Nguyên nhân và cách xử lý hiện tượng tôm bám bờ vào ban đêm

Hiện tượng tôm bám bờ vào ban đêm thường xuyên xảy ra ở các ao nuôi có vấn đề về chất lượng nước, nếu không xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của tôm nuôi. Do đó, việc xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tôm bám bờ vào ban đêm sẽ giúp người nuôi tìm ra phương pháp xử lý hiệu quả nhất!

Nguyên nhân tôm bám bờ vào ban đêm

Xác định đúng nguyên nhân xảy ra hiện tượng tôm bám bờ vào ban đêm sẽ giúp người nuôi điều trị kịp thời, hạn chế được những rủi ro ngoài ý muốn. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng tôm bám bờ vào ban đêm, cụ thể:

Tảo quang hợp làm giảm oxy hòa tan

Ở các ao nuôi có mật độ tảo phát triển quá mức thì sẽ xảy ra hiện tượng tôm nổi đầu vào ban đêm. Nguyên nhân xuất phát từ việc tảo sử dụng oxy cho quá trình hô hấp vào ban đêm vào đêm, lúc này hàm lượng oxy hòa tan trong ao nuôi sẽ rất thấp, tôm thiếu oxy sẽ kéo đàn, nổi đầu.

Nước ao dơ, khí độc tăng cao

Ở các ao nuôi công nghiệp mật độ thả nuôi cao, nếu không có biện pháp xử lý nước và các chất cặn bã ở đáy ao tốt thì sẽ xuất hiện các khí độc NH3, H2S, NO2 tăng mạnh – nguyên nhân làm tôm nổi đầu, kéo đàn.

hien tuong tom bam bo vao ban dem do nuoc ao do
Hiện tượng tôm bám bờ vào ban đêm do nước ao dơ

Biến động môi trường

Độ mặn và nhiệt độ môi trường tăng, áp suất giảm cũng sẽ làm tôm kéo đàn bám bờ nổi đầu. Hơn nữa, khi tôm nhiễm các bệnh như: đỏ thân, đen mang,… cũng sẽ dẫn đến hiện tượng tôm bám bờ vào ban đêm. 

Những tác hại ảnh hưởng khi tôm bám bờ vào ban đêm

  • Tôm bỏ ăn, ăn không hết thức ăn, đường ruột đứt khúc.
  • Tôm thiếu oxy dẫn đến không hô hấp và chết rải rác làm ảnh hưởng đến năng suất.
  • Sức đề kháng của tôm yếu dẫn đến dễ nhiễm bệnh làm lây lan bệnh trong ao nuôi.
  • Nếu không kiểm tra, phát hiện sớm và có phương pháp xử lý kịp thời có thể gây chết tôm với tỷ lệ rất cao.

Cách xử lý tôm bám bờ, nổi đầu vào ban đêm

Khi ao nuôi có dấu hiệu tôm bám bờ vào ban đêm thì người nuôi cần xác định chính xác nguyên nhân là do đâu từ đó mới đưa ra cách xử lý chính xác nhất.

Cách xử lý hiện tượng tôm bám bờ do thiếu oxy

Nếu nguyên nhân tôm bám bờ vào ban đêm do thiếu oxy thì người nuôi cần phải tiến hành thay nước để giảm hàm lượng khí độc và giúp oxy khuếch tán dễ dàng hơn, bên cạnh đó đánh oxy viên cấp cứu kịp thời kết hợp với chạy tất cả quạt gió có trong ao nuôi. 

cach xu ly tom bam bo vao ban dem nhu the nao de dat hieu qua cao
Cách xử lý tôm bám bờ vào ban đêm như thế nào để đạt hiệu quả cao?

Xử lý tôm bám bờ do ao nuôi bị nhiễm khí độc

Để xử lý khí độc trong ao, hồ nuôi người nuôi có thể sử dụng Microbe-Lift AQUA N1, đây là sản phẩm vi sinh dạng lỏng, ứng dụng trong phòng ngừa và xử lý khí độc trong ao, hồ nuôi vô cùng hiệu quả. 

Sản phẩm giúp tăng năng suất và sản lượng thu hoạch của tôm nhờ:

  • Thúc đẩy quá trình chuyển hóa (khử) thành phần khí độc diễn ra nhanh chóng và mạnh hơn nhờ 2 chủng men vi sinh Nitrosomonas và Nitrobacter
  • Giảm nồng độ khí độc như: NH3, NO2, H2S trong ao nuôi.
  • Khắc phục tình trạng tôm chết do bị sốc với Amoniac và NO2 cao.
  • Cấp cứu tôm bị thiếu oxy, nổi đầu do tích tụ khí độc.

Cách sử dụng Microbe-Lift AQUA N1:

Đối với ao chưa xuất hiện NO2: Kiểm soát khí độc ngay từ đầu vụ đến suốt vụ nuôi

Bước 1: 100ml + 50 lít nước ao + 20gr Bicacbonat (1 muỗng canh Soda lạnh) không chứa chất diệt khuẩn) khuấy đều, sục khí mạnh liên tục 24 đến 48 tiếng đủ xử lý cho 1.000 m3 nước. 

Bước 2: Tạt 50 lít vi sinh đã ủ cho 1000m3 nước vào lúc 6 – 8 giờ tối.

Bước 3: Duy trì thực hiện 3 ngày sử dụng 1 lần.

  • Từ ngày thứ 10 sau khi thả tôm: 2 – 3 ngày sử dụng 1 lần.
  • Từ ngày 30 – 60: Dùng 2 – 3 ngày 1 lần.

Đối với ao đã xuất hiện NO2 Nồng độ <= 5 mg/l: Đánh 3 nhịp (1,5 chai) liên tục vào buổi tối và duy trì để kiểm soát NO2 không tăng lại

Bước 1: Xử lý lượng NO2 đã xuất hiện trong ao

  • Nhịp 1: Dùng 1.000ml Microbelift Aqua N1 (1 chai) + 50 lít nước ao + 20gr Bicarbonat (không chứa chất diệt khuẩn) khuấy đều, sục khí mạnh liên tục 24 – 48 giờ rồi lấy 25 lít vi sinh ủ xử lý cho 1000 m3 nước.
  • Nhịp 2: Tiếp tục bổ sung thêm vào bồn 250ml Microbelift Aqua N1 + 25 lít nước ao + bổ sung thêm 20gr Bicarbonat khuấy đều, sục khí mạnh liên tục 24h để đánh rồi lấy 25 lít vi sinh ủ xử lý cho 1000 m3 nước.
  • Nhịp 3: Tiếp tục bổ sung thêm vào bồn 250ml Microbelift Aqua N1 + 25 lít nước ao + 20gr Bicarbonat khuấy đều, sục khí mạnh liên tục 24h để đánh. Sau đó, tiếp tục lấy 50 lít vi sinh ủ xử lý cho 1.000 m3 nước.

Bước 2: Sau đó, định kỳ 5 ngày sử dụng 1 lần: ủ 100ml dùng 250ml + 50 lít nước ao + 20gr Bicarbonat khuấy đều, sục khí mạnh liên tục 24 – 48 giờ xử lý cho 1000 m3 nước. 

Đối với ao đã xuất hiện NO2,  5mg/l< NO2< 10 mg/l: Đánh 3 nhịp liên tục (2 chai) vào buổi tối rồi duy trì để kiểm soát NO2 không tăng lại 

Bước 1: Xử lý NO2 có sẵn trong ao

  • Nhịp 1: Ủ sục khí 1.000ml Microbelift Aqua N1 (1 chai) + 50 lít nước ao + 20gr Bicarbonat khuấy đều, sục khí mạnh liên tục 24 – 48 giờ rồi tiếp tục lấy 25 lít vi sinh ủ xử lý cho 1000m3 nước.
  • Nhịp 2: Tiếp tục bổ sung thêm vào bồn 500ml Microbelift Aqua N1 + 25 lít nước ao + bổ sung thêm 20gr Bicarbonat khuấy đều, sục khí mạnh liên tục 24h để đánh. Sau đó, lấy 25 lít vi sinh ủ xử lý cho 1000m3 nước.
  • Nhịp 3:  Sau đó bổ sung thêm vào bồn 500ml Microbelift Aqua N1 + 25 lít nước ao + bổ sung thêm 20gr Bicarbonat  khuấy đều, sục khí mạnh liên tục 24h để đánh rồi lấy lấy 50 lít vi sinh ủ xử lý cho 1000m3 nước.

Bước 2: Định kỳ 5 ngày sử dụng 1 lần: ủ 100 ml + 50 lít nước ao + 20gr Bicarbonat khuấy đều, sục khí mạnh liên tục 24 – 48 giờ xử lý cho 1.000m3 nước. 

Đối với ao đã xuất hiện NO2,  NO2 > 10 mg/l: Đánh 3 nhịp liên tục (3 chai) vào buổi tối rồi duy trì để kiểm soát NO2 không tăng lại

Bước 1: Xử lý NO2 có sẵn trong ao

Nhịp 1: Ủ sục khí 2.000ml Microbelift Aqua N1 (2 chai) + 50 lít nước ao + 20gr Bicarbonat khuấy đều, sục khí mạnh liên tục 24 – 48 giờ. Sau đó, lấy 25 lít vi sinh ủ xử lý cho 1000m3 nước.

Nhịp 2: Bổ sung thêm vào bồn 500ml Microbelift Aqua N1 (1 chai) + 25 lít nước ao + bổ sung thêm 20gr Bicarbonat khuấy đều, sục khí mạnh liên tục 24h để đánh rồi lấy 25 lít vi sinh ủ xử lý cho 1000m3 nước.

Nhịp 3:  Sau đó bổ sung thêm vào bồn 500ml Microbelift Aqua N1 (1 chai) + 25 lít nước ao + thêm 20gr Bicarbonat  khuấy đều, sục khí mạnh liên tục 24h để đánh rồi tiếp tục  lấy thêm 50 lít vi sinh ủ xử lý cho 1000m3 nước.

Bước 2: Sau đó, định kỳ 5 ngày sử dụng 1 lần: Ủ 250ml + 50 lít nước ao + 20gr Bicarbonat khuấy đều, sục khí mạnh liên tục 24 – 48 giờ xử lý cho 1.000m3 nước. 

cach su dung microbe lift aqua n1

Cách xử lý tôm bám bờ vào ban đêm do biến đổi môi trường

Xử lý khi thời tiết nắng nóng

Để hạn chế những tổn hại của sự thay đổi nhiệt độ đến tôm, người nuôi có thể áp dụng biện pháp sau: 

  • Chạy quạt và oxy đáy liên tục để hạn chế việc phân tầng nhiệt độ. Đồng thời, nếu trời nắng gắt có thể dùng lưới che chắn bên trên để hạn chế ánh nắng chiếu trực tiếp xuống hồ. 
  • Để khắc phục tình trạng nhiệt độ và độ mặn tăng cao, người nuôi nên chủ động duy trì mực nước trong ao từ 1,2 – 1,5m. 
  • Luôn duy trì độ pH trong ao trong khoảng 7.5 – 8.5. 

>> Xem thêm: Các giải pháp chống nóng cho tôm

Xử lý ao nuôi khi trời mưa

Để  hạn chế tác động của mưa đến ao tôm người nuôi nên áp dụng giải pháp sau:   

  • Trước khi trời mưa nên rải vôi xung quanh bờ ao với 15 – 20 kg/100m2. 
  • Liên tục chạy quạt, oxy để hạn chế hiện tượng phân tầng nhiệt độ, oxy,… 
  • Nếu thời gian mưa lâu, người nuôi cần giảm lượng thức ăn ít nhất 30% và giảm tiếp nếu nhiệt độ giảm. Sau mưa, người nuôi có thể tăng dần lượng thức ăn dựa theo sự tăng nhiệt độ. 

Tham khảo: Xử lý ao tôm khi trời mưa

Xử lý ao nuôi khi thời tiết trở lạnh

  • Khi trời trở lạnh, nhiệt độ ao giảm thấp sẽ làm giảm sức ăn của tôm đáng kể. Vào thời tiết lạnh này, để cải thiện sức ăn và tốc độ phát triển của tôm, người nuôi nên liên tục chạy quạt và oxy đáy để không gặp phải hiện tượng phân tầng nhiệt độ. 
  • Tăng cường sục khí để cung cấp đầy đủ oxy cho các tầng nước.
  • Kiểm soát lượng thức ăn kỹ càng vào mùa lạnh đóng vai trò hết sức trọng. 
  • Cần kiểm tra nhiệt độ nước hàng ngày.
  • Với ao nuôi tôm ở vùng đón gió mùa đông bắc, cần tiến hành xây dựng phần đáy ao ở phía Đông Bắc sâu hơn và dùng bạt để chắn gió. 

Tham khảo: Cách nuôi tôm khi trời lạnh

Ngoài ra, bà con có thể sử dụng men vi sinh Microbe-Lift AQUA C để làm sạch nước ao nuôi, giúp môi trường ao nuôi ổn định, hạn chế hiện tượng tôm bám bờ vào ban đêm. Men vi sinh này có khả năng hoạt động trong điều kiện độ mặn lên đến 40‰. Sản phẩm đảm bảo an toàn cho môi trường lẫn con người và thủy sản.

Microbe-Lift AQUA C tạo ra hệ sinh thái ao nuôi thuận lợi cho tôm phát triển nhờ mang lại những lợi ích vượt trội như:

  • Phân hủy phân tôm và lượng thức ăn thừa.
  • Xử lý và làm sạch môi trường nước, mang lại sự cân bằng sinh thái cho ao.
  • Ức chế sự sinh sôi của vi sinh vật có hại.
  • Phòng ngừa và giảm hình thành các khí độc trong nước.

Hy vọng với những chia sẻ về nguyên nhân và cách xử lý hiện tượng tôm bám bờ vào ban đêm đã giúp người nuôi có thêm kiến thức và ứng dụng vào ao nuôi của mình một cách hiệu quả nhất. Nếu bà con còn câu hỏi thắc mắc hay muốn được tư vấn kỹ hơn về men vi sinh hãy liên hệ Biogency để được tư vấn nhé!



source https://microbelift.vn/tom-bam-bo-vao-ban-dem/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cơ sở hình thành và cách tính tỷ số F/M

Quy trình xử lý nước cấp đạt chuẩn hiện nay

Bể lắng sinh học là gì? Vai trò, cách tăng hiệu suất xử lý của bể