Nước thải sinh hoạt chảy đi đâu? Phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt là một trong những loại nước thải phổ biến nhất trong đời sống hằng ngày. Với khối lượng nước thải lớn như vậy chúng sẽ chảy đi đâu và được xử lý như thế nào? Hãy cùng Biogency tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nước thải sinh hoạt là gì?
Nước thải sinh hoạt là một trong những loại nước thải phổ biến trong cuộc sống. Chúng phát sinh hằng ngày, chủ yếu do hoạt động cá nhân của con người như sinh hoạt ăn uống, vệ sinh, tắm rửa…
Nước thải sinh hoạt được phân thành nhiều loại khác nhau, dựa vào nơi phát sinh của chúng như:
- Nước thải sinh hoạt của cá nhân/hộ gia đình.
- Nước thải sinh hoạt của tòa nhà (có thể là chung cư, trung tâm thương mại, hoặc cao ốc kinh doanh, là tập hợp của nước thải sinh hoạt của cá nhân/hộ gia đình mà tạo thành).
- Nước thải sinh hoạt của công nhân viên trong hoạt động sản xuất, chế biến tại nhà máy/khu công nghiệp.
Nước thải sinh hoạt chảy đi đâu?
Đối với nước thải sinh hoạt của cá nhân/hộ gia đình chúng sẽ chảy về khu tập trung nước thải tòa nhà. Tại đây, nước thải sẽ được đưa vào hệ thống xử lý để xử lý các chỉ tiêu ô nhiễm trước khi thải ra môi trường hoặc đấu nối với một hệ thống xử lý nước thải khác lớn hơn (ví dụ khu đô thị) để xử lý.
Đối với nước thải sinh hoạt của công nhân viên trong hoạt động sản xuất, chế biến tại nhà máy/khu công nghiệp, chúng thường được gom chung với nước thải phát sinh từ quá trình sản xuất/chế biến (ví dụ như nước thải từ quá trình chế biến thực phẩm, nước thải từ quá trình chế biến thủy sản, nước thải từ quá trình chế biến mủ cao su…) và đưa vào hệ thống xử lý nước thải để xử lý đạt chuẩn trước khi xả thải ra môi trường. Công nghệ áp dụng để xử lý loại nước thải này tùy vào đặc trưng của loại hình sản xuất/chế biến của nhà máy sẽ áp dụng những công nghệ xử lý khác nhau.
Do đó, đối với phạm vi bài này sẽ tập trung đưa phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt của tòa nhà (xử lý nước thải phát sinh do hoạt động sinh hoạt của con người).
Phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt
Như đã nói, nước thải sinh hoạt tòa nhà phát sinh chủ yếu do các hoạt động sinh hoạt/vệ sinh của con người mà tạo thành, do đó chúng thường có đặc trưng là chứa hàm lượng cao các chất hữu cơ dễ phân hủy như BOD, COD, TSS, Nitơ Amonia… Bên cạnh đó, chúng còn chứa lượng Amoni cao, vi sinh vật có hại và mùi hôi gây khó chịu.
Nhà nước Việt Nam đã ban hành QCVN 14:2008/BTNMT – QUY CHUẨN QUỐC GIA VỀ NƯỚC THẢI SINH HOẠT để quy định giới hạn các thông số ô nhiễm đầu ra nhằm mục tiêu bảo vệ môi trường sinh thái chung.
2 thông số thường bị vượt đối với nước thải tòa nhà là BOD5 và Amoni. Nồng độ vượt của mỗi chỉ số được ví dụ qua bảng dưới đây:
TT | Thông số | Đơn vị | Giá trị ô nhiễm | Giá trị C | |
A | B | ||||
1 | BOD5 (200C) | mg/l | 150 – 400 | 30 | 50 |
2 | Amoni (tính theo N) | mg/l | 20 – 50 | 5 | 10 |
Công nghệ được áp dụng để xử lý loại nước thải này thường là công nghệ sinh học AO (Anoxic – Oxic). Và để quá trình xử lý diễn ra hiệu quả, hệ thống thường được kèm theo bước xử lý sơ bộ (lược rác, tách mỡ…). Quy trình xử lý cụ thể như sau:
Bể thu gom → Lược rác/tách mỡ → Bể điều hòa → Bể thiếu khí → Bể hiếu khí → Bể tách bùn/lắng → Bể khử trùng → Nguồn tiếp nhận
Chất ô nhiễm trong nước thải được loại bỏ ở 2 bước xử lý ở bể thiếu khí và hiếu khí. Trong đó, bể hiếu khí có nhiệm vụ xử lý Amoni và bể thiếu khí có nhiệm vụ xử lý BOD5, kèm theo đó là COD, TSS và khử Nitrat.
Để 2 bước xử lý trên diễn ra hiệu quả, việc kiểm soát các yếu tố vận hành và bổ sung thêm các chủng vi sinh chuyên biệt để tăng tốc quá trình xử lý là rất quan trọng. Biogency hướng dẫn bạn kiểm soát các điều kiện vận hành và chủng vi sinh cần bổ sung như sau:
STT | Yếu tố cần kiểm soát | Đối với bể hiếu khí | Đối với bể thiếu khí |
1 | Độ pH | 7,0 – 8,.5 (Tối ưu 7,5 – 8,0) | 7,0 – 8,5 |
2 | Nồng độ oxy hòa tan (DO) | Tối thiểu: 2 mg/l | < 0,5 mg/l |
3 | Độ kiềm Cacbonat | Tối thiểu: 150 mgCaCO3/l | – |
4 | Tỷ lệ C/N | – | Tối thiểu 7:1 |
5 | Yêu cầu cần kiểm soát khác | Cần có đường nội tuần hoàn nước thải từ cuối bể hiếu khí về đầu bể thiếu khí để quá trình xử lý Nitrat diễn ra hiệu quả (tỷ lệ nội tuần hoàn từ 1,5Q – 4Q tùy hệ thống). | |
6 | Chủng vi sinh cần bổ sung | Nitrosomonas, Nitrobacter | Bacillus amyloliquefaciens, Bacillus licheniformis, Bacillus subtilis,
Pseudomonas citronellolis, Rhodopseudomonas palustris, Wolinella succinogenes…. |
Khi sử dụng bộ đôi men vi sinh Microbe-Lift N1 và Microbe-Lift IND để xử lý nước thải sinh hoạt chúng có khả năng:
Cung cấp đầy đủ các chủng vi sinh vật cần thiết cho quá trình xử lý chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt:
- Microbe-Lift N1: Cung cấp 2 chủng Nitrosomonas và Nitrobacter cho quá trình Nitrat hóa (xử lý Amoni).
- Microbe-Lift IND: Cung cấp các chủng Bacillus amyloliquefaciens, Bacillus licheniformis, Bacillus subtilis, Pseudomonas citronellolis, Rhodopseudomonas palustris, Wolinella succinogenes…. cho quá trình khử Nitrat, xử lý BOD, COD và TSS.
- Các chủng vi sinh vật đều được sản xuất và bảo quản ở dạng lỏng, do đó có thể sử dụng trực tiếp vào bể xử lý mà không cần kích hoạt. Hoạt tính của vi sinh đảm bảo mạnh từ 5-10 lần so với vi sinh vật thông thường.
- Quá trình xử lý đạt hiệu quả nhanh. Điển hình là tòa nhà MWG (với công suất nước thải sinh hoạt là 75m3/ngày) đạt chuẩn xả thải chỉ sau 1 tháng áp dụng men vi sinh Microbe-Lift:
Nếu bạn đang quan tâm đến làm thế nào để xử lý nước thải sinh hoạt hiệu quả, hãy liên hệ ngay cho Biogency qua Hotline 0909 538 514 để được tư vấn chi tiết hơn.
source https://microbelift.vn/nuoc-thai-sinh-hoat-chay-di-dau/
Nhận xét
Đăng nhận xét