Cách cắt tảo bằng vi sinh mang lại hiệu quả cao
Tảo độc là loại tảo có hại cho ao nuôi tôm. Chúng phát triển khá nhanh và tranh giành oxy cũng như chất dinh dưỡng của tôm, khiến tôm nhiễm bệnh và chậm lớn, thậm chí là chết. Do đó sự xuất hiện của tảo độc trong ao nuôi là một trong những nỗi lo lớn của bà con. Hiện nay, cắt tảo bằng vi sinh được xem là giải pháp hữu ích, được bà con nuôi tôm ở nhiều tỉnh thành của Việt Nam áp dụng.
Nguyên nhân xuất hiện tảo độc trong ao nuôi tôm
Tảo độc xuất hiện trong ao nuôi tôm bắt nguồn chủ yếu do môi trường nước ao nuôi bị ô nhiễm, từ đó tạo môi trường thuận lợi cho tảo độc phát triển. Cụ thể là:
- Quá trình cải tạo ao nuôi tôm chưa kỹ, chất bẩn còn tồn đọng ở vụ nuôi trước gây ô nhiễm môi trường nuôi ở vụ sau.
- Việc quản lý thức ăn trong quá trình nuôi tôm chưa thật sự hiệu quả, bà con cho tôm ăn nhiều hơn khả năng ăn của tôm khiến thức ăn dư thừa nhiều, hòa lẫn/tan vào nước ao gây ô nhiễm nước và đáy ao nuôi.
- Phân tôm thải ra hằng ngày gây bẩn nước, chìm xuống đáy và phân hủy gây ô nhiễm nước.
Thêm vào đó, biến động bất thường của thời tiết cũng là nguyên nhân khiến tảo độc dễ phát sinh trong ao nuôi. Ví dụ tảo độc có xu hướng phát triển nhanh sau những trận mưa lớn kéo dài làm độ mặn trong ao giảm và ao xảy ra tình trạng phân tầng nước; hay sau những ngày nắng nóng kéo dài có những cơn mưa giông đột ngột cũng sẽ làm tăng quá trình phân hủy mùn bã hữu cơ trong ao, tạo điều kiện cho tảo phát sinh.
Ngoài ra, tảo độc xuất hiện trong ao nuôi tôm còn do một vài nguyên nhân khác như: Tảo tồn tại sẵn trong nguồn nước cấp vào ao, do đó khi đưa vào môi trường ao nuôi có nhiều dinh dưỡng hữu cơ khiến chúng dễ bùng phát…
Các loại tảo có hại trong ao nuôi tôm cần được xử lý
Trong ao nuôi tôm thường xuất hiện 3 loại tảo độc mà bà con cần xử lý là: Tảo lam, tảo giáp và tảo mắt.
Tảo lam
Đây là loài tảo độc phổ biến nhất trong ao nuôi tôm. 2 dạng tảo lam mà bà con thường gặp nhất là Oscillatoria (tảo lam dạng sợi) và Microcystic (tảo lam dạng hạt).
Dấu hiệu nhận biết ao tôm có nhiều tảo lam:
- Nhìn bằng mắt thường thấy nước ao có màu xanh lam, xanh ngọc.
- Khi tảo phát triển mật độ dày thì sẽ thấy nhiều hạt liti nổi trên mặt nước.
- Nước ao có mùi hôi.
- Khi trời nắng, tảo lam thường nổi thành từng mảng trên mặt nước, có xu hướng trôi về phía cuối gió.
Ảnh hưởng của tảo lam đến tôm:
- Khi tảo lam già thường thải ra dịch làm nhờn nước, là nguyên nhân gây tắc nghẽn mang tôm, cản trở sự hô hấp của tôm.
- Tảo lam khiến tôm tôm mắc bệnh đường ruột khi vô tình ăn phải.
Tham khảo: Cách khắc phục tảo lam trong ao tôm
Tảo giáp
Loại tảo giáp thường gặp trong ao nuôi tôm là Pyrrophyta.
Dấu hiệu nhận biết ao tôm có nhiều tảo giáp:
- Thấy có hiện tượng phát sáng trong ao.
- Nhìn bằng mắt thường thấy nước ao có màu nâu đỏ hoặc trà sẫm, mặt nước thì xuất hiện màu vàng đậm.
- Quan sát dưới kính hiển vi tảo có hạt màu đen lơ lửng, có khe ở giữa hạt và có gai.
- Đo nồng độ pH trong ao thấy có sự dao động lớn giữa ngày và đêm.
Ảnh hưởng của tảo giáp đến tôm:
- Tôm thường bị khó tiêu khi ăn phải tảo giáp, ảnh hưởng không nhỏ đến hệ tiêu hóa và là nguyên nhân gây nên bệnh phân đứt khúc.
- Khi tảo giáp xuất hiện, tôm sẽ bị thiếu nhiều oxy vào ban đêm dẫn đến xuất hiện hiện tượng tôm nổi đầu.
Tham khảo: Nước ao nuôi tôm màu đỏ do tảo giáp
Tảo mắt
Loại tảo mắt thường gặp trong ao nuôi tôm là Euglenophyta. Sự xuất hiện của tảo mắt trong ao nuôi tôm là dấu hiệu cho thấy ao nuôi đang bị ô nhiễm hữu cơ nặng.
Dấu hiệu nhận biết ao tôm có nhiều tảo mắt:
- Nhìn bằng mắt thường thấy ao có màu nâu đen hoặc xanh rau má.
- Khi quan sát trên kính hiển vi sẽ thấy tảo mắt di chuyển khá nhanh, xung quanh tế bào tảo có nhiều lông roi và có điểm mắt màu đỏ.
Ảnh hưởng của tảo mắt đến tôm:
- Tảo mắt tranh giành oxy với tôm làm tôm thiếu oxy, bơi lờ đờ, dễ bệnh.
- Tảo mắt tiết ra chất độc, là nguyên nhân gây hoại tử gan của tôm, gây các bệnh cho tôm như bệnh đường ruột, bệnh gan tụy cấp tính…
Cách cắt tảo bằng vi sinh hiệu quả
Hiện nay, bà con có nhiều cách để kiểm soát tảo, nhưng một trong số những giải pháp hiệu quả là kiểm soát tảo bằng chế phẩm sinh học. Sở dĩ kiểm soát tảo bằng chế phẩm sinh học có thể mang lại hiệu quả cao là bởi:
- Khi kiểm soát tảo bằng chế phẩm sinh học tảo sẽ được tiêu diệt một cách từ từ, phần tảo bị diệt cũng sẽ được phân hủy dần dần, giảm thiểu được tình trạng ao bị sụp tảo ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm.
- Kiểm soát tảo bằng chế phẩm sinh học còn giúp duy trì được mật độ tảo thích hợp cho ao nuôi, đảm bảo tảo có lợi cho tôm như tảo tảo lục, tảo khuê… phát triển và đồng thời ức chế được các loại tảo độc (tảo lam, tảo giáp, tảo mắt) bùng phát lại trong ao.
- Khí độc NH3, NO2 cũng sẽ được kiểm soát và giảm thiểu khi bà con áp dụng kiểm soát tảo bằng chế phẩm sinh học do đã loại bỏ được hiện tượng tảo tàn.
Liều lượng kiểm soát tảo bằng chế phẩm sinh học vi sinh cắt tảo Microbe-Lift PBD:
- Trường hợp tảo dày: Dùng 113gram (2 túi hòa tan bên trong sản phẩm) cho 1000m3 nước. Dùng 3 nhịp liên tục vào 8-10 giờ tối.
- Trường hợp tảo thưa: Dùng 56,5gram (1 túi hòa tan bên trong sản phẩm) cho 1000m3 nước. Dùng 3 nhịp liên tục vào 8-10 giờ tối.
- Dùng định kỳ: Sử dụng 10 ngày/lần trong suốt vụ nuôi để kiểm soát tảo bùng phát.
Lưu ý kích hoạt: Trước khi sử dụng kích hoạt men vi sinh bằng cách lấy gói hòa tan như liều lượng hướng dẫn + 100gram mật rỉ đường + 10 lít nước sạch, sau đó khuấy tan và ủ trong 30 phút.
Nếu bà con có bất kỳ thắc mắc nào về cách cắt tảo bằng vi sinh Microbe-Lift PBD cũng như cần tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm, hãy liên hệ Biogency qua Hotline 0909 538 514, chúng tôi sẽ giải đáp nhanh nhất!
source https://microbelift.vn/cat-tao-bang-vi-sinh/
Nhận xét
Đăng nhận xét