Tổng kết tình hình thực hiện các quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải

Vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa hoàn thành báo cáo tổng kết về tình hình thực hiện những quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải gửi Bộ Xây dựng. Dựa vào cơ sở đó, các cơ quan chủ trì đã thực hiện nghiên cứu, soạn thảo và xây dựng nội dung về quy định đầu tư, xây dựng hệ thống thu gom và thoát nước cho nước thải khu đô thị, dân cư, nông thôn, đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy nâng cao hệ thống cơ sở hạ tầng, góp phần giảm thiểu vấn đề ô nhiễm môi trường do nước thải.

Quy định pháp luật và cơ chế chính sách

Đối với lĩnh vực tài nguyên nước:

Sau khi ban hành Luật Tài nguyên nước vào năm 2012, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng và trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhằm ban hành theo thẩm quyền gồm 70 văn bản nhằm quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành và triển khai Luật. Trong đó bao gồm 14 Nghị định (với 5 sửa đổi, bổ sung) và 21 Quyết định và 35 Thông tư; đồng thời ở địa phương đã có 445 văn bản được ban hành cùng với quy định chi tiết nhằm triển khai thi hành theo Luật Tài nguyên nước.

Đối với lĩnh vực bảo vệ môi trường:

Luật Bảo vệ môi trường được ban hành vào năm 2020, Bộ Tài nguyên và Môi trường tham mưu với Chính phủ và vào ngày 10/01/2022 ban hành Nghị định số 08/2022/NĐ-CP. Những nội dung được quy định chi tiết trong Nghị định về việc thi hành một số điều thuộc Luật Bảo vệ môi trường.

Căn cứ vào Luật Tài nguyên nước năm 2012 cùng với Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu đến Chính phủ và ban hành Nghị định số 02/2023/NĐ-CP vào ngày 01/02/2023. Theo đó, Nghị định đã quy định chi tiết và thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước bao gồm: Bỏ quy định về giấy phép xả nước thải vào nguồn cùng với một số nội dung có liên quan, cũng như những yêu cầu về bảo vệ môi trường khi xả nước thải đến nguồn nước được đề cập trong giấy phép môi trường theo quy định trong Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.

Tổ chức và triển khai thực hiện quy hoạch tài nguyên nước

Có 3 loại quy hoạch tài nguyên nước, bao gồm quy hoạch tài nguyên nước cấp tỉnh, quy hoạch lưu vực sông liên tỉnh và quy hoạch tài nguyên nước quốc gia. Tính từ năm 2013 đến 2019, đã có 52 quy hoạch tài nguyên nước cấp tỉnh được ban hành nhằm phục vụ cho công tác quản lý tài nguyên nước cấp tỉnh.

01 thuc hien cac quy dinh phap luat lien quan den cap nuoc thoat nuoc xu ly nuoc thai
Quy hoạch tài nguyên nước phục vụ cho công tác quản lý

Từ năm 2019, dựa trên Luật Quy hoạch và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều từ 37 Luật liên quan quy hoạch, tại khu vực các tỉnh thì quy hoạch tài nguyên nước và quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh được tích hợp với nhau, do đó lĩnh vực quy hoạch tài nguyên nước còn bao gồm quy hoạch tài nguyên nước quốc gia; quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh.

Cho đến nay, cấp Trung ương có 7/15 quy hoạch được phê duyệt và dự kiến sẽ tiếp tục xây dựng và trình phê duyệt thêm 8 quy hoạch tổng hợp còn lại tại những lưu vực sông liên tỉnh khác. 

Đối với cấp địa phương, trước khi Luật Quy hoạch 2017 chính thức có hiệu lực, việc thực hiện Luật Tài nguyên nước năm 2012, cũng như công tác lên kế hoạch quy hoạch tài nguyên nước đã được Ủy ban nhân dân tại các tỉnh quan tâm và chỉ đạo tổ chức nhằm hướng đến phục vụ cho phát triển kinh tế và xã hội. Tính đến cuối năm 2018, đã có 51/63 tỉnh thành trực thuộc Trung ương bắt đầu ban hành quy hoạch tài nguyên nước tùy thuộc vào điều kiện, đặc điểm và nguồn lực thực tế. Và cho đến khi Luật Quy hoạch 2017 có hiệu lực, quy hoạch tài nguyên nước cấp tỉnh được chuyển sang phương án khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước, đồng thời phòng chống, khắc phục hậu quả, tác hại từ nước trong quá trình quy hoạch tỉnh.

Khai thác, sử dụng, đồng thời bảo vệ và quản lý tài nguyên nước

Việc thiết lập, quản lý hành lang và bảo vệ nguồn nước đã được cụ thể hóa trong Điều 31 Luật Tài nguyên nước 2012, được Chính phủ ban hành Nghị định số 43/2015/NĐ-CP. Trong nghị định này, việc phê duyệt và công bố Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ cần phải được địa phương hoàn thành trong vòng không quá 2 năm từ ngày Nghị định có hiệu lực thi hành. Thế nhưng, tính đến nay chỉ có 47/63 tỉnh thành trực thuộc Trung ương đã phê duyệt.

Ngoài ra, đối diện với tình trạng khai thác và sử dụng quá mức, mực nước dưới đất đang hạ thấp và có nguy cơ sụt lún đất, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 167/2018/NĐ-CP vào 26/12/2018 quy định về vấn đề hạn chế khai thác nước dưới đất. Nghị định đã quy định cụ thể và khoanh vùng, ứng dụng biện pháp hạn chế khai thác dựa theo từng cấp vùng hạn chế. Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đảm nhận trách nhiệm khoanh định, phê duyệt, cũng như công bố Danh mục và Bản đồ phân vùng hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, đến nay chỉ có 27/63 tỉnh thành trực thuộc Trung ương thực hiện phê duyệt và công bố dựa theo quy định.

Với mục tiêu bảo đảm lưu thông dòng chảy, căn cứ dựa theo quy định tại Điều 30 và Điều 63 của Luật Tài nguyên nước, vấn đề bảo đảm lưu thông dòng chảy, bảo vệ bờ, lòng, bãi sông được đề cập chi tiết trong Nghị định số 23/2020/NĐ-CP. Không những vậy, trước đó Bộ trường Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành một số Thông tư liên quan đến xác định dòng chảy tối thiểu. Dựa trên cơ sở đó, Quyết định số 1609/QĐ-BTNMT được ban hành ngày 20/07/2022 đã công bố giá trị dòng chảy tối thiểu tại khu vực hạ lưu các hồ chứa, đập dâng của các công trình thủy điện, thủy lợi cùng với Danh mục giá trị dòng chảy tối thiểu tại hạ lưu của 642 hồ chứa, đập dâng của 582 công trình thủy điện, thủy lợi.

Về vấn đề xác định, công bố vùng bảo hộ vệ sinh của khu vực lấy nước sinh hoạt được thực hiện dựa trên quy định tại Điều 3, 32 và 71 của Luật Tài nguyên nước năm 2012 cùng với Thông tư số 24/2016/TT-BTNMT. Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện xác định phạm vi của vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình và trình phê duyệt lên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh dựa trên cơ sở đề xuất vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt dành cho chủ đầu tư cũng như hiện trạng sử dụng đất trên khu vực có công trình khai thác nước. Qua dữ liệu thống kê được, tính đến nay có 33/64 tỉnh thành trực thuộc Trung ương đã thực hiện phê duyệt.

Bên cạnh đó, Luật Tài nguyên nước năm 2012 cũng quy định thêm về quản lý hoạt động khai thác và sử dụng nước, cụ thể là mọi tổ chức, cá nhân tham gia khai thác, sử dụng nước cần được cấp phép, chỉ ngoại trừ một số trường hợp không cần phải đăng ký, cấp phép.

Hiện nay, trung bình có khoảng hơn 24.000 công trình đang khai thác, sử dụng nước cùng với quản lý xả thải vào nguồn nước từ cấp Trung ương đến địa phương thông qua việc cấp phép. Đồng thời, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng với địa phương phối hợp đẩy mạnh triển khai thanh tra, kiểm tra đột xuất và định kỳ; xử lý các cơ sở vi phạm hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải mà không có giấy phép hay không chấp hành quy định pháp luật về tài nguyên nước.

Cùng với đó, nhằm quy định về vấn đề giám sát khai thác, sử dụng nước, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường đã ban hành thông tư số 17/2021/TT-BTNMT. Các chủ công trình khai thác và sử dụng nước tự chịu trách nhiệm về việc lắp đặt thiết bị và kết nối với hệ thống của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Hiện nay, có khoảng 656 công trình được cấp phép bởi Bộ Tài nguyên và Môi trường đã hoàn thành kết nối giám sát trực tuyến. Trong tương lai, việc kết nối giám sát hoạt động khai thác và sử dụng nước sẽ được triển khai trên các địa phương khắp cả nước.

Bảo vệ môi trường nước và xử lý nước thải dựa trên quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước

Về vấn đề bảo vệ môi trường nước và xử lý nước thải, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia về chất lượng nước.

Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước.
Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước.

Ngoài ra, hiện nay Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng triển khai rà soát, điều chỉnh các hệ thống quy chuẩn kỹ thuật nhằm xây dựng và nghiên cứu nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường liên quan đến công trình, thiết bị xử lý nước thải tại chỗ dựa theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường.

02 thuc hien cac quy dinh phap luat lien quan den cap nuoc thoat nuoc xu ly nuoc thai
Hệ thống xử lý nước thải cần đáp ứng quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực cấp nước, thoát nước và xử lý nước.

Việc thực hiện các quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải luôn là vấn đề được chú trọng. Điều này đóng vai trò quan trọng trong tạo điều kiện thúc đẩy xây dựng hệ thống hạ tầng thu gom, thoát nước, giúp giảm ô nhiễm môi trường do nước thải từ khu dân cư, làng nghề và khu vực nông thôn.

Ngoài ra, để được tư vấn thêm xây dựng và nâng cao hiệu quả trong lĩnh vực xử lý nước thải, hãy liên hệ ngay đến HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.

Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường



source https://microbelift.vn/tong-ket-tinh-hinh-thuc-hien-cac-quy-dinh-phap-luat-lien-quan-den-linh-vuc-cap-nuoc-thoat-nuoc-va-xu-ly-nuoc-thai/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cơ sở hình thành và cách tính tỷ số F/M

Quy trình xử lý nước cấp đạt chuẩn hiện nay

Bể lắng sinh học là gì? Vai trò, cách tăng hiệu suất xử lý của bể