Các bệnh thường gặp ở tôm sú và cách phòng trị bệnh
Trong quá trình nuôi tôm sú sẽ không tránh khỏi việc tôm nhiễm bệnh. Dưới đây là một số bệnh thường gặp ở tôm sú khi thả nuôi, bà con có thể tham khảo và phòng tránh cho ao nuôi của mình nhé!
Một số bệnh thường gặp ở tôm sú
Bệnh đóng vôi
Tôm sú mắc bệnh đóng vôi là do tảo, nấm, vi khuẩn và động vật nguyên sinh tác động lẫn nhau gây ra. Khi bị nhiễm bệnh, bên ngoài tôm sú thường thấy có đóng rong, tôm ăn yếu, thậm chí là bỏ ăn, ít linh hoạt và có xu hướng tấp mé bờ, kèm với đó là mang tôm bị đổi màu.
Bệnh này có thể xuất hiện trong tất cả các giai đoạn của quá trình nuôi, từ lúc mới thả đến khi thu hoạch, nhưng thường xảy ra nhiều hơn khi tôm vào giai đoạn cuối vụ.
Để xử lý bệnh này trên tôm sú, bà con cần cải tạo lại môi trường ao nuôi, cắt tảo (nên sử dụng men vi sinh để cắt tảo) và xử lý chất hữu cơ như thức ăn thừa và phân tôm trong ao.
Bệnh đen mang
Đen mang hay tím mang là một trong những loại bệnh thường gặp ở tôm sú khi nuôi. Khi tôm nhiễm bệnh đen mang, các bộ phận của tôm là mang, chân và đuôi có màu đen. Tôm có xu hướng giảm ăn, phát triển kém, thậm chí là chết.
Bệnh này xuất hiện chủ yếu là do môi trường nước nuôi có chất lượng kém, ví dụ như có nhiều khí độc NH3, NO2, H2S hoặc đáy ao dơ, có nhiều mùn bã hữu cơ…Bên cạnh đó, khi thả nuôi tôm sú ở mật độ cao, khả năng tôm mắc bệnh đen mang cũng thường chiếm tỷ lệ cao hơn.
Để xử lý bệnh đen mang trên tôm sú, trước tiên cần xử lý môi trường, đặc biệt là khí độc và chất bẩn ở đáy ao. Đồng thời, cần tăng cường oxy cho tôm, cắt tảo và thay nước.
Bệnh đỏ thân
Không chỉ phổ biến ở tôm thẻ chân trắng, bệnh đỏ thân còn phổ biến ở tôm sú. Bệnh này do vi-rút gây ra, là vi-rút Systemic Ectodermal and Mesodermal Baculovirus (SEMBV). Chủng vi-rút này sẽ xâm nhập vào các cơ quan của tôm như mang, thần kinh, dạ dày… và làm suy yếu chức năng của các cơ quan. Đây là một loại bệnh rất nguy hiểm vì khả năng gây chết tôm hàng loạt rất cao mà bà con cần chú ý.
Tôm sú bị đỏ thân có thể xuất hiện trong tất cả giai đoạn nuôi, nhưng thường xuất hiện nhiều hơn ở 2 tháng nuôi trong ao nuôi thịt đầu tiên.
Khi tôm mắc phải bệnh đỏ thân, bà con cần đánh giá tình hình ao nuôi, nếu có thể thu hoạch bà con nên thu hoạch ngay để tránh tổn thất. Và sau khi thu hoạch cần xử lý nước ao trước khi xả nước có mầm bệnh vi-rút ra môi trường.
Bệnh mềm vỏ
Mềm vỏ là một trong những triệu chứng bệnh của tôm sau khi lột xác nhưng vỏ tôm không cứng lại mà bị nhăn nheo, dễ rách. Khi vỏ tôm không cứng cáp sẽ làm cơ thể tôm rất yếu, dễ bị tấn công, do đó mà tôm hay vùi mình hoặc dạt vào bờ, tôm kém linh hoạt, ăn yếu và phát triển kém, dễ nhiễm bệnh.
Tôm bị bệnh mềm vỏ thường xuất hiện ở các ao nuôi thương phẩm.
Để xử lý bệnh này, bà con cần đảo bảo các yếu tố môi trường , kiểm tra các chỉ tiêu khí độc, NH3, NO2. Đặc biệt lưu ý chỉ tiêu NO2. Nếu chỉ tiêu NO2 cao cần có giải pháp để giảm NO2, để quá trình lột xác của tôm diễn ra thuận lợi, đồng thời bổ sung thêm khoáng để giúp vỏ tôm nhanh cứng trở lại.
Bệnh tôm phát sáng
Bệnh tôm phát sáng cũng là một trong những loại bệnh thường gặp khi nuôi tôm sú. Khi tôm nhiễm vi khuẩn phát sáng, vào ban đêm sẽ thấy tôm thường phát ra ánh sáng màu trắng hoặc xanh lục. Tôm nhiễm bệnh phát sáng cơ thể thường bị yếu ớt, bơi lờ đờ, vô định, tôm kém linh hoạt và mang tôm có màu sẫm, gan bị teo cùng với chức năng tiêu hóa bị giảm đáng kể.
Tôm sú có thể nhiễm bệnh này trong tất cả các giai đoạn nuôi, từ ương giống đến khi trưởng thành. Mặc dù không gây nguy hiểm và chết hàng loạt như các loại bệnh do vi-rút gây ra nhưng nó cũng làm tôm chết rải rác và làm giảm chất lượng cũng như năng suất mùa vụ nếu không điều trị kịp thời.
Bệnh EMS
Bệnh EMS (hay còn gọi là hội chứng tôm chết sớm EMS, bệnh hoại tử gan tụy cấp tính AHPND) là một loại bệnh rất nguy hiểm cho tôm. Bệnh này do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây ra. Chúng xâm nhập vào cơ thể tôm, tiết ra độc tố và phá hủy các mô, gây rối loạn chức năng gan tụy trong tuyến tiêu hóa của tôm.
Khi tôm sú nhiễm bệnh EMS có gan nhợt nhạt, có khi sưng gan, vỏ tôm mềm, ruột rỗng. Tôm thường bơi lờ đờ, tấp mé bờ nhiều và có thể chết nhanh chỉ sau vài ngày nhiễm bệnh.
Bệnh này chỉ có thể phòng bằng cách lựa chọn con giống sạch bệnh, sử dụng các giải pháp sinh học để xử lý môi trường nước để tránh đưa mầm bệnh vào ao nuôi, kiểm tra mầm bệnh thường xuyên bằng các thí nghiệm PCR. Bà con cũng có thể nuôi tôm sú kết hợp với cá rô phi để phòng tránh tôm nhiễm bệnh EMS.
Phòng bệnh trên tôm sú như thế nào?
Để phòng ngừa tôm sú nhiễm bệnh trong quá trình nuôi, điều bà con cần làm là thực hiện đúng quy trình nuôi ngay từ đầu vụ và kiểm soát chặt chẽ trong suốt thời gian nuôi đến khi thu hoạch. Các giải pháp để phòng bệnh trên tôm sú hiệu quả là:
- Cải tạo ao nuôi đúng kỹ thuật. Nên sử dụng men vi sinh để gây màu nước thay vì sử dụng các chất gây màu nhân tạo không ổn định cho ao nuôi.
- Chọn con giống khỏe, sạch bệnh ở các trang trại giống uy tín.
- Sử dụng các giải pháp sinh học để xử lý nước, khí độc và đáy ao nuôi.
- Đảm bảo dinh dưỡng hợp lý cho tôm, cho ăn đúng liều lượng theo từng giai đoạn tôm phát triển để tránh dư thừa nhiều làm ô nhiễm nước ao.
- Kết hợp sử dụng men đường ruột cho tôm Microbe-Lift DFM để giúp tôm tiêu hóa tốt và hấp thu tối đa dưỡng chất.
- Quản lý môi trường chặt chẽ, đặc biệt là các thông số về nồng độ oxy hòa tan, độ pH, độ kiềm,…
- Bổ sung định kỳ Vitamin C, khoáng chất để giúp tôm tăng đề kháng, lột vỏ thuận lợi.
- Không sử dụng kháng sinh để phòng bệnh.
Trên đây là một số bệnh thường gặp ở tôm sú trong quá trình nuôi. Nếu có thắc mắc nào cần giải đáp hoặc cần tư vấn thêm về các giải pháp sinh học giúp nghề nuôi tôm phát triển bền vững, hãy liên hệ ngay Biogency theo Hotline 0909 538 514, chúng tôi sẽ hỗ trợ nhanh nhất.
source https://microbelift.vn/cac-benh-thuong-gap-o-tom-su-va-cach-phong-tri-benh/
Nhận xét
Đăng nhận xét