Xác định tỷ lệ sống của tôm qua từng giai đoạn thả nuôi

Việc xác định tỷ lệ sống của tôm trong quá trình nuôi có ý nghĩa quan trọng, giúp bà con biết được quá trình nuôi và chăm sóc tôm của mình có đang thực sự hiệu quả hay không. Những câu hỏi bà con thường đặt ra là: Tỷ lệ sống của tôm phụ thuộc vào những yếu tố nào? Tỷ lệ sống của tôm như thế nào là đạt hiệu quả qua từng giai đoạn? hay Làm thế nào để nâng cao tỷ lệ sống cho tôm? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây.

Tỷ lệ sống của tôm phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Tỷ lệ sống của tôm phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, có thể kể đến là:

  • Con giống: Trong nuôi tôm người ta thường nói rằng “chất lượng con giống quyết định đến 50% thành công của vụ nuôi”, điều đó cho thấy rằng con giống rất quan trọng, con giống khỏe – tỷ lệ sống của tôm sẽ cao – tỷ lệ thành công mùa vụ sẽ cao, và ngược lại. (Tham khảo: Cách chọn tôm giống khỏe)
  • Chất lượng môi trường nước nuôi: Đây là yếu tố quan trọng thứ hai ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của tôm. Người ta thường nói “nuôi tôm là nuôi nước”, nước tôm khỏe tôm sẽ phát triển tốt, nước ô nhiễm sẽ khiến tôm dễ nhiễm bệnh dẫn đến chết và giảm tỷ lệ sống của tôm. Các yếu tố của môi trường nước tác động trực tiếp đến tỷ lệ sống của tôm như: Độ mặn, độ pH, độ kiềm, oxy hòa tan, độ đục, nhiệt độ…
  • Thời tiết: Tỷ lệ sống của tôm cũng bị phụ thuộc nhiều vào thời tiết, vì tôm là động vật biến nhiệt, nên bất kỳ sự thay đổi nào về nhiệt độ cũng gây ảnh hưởng lên tôm. Đặc biệt là khi mưa nắng thất thường, bão lụt… nếu bà con không có những biện pháp phòng bị sẽ khiến tôm bị sốc và chết, làm tỷ lệ sống giảm.
  • Dịch bệnh: Đây là một trong những yếu tố khó kiểm soát đối với bà con trong quá trình nuôi. Vì dịch bệnh có thể không xuất phát từ chính ao nuôi của bà con nhưng lại chịu tác động vì nằm trong vùng nuôi có dịch. Nếu bà con không quản lý ao nuôi của mình kỹ và kịp thời phòng tránh sẽ làm dịch bệnh xâm nhập vào ao nuôi, gây hại cho tôm khiến tỷ lệ sống của tôm trong ao giảm sút. (Tham khảo: Các bệnh thường gặp ở ttct)
  • Chăm sóc và cho ăn: Quá trình chăm sóc tôm và cho ăn cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tỷ lệ sống của tôm. Nếu bà con chăm sóc tôm kỹ, đúng kỹ thuật sẽ giúp tôm khỏe, sức đề kháng cao, từ đó tăng khả năng chống chịu với dịch bệnh. Ngược lại, ví dụ nếu bà con cho tôm ăn quá nhiều, hay quá trình chăm sóc không xi-phông đáy ao thường xuyên… sẽ làm nước ao bị ô nhiễm, gây ra những bất lợi cho tôm khiến chúng phát triển kém, dễ nhiễm bệnh, khí độc và chết.

Xác định tỷ lệ sống của tôm như thế nào là đạt hiệu quả qua từng giai đoạn?

Có nhiều cách để bà con xác định tỷ lệ sống của tôm, điển hình là 2 cách sau:

  • Cách 1: Xác định tỷ lệ sống của tôm bằng cách dùng chài kiểm tra khi tôm đã lớn.
  • Cách 2: Xác định tỷ lệ sống của tôm bằng cách dựa vào lượng thức ăn hằng ngày.

Bà con có thể dùng công cụ Survival Calculator để xác định tỷ lệ sống của tôm. Tính toán trực tiếp TẠI ĐÂY.

xác định tỷ lệ sống cho tôm
2 cách để xác định tỷ lệ sống của tôm.

Tỷ lệ sống của tôm được xem là đạt hiệu quả qua mỗi giai đoạn khi:

  • Đối với tôm 30 ngày tuổi: Tỷ lệ sống đạt 95%.
  • Đối với tôm 60 ngày tuổi: Tỷ lệ sống đạt 90%.
  • Đối với tôm 90 ngày tuổi: Tỷ lệ sống đạt 85%.
  • Đối với tôm 120 ngày tuổi: Tỷ lệ sống đạt 80%.

(Theo PGS. TS Hoàng Tùng và Skretting VietNam, THỰC HÀNH NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG HIỆU QUẢ BỀN VỮNG)

Làm thế nào để nâng cao tỷ lệ sống cho tôm?

Nâng cao tỷ lệ sống cho tôm luôn là mong muốn của bà con trong mỗi vụ nuôi. Để làm được điều này, bà con cần kiểm soát tốt các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của tôm đã được Biogency chia sẻ ở trên là: Chọn con giống chất lượng, kiểm soát tốt chất lượng nước nuôi, hạn chế ảnh hưởng của thời tiết thất thường lên tôm, phòng ngừa dịch bệnh, chăm sóc và cho ăn đúng kỹ thuật.

Một điều lưu ý là bà con thường thúc cho tôm ăn nhiều với mong muốn để chúng nhanh tăng trọng nhưng quên mất rằng sức ăn của tôm có hạn, thức ăn thừa tan trong nước ao là một nguồn ô nhiễm lớn đối với tôm. Do đó, bên cạnh việc cho ăn đúng kỹ thuật, trong quá trình nuôi bà con cũng cần bổ sung thêm khoáng chất, vitamin, các chất bổ gan, men đường ruột… cho tôm để giúp chúng tăng sức đề kháng, tăng khả năng chống chịu với môi trường, từ đó phát triển tốt hơn và nâng cao tỷ lệ sống hiệu quả.

Biogency giới thiệu đến bà con dòng men đường ruột Microbe-Lift DFM được nhập khẩu 100% từ Mỹ, chứa 4 chủng lợi khuẩn cần thiết cho hệ đường ruột của tôm là Bacillus subtilis, Bacillus pumilus, Bacillus amyloliquefaciens và Bacillus licheniformis. Chúng sẽ giúp tôm tiêu hóa thức ăn tốt hơn, đồng thời giúp tôm hấp thu tối đa dưỡng chất từ thức ăn để đường ruột luôn bóng, to, khỏe và không bị đứt quãng. Qua đó, giúp tôm phòng các bệnh liên quan đến đường ruột cho tôm, nhất là bệnh phân trắng; giảm mùi hôi của phân tôm từ 70-80% và giảm tỷ lệ FCR cho người nuôi.

xác định tỷ lệ sống cho tôm
Men đường ruột cho tôm Microbe-Lift DFM.

Hy vọng bà con sẽ có được những kiến thức hữu ích xung quanh vấn đề “xác định tỷ lệ sống của tôm” cũng như cách để giúp nâng cao tỷ lệ sống của tôm trong quá trình nuôi. Nếu có bất kỳ khó khăn nào trong quá trình nuôi tôm cần hỗ trợ, bà con hãy liên hệ ngay đến Biogency qua Hotline 0909 538 514 nhé!



source https://microbelift.vn/xac-dinh-ty-le-song-cua-tom/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cơ sở hình thành và cách tính tỷ số F/M

Quy trình xử lý nước cấp đạt chuẩn hiện nay

Bể lắng sinh học là gì? Vai trò, cách tăng hiệu suất xử lý của bể