy hòa tan tự nhiên của nước. Điều đó sẽ ngăn cản sự tồn tại của các sinh vật sống trong nước, ví dụ như các loài cá nhỏ.
Chất rắn lơ lửng có thể làm ngừng quá trình quang hợp vì nó gây cản trở ánh sáng mặt trời chiếu vào. Từ đó, làm giảm nồng độ oxy trong nước và gây khó khăn cho sự tồn tại của thực vật.
Đặc biệt, TSS có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Chẳng hạn, các loại tảo và vi khuẩn có thể gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa. Các chất ô nhiễm như kim loại có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hoặc nguy hiểm hơn có thể gây tử vong cho con người. Những chất rắn lơ lửng thông thường như phù sa, cát,… có thể không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nhưng có thể gây ra các vấn đề thẩm mỹ trong hệ thống ống nước, phụ kiện,… trong nhà.
Các cách kiểm tra chỉ số chất rắn lơ lửng TSS
Trong phòng thí nghiệm
- Công thức tính lượng chất rắn lơ lửng:
Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) = Chất rắn tổng cộng (TS) – Tổng chất rắn hòa tan (TDS)
- Quá trình đo được thực hiện qua hai bước như sau:
Bước 1:
Chuẩn bị các dụng cụ đo cần thiết sau:
- Cốc có chất liệu có chất liệu như: sứ, platin, thủy tinh,… có hàm lượng silic cao.
- Tủ nung: 550 ± 50 độ C.
- Bếp nung cách thủy.
- Bình hút ẩm, trong đó chứa chất hút ẩm chỉ thị màu tương ứng với các độ ẩm khác nhau.
- Tủ sấy có nhiệt độ 103 độ C đến 105 độ C.
- Bộ lọc chân không.
- Giấy lọc thủy tinh.
- Cân phân tích chính xác lên đến 0,1 mg.
Bước 2: Tiến hành phân tích hàm lượng TSS có trong nước
Thí nghiệm xác định chất rắn tổng cộng và chất rắn bay hơi:
Chuẩn bị cốc thí nghiệm:
- Làm khô cốc ở nhiệt độ 103 đến 105 độ C trong thời gian 60 phút. Nung cốc ở nhiệt độ 500 – 600 độ C khoảng 1 giờ trong tủ nung (nếu dùng cốc để xác định chất rắn bay hơi).
- Làm nguội cốc trong bình hút ẩm trong 60 phút.
- Cân khối lượng cốc ta được thông số a (gram).
Phương pháp xác định chất rắn tổng cộng (TS):
- Chọn thể tích mẫu có khối lượng nằm giữa 2,5 mg đến 200 mg.
- Làm bay hơi trong tủ sấy ở nhiệt độ 103 đến 105 độ C đến khối lượng không đổi.
- Làm nguội chúng trong bình hút ẩm đến nhiệt độ cân bằng trong thời gian 60 phút.
- Cân được khối lượng b (gram).
Xác định chất rắn bay hơi (TDS):
- Tiếp tục thực hiện giai đoạn 2, khi nung phần khối lượng sau sấy trong tủ nung ở nhiệt độ 500 đến 600 độ C.
- Làm nguội đến nhiệt độ cân bằng trong thời gian khoảng 1 giờ.
- Cân ta được khối lượng c (mg).
Phương pháp xác định tổng chất rắn lơ lửng (TSS):
- Chuẩn bị giấy lọc thủy tinh và làm khô nó đến khối lượng không đổi ở nhiệt độ 103 độ C đến 105 độ C trong thời gian 60 phút.
- Làm nguội giấy lọc thủy tinh trong bình hút ẩm ta được khối lượng d (mg).
- Mẫu cần xác định chất rắn lơ lửng đã xáo trộn đều qua giấy lọc. Làm bay hơi nước trong tủ sấy ở nhiệt độ 103 đến 105 độ C đến khối lượng không đổi.
- Cho giấy lọc vào bình hút ẩm để làm nguội.
- Cân khối lượng giấy lọc ta được khối lượng d (mg).
Chúng ta có công thức tính toán hàm lượng chất rắn lơ lửng TSS trong nước thải như sau:
- Chất rắn tổng cộng TS (mg/L) = [(b-a)×1000]/V (ml)
- Chất rắn bay hơi TDS (mg/L) = [(c-b)×1000]/V (ml)
- Chất rắn lơ lửng TSS (mg/L) = [(d-c)×1000]/V (ml)
Sử dụng dụng cụ
Ngoài cách kiểm tra chỉ số TSS trong phòng thí nghiệm, chúng ta có thể sử dụng các loại dụng cụ sau: thiết bị đo độ đục và TSS cầm tay PTH 090, máy đo tổng chất rắn lơ lửng (TSS) cầm tay,…
Sử dụng máy đo TSS cầm tay có thể cho ra kết quả tức thời để đưa ra những chẩn đoán nhanh cho hệ thống xử lý nước thải. Tuy nhiên, máy đo TSS có độ chính xác không cao bằng việc kiểm tra trong phòng thí nghiệm.
Phương pháp xử lý chất rắn lơ lửng (TSS)
Xử lý bằng quá trình lắng
Trong quá trình lắng, các hạt giữ kích thước và hình dáng của chúng với một vận tốc độc lập. Đồng thời với nồng độ thấp của các hạt lơ lửng, tỷ lệ va chạm hạt rất thấp và do đó độ kết tụ quá nhỏ để tính toán. Dòng nước chảy liên tục sẽ được chia thành bốn phần: khu vực đầu vào, vùng lắng, vùng nén bùn và khu vực đầu ra.
Lưu lượng chảy sẽ theo cùng một hướng về phía trước ở khu vực đầu vào. Sự lắng sẽ xảy ra trong vùng lắng khi dòng nước chảy về phía khu vực đầu ra. Nước được tách cặn và sau đó chảy ra ở khu vực đầu ra. Các hạt lắng sẽ tụ tập tại vùng lắng.
Xử lý bằng hóa chất
Trong bể lắng ngang hay bể lắng đứng, một số hạt có thể sẽ không lắng theo đường chéo tự nhiên. Nên sẽ có hiện tượng nước đầu ra có lẫn cặn lơ lửng trong nước. Để tăng khả năng lắng tách cặn ra khỏi nước, người ta thêm vào nước hóa chất keo tụ như PAC, các loại phèn, Polymer,… giúp chúng đủ nặng để lắng.
Xử lý bằng quá trình tách thủy động lực học
Lực xoáy có thể giúp loại bỏ các chất lơ lửng ra khỏi nước. Chất rắn lơ lửng được kết nối với hệ thống thoát nước và tách các chất rắn ra khỏi nước đã đi vào hệ thống thoát nước. Một số loại máy phân tách còn có khả năng thu gom rác và những chất rắn tổng thể khác.
Xử lý bằng vi sinh
Chất rắn lơ lửng được loại bỏ bằng các vi sinh vật. Quần thể vi sinh vật phát triển mạnh mẽ sẽ giúp tăng sinh bùn hoạt tính, tạo ra bông bùn lớn có thể lắng và làm trong nước, từ đó TSS cũng giảm theo một cách đáng kể.
Vì sao nên xử lý TSS bằng phương pháp sinh học?
Chất rắn lơ lửng (TSS) có thể được xử lý hiệu quả nhờ các chủng vi sinh. Khi thêm vi sinh vào hệ thống, vi sinh sẽ nhanh chóng sử dụng các chất hữu cơ để tổng hợp tế bào và nhân đôi lên.
Trên thị trường có rất nhiều chế phẩm có chứa vi sinh. Đặc biệt, men vi sinh Microbe-Lift IND là sản phẩm giúp xử lý chất lơ lửng TSS hiệu quả mà chúng ta có thể sử dụng. Microbe-Lift có chứa quần thể vi sinh được nuôi cấy dạng lỏng hoạt động mạnh gấp 5 đến 10 lần vi sinh thông thường. Chuyên dùng giảm TSS BOD, COD cho nước thải đa ngành như: công nghiệp, sinh hoạt, đô thị, ngành cao su, ngành dệt nhuộm… Microbe-Lift sẽ góp phần tăng hiệu suất xử lý cho toàn bộ hệ thống, nước thải đầu ra sẽ đạt tiêu chuẩn môi trường.
Hy vọng thông qua bài viết này của Biogency, mọi người đã hiểu được TSS là gì và những kiến thức cần nắm về TSS trong xử lý nước thải. Sử dụng men vi sinh Microbe-Lift IND chứa 13 chủng vi sinh vật đặc hiệu có thể giúp quá trình xử lý diễn ra nhanh chóng, nước thải đầu ra đạt chuẩn môi trường. Sản phẩm Microbe-Lift IND hiện được phân phối tại Việt Nam bởi Biogency. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc cần được giải đáp xin liên hệ qua số hotline 0909 538 514 để được tư vấn.
Tài liệu tham khảo:
- What is Total Suspended Solids (TSS)? | Water & Wastes Digest (wwdmag.com)
- 5.8 Total Solids | Monitoring & Assessment | US EPA
- GUO, Qizhong. Correlation of total suspended solids (TSS) and suspended sediment concentration (SSC) test methods. Rutgers University, Department of Civil and Environmental Engineeering, 2006.
source https://microbelift.vn/tss-la-gi/
Nhận xét
Đăng nhận xét