Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 12, 2022

Những phương pháp đo COD trong nước thải

Hình ảnh
Trong môi trường nước thải, COD đóng vai trò quan trọng, đây được xem là thước đo chỉ định lượng oxy có thể tiêu thụ bởi các phản ứng trong dung dịch. Với bài viết này, hãy cùng với Biogency tìm hiểu kỹ về COD và những phương pháp đo COD trong nước thải nhé! COD trong nước thải là gì? COD (Chemical Oxygen Demand) được hiểu đơn giản là chỉ số thể hiện nhu cầu về lượng oxy để oxy hóa các hợp chất có trong nước thải. Khi COD càng cao thì chứng tỏ tình trạng ô nhiễm càng nặng và cần nhiều tác nhân oxy hóa hơn để xử lý. Tham khảo: COD, BOD, TSS là gì Qua chỉ số COD, ta sẽ biết được cần bao nhiêu oxy để chuyển hóa các chất hữu cơ ô nhiễm thành chất vô cơ, nhằm cải thiện chất lượng nước. COD là chỉ số nói lên mức độ ô nhiễm của nước thải. Trong việc xử lý nước thải, COD là chỉ số nói lên mức độ ô nhiễm của nước thải. Nếu COD trong nước thải cao thì lượng oxy hóa sẽ bị giảm. Điều này sẽ khiến cho các vi sinh vật, hệ sinh thái bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng.  Đơn vị đo của COD là milig

Những nguyên nhân dẫn đến việc xử lý Amoni không đạt

Hình ảnh
Amoni là một trong những tiêu chí chính dùng để xác định mức độ nguy hại của nước thải, cũng như để đối chiếu với tiêu chuẩn nước thải trước khi thải ra bên ngoài. Chính vì thế mà tình trạng xử lý amoni không đạt trở thành một vấn đề rất đáng lưu ý. Trong bài viết này Biogency sẽ giải thích một số nguyên nhân điển hình cho vấn đề này. Tổng quan về Amoni Amoni tồn tại ở dạng nào? Trong môi trường nước thải, Nitơ tồn tại ở dạng Nitơ hữu cơ (N-HC), Nitơ Amoni, Nitơ Nitrit và Nitơ Nitrat Đa phần Nitơ trong nước thải là Nitơ vô cơ, đặc biệt là Amoni, chiếm đến 90 % đến 97% tổng lượng nitơ. Amoni tồn tại ở dạng khí NH3 và NH4+. Khí NH3 không màu, có mùi khai, tan nhiều trong nước, gây chết vi sinh vật trong nước. NH4+ là ion Amoni, ít độc.  Nitrosomonas và Nitrobacter là hai nhóm vi khuẩn chịu trách nhiệm cho việc chuyển hóa Amonia thành Nitrat. Tại sao cần phải xử lý Amoni? Amoni khi ở trong nước với hàm lượng vượt quá quy định cho phép sẽ chuyển hóa thành các chất gây các bệnh nguy

Tìm hiểu về SV30

Hình ảnh
SV30 là chỉ tiêu kiểm tra nước thải giúp xác định tình trạng sức khỏe của hệ thống. Chúng ta không cần kiểm tra chỉ tiêu này khi hệ thống chạy tốt. Tuy nhiên khi nước thải đầu vào có sự thay đổi, SV30 sẽ giúp tìm ra nguyên nhân và khắc phục trước khi hệ thống bị ảnh hưởng. Trong bài viết này hãy cùng với Biogecy tìm hiểu về những kiến thức liên quan đến SV30 nhé! SV30 là chỉ tiêu kiểm tra nước thải giúp xác định tình trạng sức khỏe của hệ thống. SV30 là gì? SV30 là chỉ tiêu kiểm tra khả năng lắng của nước thải. Nước thải sẽ được rót vào chai nhựa hoặc ống và để lắng trong thời gian 30 phút. Cần duy trì việc theo dõi khối lượng chất rắn sau mỗi 5 phút để có thể đưa ra biểu đồ tốc độ lắng. Việc làm này nhằm xác định hệ thống kết bông của bùn như thế nào. Ngoài khối lượng chất rắn lắng đọng, cần quan tâm đến độ đục của bề mặt nước thải, bùn mịn hay không, khối bùn có nổi lên hay không… . Tiến hành thí nghiệm SV30 Để tính được chỉ số SV30, ta dựa vào chỉ số SVI và MLSS qua công thứ

Cách cho tôm ăn hiệu quả

Hình ảnh
Tôm chán ăn, chậm lớn hoặc ăn nhiều nhưng vẫn không khỏe mạnh và lớn nhanh là điều mà bà con nuôi tôm nào cũng lo lắng. Vậy người nuôi tôm nên quản lý chất lượng và liều lượng thức ăn cho tôm như thế nào để tôm luôn ăn ngon miệng, nâng cao sức đề kháng, cho thịt ngon sau khi thu hoạch? Tham khảo ngay bài viết của Biogency để biết cách cho tôm ăn hiệu quả , góp phần tăng năng suất. Lựa chọn thức ăn cho tôm Điều tối quan trọng trong việc cho tôm ăn chính là lựa chọn loại thức ăn chất lượng, phù hợp và “đúng” với nhu cầu dinh dưỡng của tôm. Tôm được ăn thức ăn chất lượng tốt sẽ thuận lợi sinh trưởng và phát triển, cho năng suất vụ mùa cao. Có 3 nhóm thức ăn chính cho tôm: Thức ăn tự nhiên Hay còn gọi là thức ăn hữu cơ. Đây là nguồn thức ăn có sẵn trong ao nuôi như động thực vật phù du, vi sinh vật, mùn bã hữu cơ,… Nguồn thức ăn tự nhiên này rất tốt cho sự sinh trưởng của tôm nhưng thường chiếm tỉ lệ phần trăm khá nhỏ. Sự sinh trưởng và phát triển của chúng phụ thuộc nhiều vào chất

Hướng dẫn phương pháp xi phông đáy ao

Hình ảnh
Rất nhiều bài viết trước của Biogency đã đề cập tới phương pháp xi phông đáy ao , đây là một công tác quan trọng giúp cải thiện chất lượng môi trường nước. Với những người nuôi tôm lâu năm, giàu kinh nghiệm thì khái niệm này đã không còn xa lạ. Tuy nhiên bà con mới bước chân vào lĩnh vực nuôi tôm chắc chắn còn nhiều bỡ ngỡ. Vậy thì đừng bỏ qua bài viết này vì Biogency sẽ hướng dẫn bà con cách xi phông đáy ao thật cặn kẽ, đảm bảo môi trường ao nuôi luôn đạt tiêu chuẩn chất lượng. Xi phông đáy ao là gì? Xi phông có khá nhiều tên gọi và cách viết na ná nhau tùy theo bà con sử dụng, ví dụ như xiphong, xifong, hay tên tiếng Anh là Siphon. Từ xi phông dùng để chỉ các thiết bị lưu thông chất lỏng, thường được làm từ sắt, thép, nhựa, inox hoặc cũng có thể là kính.  Trong nuôi trồng thủy sản, xi phông là hành động làm sạch đáy ao nuôi bằng cách hút các chất thải, thức ăn thừa, vỏ tôm,… ra khỏi ao. Tần suất xi phông khuyến nghị là khoảng 2 – 3 lần/ngày để đảm bảo môi trường ao nuôi thuận lợ

Xử lý nước thải chăn nuôi bò bằng vi sinh

Hình ảnh
Ngành chăn nuôi bò ở nước ta luôn được đầu tư rất nhiều về quy mô, hiện nay còn đang có xu hướng phát triển mạnh hơn, kéo theo tình trạng nước thải ra môi trường cũng ngày càng phức tạp. Xử lý nước thải chăn nuôi bò vì thế mà cần được quan tâm nhiều hơn. Nước thải chăn nuôi bò có đặc trưng như thế nào? Trang trại chăn nuôi bò – nơi thải ra nhiều nước thải nguy hiểm Về nguồn gốc, nước thải ngành chăn nuôi bò chủ yếu phát sinh từ quá trình vệ sinh cho vật nuôi, vệ sinh chuồng trại hay khu vực máng ăn. Trong nước thải này có chứa nhiều vụn thức ăn, chất thải của con bò cũng như các phần rơm, trấu sưởi ấm trong chuồng. Nồng độ ô nhiễm của nước thải chăn nuôi bò là khá cao, đặc trưng chủ yếu là ô nhiễm hữu cơ với nồng độ N rất cao. Chỉ số BOD, COD trong nước cũng đều vượt xa với mức quy định. Thông thường, màu sắc của nước thải chăn nuôi bò sẽ có dạng nâu đục do các chất rắn trong quá trình vệ sinh tạo nên. Nước thải chăn nuôi bò khi thải ra môi trường sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hệ

Nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm gồm những gì? Cách quản lý như thế nào?

Hình ảnh
Biogency đã đề cập ở những bài viết trước đây về nguồn thức ăn cho tôm gồm 3 loại: thức ăn tự nhiên, thức ăn công nghiệp và thức ăn tự chế. Nhiều bà con thường chỉ chú trọng đến lượng thức ăn bổ sung là thức ăn công nghiệp và thức ăn tự chế mà bỏ qua vai trò của nguồn thức ăn tự nhiên đối với tôm. Trên thực tế, chính những loại thức ăn có sẵn trong tự nhiên này lại là mắt xích quan trọng trong quá trình phát triển của tôm. Để hiểu rõ hơn, mời bà con tham khảo bài viết của Biogency về vai trò, cách quản lý các loại thức ăn tự nhiên cho tôm . Vai trò của thức ăn tự nhiên cho tôm Trong nuôi tôm nước ngọt, nước mặn hay nước lợ thì các loại thức ăn tự nhiên (bao gồm cả động vật và thực vật có trong môi trường sống) đều giữ vai trò quan trọng đối với tôm nuôi. Đặc biệt là ở giai đoạn phát triển từ ấu trùng lên tôm trưởng thành. Để tôm phát triển tốt, không chỉ cần thức ăn công nghiệp hay thức ăn tự chế mà nguồn thức ăn tự nhiên trong ao cũng giữ vai trò rất quan trọng. Tôm ở giai đoạn

Tác dụng của NaOH trong xử lý nước thải

Hình ảnh
Hệ thống xử lý nước thải là một phần không thể thiếu của các doanh nghiệp. Việc vận hành hệ thống xử lý nước thải phụ thuộc nhiều vào các loại vi sinh, hóa chất xử lý nước thải. Trong đó NaOH trong xử lý nước thải đang được nhiều công ty sử dụng trong các công trình xử lý nước thải có tính axit. NaOh là gì? NaOH (xút) là một loại hợp chất vô cơ của Natri, có tên gọi là Natri Hydroxit, Hydro Natri, Sodium Hydroxide hay xút ăn da.   Natri Hydroxit tinh khiết ở dạng chất rắn, có màu trắng, ở dạng vảy, viên, hạt hoặc ở dạng dung dịch bão hòa 50%. Vì Natri Hydroxit rất dễ hấp thụ khí CO2 có trong oxy, nên nó thường sẽ được bảo quản trong bình có nắp đậy kín hoặc được đóng gói kỹ lưỡng trong bao bì có nhiều lớp bảo vệ. NaOH (xút) là một loại hợp chất vô cơ của Natri. NaOH (xút) có thể phản ứng mạnh mẽ với nước (H2O) và giải phóng ra lượng nhiệt lớn, hòa tan được trong Metanol, Etanol và cũng hòa tan được trong ete và những dung môi không phân cực. NaOH (xút) là hóa chất được dùng ph

Bí quyết nuôi tôm mùa lạnh

Hình ảnh
Tôm là loài động vật nhạy cảm với sự biến đổi của thời tiết, nhất là tôm thẻ chân trắng. Nhiệt độ quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của tôm. Ở bài viết trước Biogency đã chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc tôm trong mùa nắng nóng, hôm nay xin tiếp tục chia sẻ đến bà con bí quyết nuôi tôm mùa lạnh . Bà con tham khảo áp dụng theo để đảm bảo vụ mùa bội thu, giảm thiểu tình trạng tôm chết yểu. Ảnh hưởng của nhiệt độ thấp đến ao tôm Tôm chỉ có thể sinh trưởng, phát triển ổn định trong một khoảng nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ phù hợp cho tôm thẻ chân trắng là 26 – 32 độ C. Nhiệt độ phù hợp cho tôm sú là 28 – 30 độ C. Trong khi đó, vào mùa lạnh nhiệt độ nước ao nuôi sẽ xuống thấp hơn đáng kể so với nhiệt độ thích hợp với tôm, đặc biệt nhiệt độ sẽ xuống càng nhanh hơn khi tiến hành sục khí. Khi nhiệt độ xuống thấp hơn 20 độ C, tôm sẽ chịu những ảnh hưởng đáng kể như sau: Tôm ngừng sinh trưởng. Giảm ăn, giảm cường độ bắt mồi. Hệ số FCR (hệ số chuyển đổi thức ăn) tăn