Phương pháp xử lý nước thải thẩm mỹ viện
Nhu cầu làm đẹp ngày càng gia tăng dẫn đến sự xuất hiện của các thẩm mỹ viện ngày càng nhiều. Bên cạnh những lợi ích về kinh tế, vấn đề nước thải phát sinh từ các thẩm mỹ viện cũng rất nghiêm trọng vì đây cũng được xem là nước thải y tế, chứa các thành phần độc hại cần được xử lý theo quy chuẩn nhà nước trước khi thải ra môi trường. Hãy cùng Biogency tìm hiểu những đặc trưng và phương pháp xử lý nước thải thẩm mỹ viện hiệu quả nhé!
Đặc trưng nước thải thẩm mỹ viện
Nước thải thẩm mỹ viện có các thành phần đặc trưng gây hại đến sức khỏe con người và hệ sinh thái. Cụ thể như sau:
Thành phần
- Nước thải phát sinh từ phòng phẫu thuật: Dịch, máu, hóa chất, kim loại nặng (bao gồm thủy ngân, đồng, kẽm, chì) cùng các vi khuẩn gây bệnh như E.Coli, Coliform, Salmonella…)
- Nước thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của nhân viên và bệnh nhân: Bao gồm các chất hữu cơ, dầu mỡ, rác thải, BOD (hàm lượng trung bình 250 – 800mg/l), chất rắn, Nito và Photpho khá cao.
- Nước thải phát sinh từ nhà vệ sinh: Tuy lưu lượng nước thải ở các phòng vệ sinh thấp, được xử lý qua bể tự hoại 3 ngăn nhưng vẫn chứa nhiều vi sinh vật gây hại, các chất cặn và hàm lượng TSS cao.
Tác hại
- Đối với sức khỏe con người: Các mầm bệnh trong nước thải thẩm mỹ viện có thể lây lan và gây các bệnh nguy hiểm như trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu vàng, bại liệt… Ngoài ra, với nước thải chưa được xử lý triệt để, nếu để con người tiếp xúc hoặc sử dụng sẽ có khả năng cao mắc các bệnh mãn tính như bệnh thận, ung thư, tiêu chảy, bệnh về đường tiêu hóa…
- Đối với môi trường: Gây thiếu hụt oxy môi trường nước, suy giảm sức đề kháng của các loài thủy sinh, chậm phát triển và chết hàng loạt. Các kim loại nặng trong nước thải khi thải ra ngoài sẽ làm biến đổi mục đích sử dụng đất, cụ thể khi trâu, bò, gà hoặc con người tiếp xúc với phần đất đã bị ô nhiễm từ nước thải thẩm mỹ sẽ mắc các bệnh nguy hiểm, gây thiệt hại về sức khỏe và kinh tế
Xử lý nước thải thẩm mỹ viện bằng phương pháp bể sinh học
Phương pháp xử lý nước thải thẩm mỹ viện bằng bể sinh học có sơ đồ như sau:
Quy trình xử lý:
- Bể điều hòa kết hợp Anoxic: Bể này còn gọi là bể xử lý sinh học thiếu khí vì được cấy chủng vi sinh vật thiếu khí thích hợp giúp khử triệt để Nitrat và khử COD, BOD. Người ta thường dùng men vi sinh Microbe-Lift IND ở giai đoạn này để tăng cường quá trình khử Nitrat hiệu quả. Sản phẩm chứa chủng vi sinh Khử Nitrat Pseudomonas sp giúp giảm Nitơ tổng, Amoni, Nitrit, Nitrat. Bên cạnh đó, bể sinh học thiếu khí còn được khuấy bằng 2 bơm khuấy trộn luân phiên góp phần đẩy lượng N2 ra khỏi dòng thải.
- Từ bể thiếu khí nước thải tiếp tục được dẫn qua bể sinh học hiếu khí. Tại đây, cung cấp các vi sinh vật phân hủy hiếu khí và duy trì bằng cách cung cấp oxy từ máy sục khí (máy có sự kết hợp từ đĩa phân phối dạng tinh). Máy có chức năng cung cấp đủ lượng oxy hòa tan cho các vi sinh vật phát triển cũng như khử toàn bộ lượng COD, BOD còn lại sau đó chuyển hóa toàn bộ amoni thành Nitrat (Nitrat sau đó sẽ được khử). Các vi sinh vật này được bổ sung bằng cách tiếp tục sử dụng vi sinh Microbe-Lift IND trong hệ thống để xử lý. Ngoài chức năng giảm BOD, COD, TSS, sản phẩm còn giúp phân hủy những chất hữu cơ có trong nước thải và đẩy nhanh quá trình xử lý sinh học. Mặt khác, nước thải từ bể tự hoại có nồng độ Amoni rất cao do đó khi xử lý sẽ cần bổ sung thêm bicacbonat để cung cấp CO2 cho quá trình Nitrat hóa. Sau khi đã khử xong toàn bộ các thành phần ô nhiễm, nước thải thẩm mỹ viện trong bể sẽ đi vào bể lắng để tách bùn ra khỏi dòng nước thải.
- Tại bể lắng: Bể này thiết kế bằng phương pháp lắng trọng lực. Theo đó toàn bộ lượng cặn lơ lửng sẽ được loại bỏ quá trình lắng trọng lực.
- Sau khi xử lý, nước thải được thu tại máng răng cưa về bể trung gian kết hợp quá trình khử trùng để xử lý toàn bộ các vi sinh bệnh gây bệnh có mặt trong dòng thải. Tại bể khử trùng, chlorine thường xuyên được ngâm để khử các vi sinh vật gây bệnh.
- Sau khi xử lý nước thải được bơm ra ngoài thông qua hệ thống thoát nước. Tại bể lắng sinh học hiếu khí, bùn sẽ tiếp tục được bơm về bể sinh học thiếu khí để duy trì lượng bùn sinh học trong bể. Tiếp theo bể thiếu khí có nhiệm vụ khử lượng Nitrat còn lại trong dòng thải. Thời gian sau đó nếu bùn trong bể sinh học nhiều sẽ được xả bớt về bể tự hoại và được định kỳ hút bỏ. Nên kết hợp sử dụng men vi sinh Microbe-Lift SA để tăng tốc quá trình phân hủy bùn đáy cũng như tăng cường khả năng lắng. Lượng bùn sau một thời gian sẽ giảm nhanh và hạn chế phát sinh mùi hôi trong bể chứa.
- Nước thải tiếp tục được dẫn qua bể bể trung gian để khử trùng thêm và loại bỏ toàn bộ COD, Nito, Photpho, vi sinh vật gây bệnh. Sau xử lý, nước thải thẩm mỹ viện đạt tiêu chuẩn theo QCVN 28:2010– BTNMT – cột A.
Ưu điểm phương pháp:
- Tiết kiệm chi phí đầu tư hệ thống.
- Dễ vận hành.
- Thời gian thi công ngắn.
- Các sản phẩm vi sinh sử dụng vừa thân thiện với môi trường vừa đạt hiệu quả tốt.
Tham khảo: Xử lý nước thải phòng khám
Xử lý nước thải thẩm mỹ viện bằng men vi sinh Microbe-Lift
Các sản phẩm sinh học thường được sử dụng trong hệ thống xử lý nước thải thẩm mỹ viện bao gồm: Microbe-Lift IND và Microbe-Lift SA giúp tăng hiệu quả và tiết kiệm chi phí cho quá trình xử lý.
Vi sinh Microbe-Lift IND xử lý BOD, COD, TSS
Sản phẩm men vi sinh Microbe-Lift IND được sử dụng tại hai bể là bể Anoxic (bể sinh học thiếu khí) và bể Aerotank (bể sinh học hiếu khí).
- Tại bể sinh học thiếu khí: Microbe-Lift IND có nhiệm vụ tăng cường quá trình khử Nitrat thông qua chủng vi sinh có trong sản phẩm là Pseudomonas sp.
- Tại bể sinh học hiếu khí: Các vi sinh vật hiếu khí trong sản phẩm có khả khử toàn bộ lượng COD, BOD còn lại sau đó chuyển hóa toàn bộ amoni thành Nitrat (Nitrat sau đó sẽ được khử). Ngoài ra vi sinh còn có công dụng phân hủy cả những hợp chất hữu cơ khó phân hủy như Benzene-, Toluene- or Xylene- (BTX).
Cách sử dụng:
– Tháng đầu sử dụng vi sinh:
- Ngày 1 – 2: liều lượng 40 – 80 ml/m3.
- Ngày 3 – 7: liều lượng từ 10 – 20 ml/m3.
- Ngày 8 – 30: liều lượng từ 2 – 5 ml/m3.
– Liều lượng duy trì hiệu suất toàn hệ thống: Từ 1 – 5 ml/m3.
Vi sinh Microbe-Lift SA xử lý bùn
Trong hệ thống xử lý nước thải thẩm mỹ viện bằng phương pháp sinh học, tại các bể sinh học nếu chứa nhiều bùn ta sử dụng vi sinh Microbe-Lift SA để giảm bùn hiệu quả. Sản phẩm chứa các vi sinh xử lý bùn có hoạt tính mạnh như: Bacillus amyloliquifaciens, Bacillus licheniformis, Bacillus megaterium, Bacillus subtilis, Humic, humate… giúp tăng tốc độ phân hủy lớp bùn đáy đồng thời tăng khả năng lắng trong các bể xử lý. Bùn sau khi được phân hủy sẽ làm tăng thể tích hữu dụng của các bể và giảm tần suất nạo vét cũng như phát sinh mùi hôi trong quá trình bảo trì hệ thống
Cách sử dụng:
– Tháng đầu sử dụng:
- Ngày 1 – 2: liều lượng từ 40 – 80 ml/m3.
- Ngày 3 – 7: liều lượng từ 10 – 20 ml/m3.
- Ngày 8 đến 30: liều lượng từ 2 – 5 ml/m3.
– Liều lượng duy trì hiệu suất toàn hệ thống: Từ 1 – 5 ml/m3.
Tham khảo: Xử lý nước thải bệnh viện đạt chuẩn
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đầy đủ những thông tin về đặc trưng cũng như phương pháp xử lý nước thải thẩm mỹ viện, đặc biệt nên sử dụng các sản phẩm vi sinh Microbe-Lift đã nêu trên để tăng hiệu quả xử lý và đảm bảo an toàn, thân thiện với môi trường. Liên hệ với Biogency qua HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn và hỗ trợ đặt mua sản phẩm nhanh nhất!
source https://microbelift.vn/xu-ly-nuoc-thai-tham-my-vien/
Nhận xét
Đăng nhận xét