Dấu hiệu nồng độ oxy hòa tan trong bể hiếu khí bất thường
Nồng độ oxy hòa tan (còn được gọi tắt là DO) trong xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học là thước đo tương đối về lượng oxy hòa tan sẵn có trong hệ thống xử lý nhằm duy trì sự sống cho quá trình hô hấp của vi sinh vật và cả vi khuẩn. Dấu hiệu nào cho thấy nồng độ oxy hòa tan trong bể hiếu khí đang gặp bất thường?
Nồng độ oxy hòa tan trong bể hiếu khí trung bình là bao nhiêu?
Tại bể hiếu khí, để có thể tiến hành các phản ứng như tổng hợp tế bào, oxy hóa những chất hữu cơ tồn tại trong nước thải, vi sinh vật cần sử dụng đến oxy hòa tan. Do đó, nồng độ oxy hòa tan (Dissolved Oxygen – DO) trong bể hiếu khí luôn cần được kiểm soát.
Thông thường, nồng độ oxy hòa tan trong bể hiếu khí sẽ ở mức từ 2 đến 4mg/l để vi sinh vật có thể hoạt động ổn định.
Dấu hiệu cho biết nồng độ oxy hòa tan trong bể hiếu khí bất thường
Như đã đề cập, nồng độ oxy hòa tan trong bể hiếu khí sẽ được xem là bình thường khi ở mức từ 2 – 4 mg/l. Do đó, trong trường hợp nồng độ oxy hòa tan trong bể hiếu khí cao hơn 4mg/l hoặc thấp hơn 2mg/l đều sẽ được xem là bất thường. Dấu hiệu nhận biết cụ thể như sau:
- Bùn hoạt tính trong bể hiếu khí quan sát thấy ít hơn so với bình thường, bông bùn nhỏ li ti, khó lắng: Cho biết khả năng nồng độ oxy hòa tan trong bể hiếu khí cao hơn 4mg/l. Mặc dù trường hợp này nước thải đầu ra vẫn đạt, tuy nhiên nó gây lãng phí đến năng lượng do vi sinh vật vốn không cần sử dụng nhiều năng lượng đến mức đó, đồng thời làm tăng chi phí sử dụng điện năng do liên quan đến quá trình sục khí (thông thường chiếm khoảng từ 30 – 60% tổng điện năng sử dụng cho toàn bộ hệ thống xử lý nước thải).
- Bùn hoạt tính trong bể hiếu khí quan sát thấy nhiều hơn so với bình thường, bông bùn lớn khó kết dính và có xu hướng lắng xuống đáy: Cho biết khả năng nồng độ oxy hòa tan trong bể hiếu khí thấp hơn 2mg/l. Khi nồng độ oxy hòa tan trong bể hiếu khí thấp sẽ gây ức chế, giảm hiệu quả xử lý của các chủng vi sinh vật hiếu khí, đồng thời tăng sự phát triển của các loài vi khuẩn sợi, ảnh hưởng đến hiệu suất xử lý của hệ thống.
Để kiểm tra chính xác tình trạng bùn và hàm lượng oxy hòa tan có trong bể hiếu khí có thể đo SVI30 và DO.
Tình trạng nồng độ oxy hòa tan trong bể hiếu khí bất thường sẽ gây ảnh hưởng nhất định đối với hệ thống xử lý nước thải và doanh nghiệp. Do đó việc nắm bắt nguyên nhân và có cách xử lý nhanh chóng, thích hợp là một điều vô cùng quan trọng.
Tham khảo: Cách nuôi vi sinh trong bể hiếu khí
Nguyên nhân và cách xử lý nồng độ oxy hòa tan trong bể hiếu khí bất thường
Trường hợp nồng độ oxy hòa tan trong bể hiếu khí cao hơn 4 mg/l
Khi nồng độ oxy hòa tan trong bể hiếu khí cao hơn 4 mg/l, có 2 nguyên nhân chủ yếu là do lượng bùn hoạt tính và lượng vi sinh vật trong bể còn ít hoặc do lưu lượng khí cung cấp cho bể đang quá nhiều. Tùy vào nguyên nhân cụ thể mà sẽ có cách xử lý nồng độ oxy hòa tan trong bể hiếu khí khác nhau.
Trường hợp nồng độ oxy hòa tan trong bể hiếu khí cao do lượng bùn hoạt tính và lượng vi sinh vật trong bể còn ít:
- Kiểm tra lại tốc độ lắng của bùn, chỉ số SV30 của bể hiếu khí.
- Giảm bớt tần suất xả bùn dư.
- Bổ sung chế phẩm sinh học để gia tăng lượng vi sinh trong bể.
Trường hợp nồng độ oxy hòa tan trong bể hiếu khí do lưu lượng khí cung cấp cho bể đang quá nhiều:
- Giảm bớt lưu lượng khí thổi vào bể hiếu khí bằng cách điều chỉnh biến tần của máy thổi khí thấp lại.
- Điều chỉnh nhỏ lại các van khí cung cấp cho các bể.
Trường hợp nồng độ oxy hòa tan trong bể hiếu khí thấp hơn 2 mg/l
Nồng độ oxy hòa tan trong bể hiểu khí thấp hơn 2 mg/l là do 4 nguyên chính, bao gồm:
- Lượng bùn vi sinh trong bể hiếu khi đang quá nhiều.
- Hệ thống phân phối khí trong bể không đồng đều, đang bị tập trung tại một điểm.
- Vi khuẩn dạng sợi phát triển mạnh.
- Lưu lượng khí cung cấp cho bể hiếu khí đang không đủ.
Đối với nguyên nhân khác nhau, người vận hành cần ứng dụng các cách xử lý sao cho phù hợp, điển hình như::
- Với trường hợp lượng bùn vi sinh trong bể đang quá lớn (lượng vi sinh vật cao), cần kiểm tra SV30 của bể hiếu khí, đồng thời tăng thời gian xả bùn thải và giảm lưu lượng bùn tuần hoàn.
- Với trường hợp hệ thống phân phối khí trong bể đang không đều thì cần kiểm tra lại sự phân phối khí tại từng nắp bể cùng với tăng lưu lượng khí cấp ra nhằm loại bỏ bít tắc. Nếu vẫn chưa thể khắc phục thì tiến hành lắng bể hiếu khí rồi bơm bùn lắng đến bể chứa dự phòng, tiếp đến bơm cạn bể hiếu khí. Sau đó thực hiện kiểm tra không tải, khắc phục các sự cố, bơm bùn trở lại rồi khởi động lại hệ thống.
- Với trường hợp vi khuẩn dạng sợi phát triển mạnh, có thể xử lý bằng cách sử dụng chất hóa học hay sục khí oxy để loại bỏ vi khuẩn sợi.
- Với trường hợp lưu lượng khí cấp vào bể không đủ, cần kiểm tra hoạt động của van khóa, đồng hồ áp và máy thổi khí. Sau đó tiến hành điều chỉnh các van, tăng tần số hoạt động máy thổi khí và kiểm tra đường ống phân phối xem có rò khí hay không.
Tham khảo: Sự cố thường gặp tại bể hiếu khí
Nồng độ oxy hòa tan trong bể hiếu khí là một thông số quan trọng nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động của hệ thống xử lý nước thải. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về nồng độ oxy hòa tan, cũng như vận hành hiệu quả hệ thống xử lý nước thải, hãy liên hệ ngay đến HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ nhanh nhất!
source https://microbelift.vn/dau-hieu-nong-do-oxy-hoa-tan-trong-be-hieu-khi-bat-thuong/
Nhận xét
Đăng nhận xét