Xử lý nước thải nước giải khát như thế nào cho hiệu quả?

Bên cạnh việc đáp ứng các nhu cầu về phát triển kinh tế, các nhà máy sản xuất đồ uống, cụ thể là nước giải khát cũng cần hiểu rõ về những tác động tiêu cực của loại nước thải này đối với môi trường, và đầu tư vào hệ thống xử lý nước thải phù hợp để việc xử lý nước thải nước giải khát đạt hiệu quả và tối ưu chi phí nhất cho doanh nghiệp. Hãy cùng Biogency đi tìm câu trả lời cho vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Vì sao cần xử lý nước thải nhà máy sản xuất nước giải khát?

Ngành sản xuất đồ uống mà cụ thể là nước giải khát nhìn chung đang trên đà phát triển mạnh do nhu cầu của người tiêu dùng ngày một tăng cao. Tỷ lệ thuận với số lượng thành phẩm được sản xuất ra ngày một nhiều, lượng nước thải cũng gia tăng liên tục, điều này đã gây tác động không nhỏ đến môi trường khi tiếp nhận lượng lớn nước thải chưa qua xử lý.

01 xu ly nuoc thai nha may san xuat do uong
Nhu cầu sản xuất nước giải khát gia tăng làm tăng lượng nước thải phát sinh.

Một số tác động tiêu cực mà nước thải nhà máy sản xuất nước giải khát chưa qua xử lý gây ra cho môi trường và con người có thể kể đến là:

  • Làm ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận, gây nên tình trạng ô nhiễm cục bộ và làm ô nhiễm nguồn nước ngầm, qua đó gây ảnh hưởng đến nguồn nước sản xuất, sinh hoạt thường ngày của người dân sống xung quanh khu vực nhà máy.
  • Nước thải ô nhiễm thải ra môi trường gây mất mỹ quan đô thị, phát sinh mùi hôi thối khó chịu, là nguồn phát sinh nhiều vi khuẩn, bệnh hại cho con người, đặc biệt là công nhân viên làm việc trực tiếp tại nhà máy.
  • ..v..v..

Với những tác động tiêu cực kể trên, việc xử lý nước thải nhà máy sản xuất nước giải khát đạt chuẩn trước khi thải ra môi trường là việc làm cần thiết và bắt buộc ở mỗi doanh nghiệp. Nhưng làm thế nào để xử lý nước thải nhà máy sản xuất nước giải khát hiệu quả là câu hỏi mà nhiều doanh nghiệp hiện nay đang quan tâm.

Tham khảo: Xử lý nước thải nhà máy chế biến thực phẩm

Xử lý nước thải nhà máy nước giải khát như thế nào cho hiệu quả?

Để xử lý nước thải nhà máy sản xuất đồ uống – nước giải khát hiệu quả và tối ưu chi phí cho doanh nghiệp, bạn cần hiểu đúng về đặc trưng của loại nước thải này để từ đó đưa ra quy trình xử lý sao cho phù hợp nhất. Cụ thể như sau:

1. Cần hiểu đúng về đặc trưng của nước thải nhà máy sản xuất nước giải khát:

Nước thải phát sinh từ nhà máy sản xuất nước giải khát chủ yếu từ 2 quá trình chính, là: Quá trình sản xuất và quá trình sinh hoạt.

  • Đối với quá trình sản xuất nước giải khát: Nước thải phát sinh từ các giai đoạn rửa nguyên liệu, lau dọn nhà xưởng, máy móc thiết bị, tiệt trùng thành phẩm, thải bỏ những sản phẩm không đạt chất lượng, sản phẩm hư hỏng do quá trình vận chuyển, bảo quản…
  • Đối với quá trình sinh hoạt của công nhân viên: Nước thải phát sinh chủ yếu từ các hoạt động vệ sinh thường ngày, rửa tay, ăn uống, nước thải từ căn-tin nấu ăn.

Ngoài ra, nước thải nhà máy sản xuất nước giải khát còn phát sinh từ các hệ thống máy làm lạnh, lò hơi, dầu mỡ rò rỉ từ các loại máy móc, thiết bị sau quá trình vận hành. Tuy nhiên, lượng nước thải này không nhiều.

Nước thải từ quá trình sản xuất nước giải khát hay nước thải từ quá trình sinh hoạt của công nhân viên đều có những đặc trưng ô nhiễm tương tự nhau, đó là: Đều chứa hàm lượng cao các chất ô nhiễm hữu cơ BOD, COD, TSS và một ít các hợp chất ô nhiễm có chứa Nitơ và Phốtpho.

Bảng dưới đây sẽ mô tả rõ hơn cho bạn về hàm lượng ô nhiễm có trong nước thải nhà máy sản xuất nước giải khát:

STT CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ GIÁ TRỊ ĐẦU VÀO Cột A, QCVN 40:2011/BTNMT
1 pH 6,12 6 – 9
2 COD mgO2/l 1483 75
3 BOD5 mgO2/l 937 30
4 SS mg/l 485 50
5 Tổng Nitơ mg/l 18 20
6 Tổng Photpho mg/l 3,1 4
7 Tổng Coliform MPN/100ml 2,2 x 10⁴ 3000
8 Dầu mỡ mg/l 3,9 5

Qua bảng trên có thể thấy rằng: Hàm lượng COD, BOD5 và SS có trong nước thải vượt nhiều lần so với Cột A, QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.

Hiểu được đặc trưng của nước thải, việc tiếp theo mà bạn nên làm là xây dựng quy trình xử lý nước thải nhà máy sản xuất nước giải khát sao cho tối ưu cho quá trình xử lý chất ô nhiễm và chi phí cho doanh nghiệp.

2. Quy trình xử lý nước thải nhà máy sản xuất đồ uống – nước giải khát giúp tối ưu hiệu quả và chi phí:

Dưới đây là quy trình xử lý nước thải nhà máy sản xuất đồ uống – nước giải khát áp dụng công nghệ sinh học được nhiều nhà máy sử dụng mà bạn có thể tham khảo:

02 xu ly nuoc thai nha may san xuat do uong
Sơ đồ quy trình xử lý nước thải nhà máy sản xuất đồ uống – nước giải khát áp dụng công nghệ sinh học.

Đặc trưng của quy trình này là sử dụng bể sinh học hiếu khí để loại bỏ các hợp chất ô nhiễm BOD, COD và SS.

Tuy nhiên, nước thải trước khi được đưa vào bể sinh học hiếu khí cần qua bể điều hòa, tại đây nước thải được châm thêm các chất xúc tác như xút, axit để cân bằng lại pH, và sau đó qua bể lắng trước khi đưa vào bể sinh học hiếu khí để xử lý các hợp chất ô nhiễm hữu cơ.

Tại bể sinh học hiếu khí (có tên gọi khác là bể Aerotank), để giúp bể này xử lý các chất ô nhiễm hiệu quả, có 2 điều cần thiết mà bạn quan tâm là:

Thứ nhất, mật độ vi sinh vật hiếu khí có trong bể phải đủ để xử lý chất ô nhiễm:

Vi sinh vật là yếu tố cốt lõi của bể sinh học trong xử lý nước thải có chứa hàm lượng chất hữu cơ cao. Bể hiếu khí trong nước thải nhà máy sản xuất nước giải khát cũng vậy. Loại bể này sử dụng các chủng vi sinh vật hiếu khí phân hủy chất hữu cơ qua cơ chế sử dụng các chất hữu cơ ô nhiễm làm nguồn thức ăn.

Với điều kiện thông thường ở bể sinh học hiếu khí, mật độ sinh vật thường không đủ cho quá trình phân hủy lượng lớn chất ô nhiễm, do đó việc bổ sung thêm các chủng vi sinh vật hiếu khí vào bể này là điều cần thiết.

Một trong những dòng men vi sinh hiếu khí chuyên biệt cho quá trình xử lý BOD, COD, TSS mà bạn có thể tham khảo là Microbe-Lift IND. Đây là dòng men vi sinh dạng lỏng, chứa đa dạng chủng vi sinh nhất trên thị trường (13 chủng). Đồng thời, với khả năng hoạt động của vi sinh mạnh gấp 5 – 10 lần so với các chủng thông thường, Microbe-Lift IND sẽ giúp bạn rút ngắn được thời gian để xử lý nước thải nhà máy sản xuất đồ uống – nước giải khát về trạng thái đạt chuẩn.

03 xu ly nuoc thai nha may san xuat do uong
Men vi sinh Microbe-Lift IND giúp xử lý nước thải nhà máy sản xuất nước giải khát đạt chuẩn nhanh chóng, đồng thời giảm đáng kể mùi hôi và bùn thải.

Thứ hai, là điều kiện hoạt động của bể phải phù hợp cho vi sinh hoạt động:

Để quá trình xử lý nước thải nhà máy sản xuất đồ uống – nước giải khát ở bể sinh học hiếu khí diễn ra tối ưu, việc kiểm soát các điều kiện hoạt động của bể là yếu tố quan trọng không kém. Các yếu tố cần kiểm soát bao gồm:

  • Nồng độ oxy hòa tan tối thiểu: DO >=2 mg/l.
  • pH từ 7.0 – 8.5.
  • Nhiệt độ từ 20 – 35℃.

Tham khảo: Xử lý nước thải nhà máy sản xuất sữa

Xử lý nước thải nhà máy sản xuất đồ uống – nước giải khát là việc làm cấp thiết và cần được thực hiện ngay. Nếu bạn gặp bất kỳ khó khăn nào trong quá trình xử lý nước thải nhà máy sản xuất đồ uống, nước giải khát, bia, thực phẩm, hãy liên hệ ngay Biogency qua Hotline 0909 538 514, chúng tôi sẽ hỗ trợ nhanh nhất!



source https://microbelift.vn/xu-ly-nuoc-thai-nuoc-giai-khat/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cơ sở hình thành và cách tính tỷ số F/M

Quy trình xử lý nước cấp đạt chuẩn hiện nay

Bể lắng sinh học là gì? Vai trò, cách tăng hiệu suất xử lý của bể