Xuất khẩu tôm Việt Nam kỳ vọng tăng tốc trong năm 2024

Trong bối cảnh nguồn cung từ Ecuador và Ấn Độ dần suy yếu, 2024 dự báo sẽ là năm ngành xuất khẩu tôm Việt Nam dần phục hồi trở lại và có xu hướng tăng tốc mạnh, kỳ vọng giá tôm tăng cao trong 6 tháng cuối năm.

Ngành tôm tại Ecuador và Ấn Độ đối mặt khủng hoảng giá

Báo cáo mới nhất của ngân hàng Rabobank (Hà Lan) cho biết, so với năm 2022, sản lượng tôm toàn cầu năm 2023 giảm 0,4%, nhưng sẽ tăng lên 4,8% trong năm 2024. Đáng chú ý, sản lượng tôm tại hai nước sản xuất lớn là Ecuador và Ấn Độ dự báo sẽ giảm mạnh trong năm tới.

Xuất khẩu tôm Việt Nam kỳ vọng tăng tốc trong năm 2024
Lượng tôm giống nhập khẩu của Ecuador và Ấn Độ đã giảm mạnh trong 6 tháng đầu năm 2023 (Nguồn: Agromonitor, CEIC, Investing.com, VCBS).

Nguyên nhân được cho là do ngành tôm của Ecuador đang phải đối mặt với khủng hoảng giá khiến các hộ dân và doanh nghiệp ngần ngại thả nuôi. Chưa kể, thị trường tiêu thụ trọng điểm của nước này là Trung Quốc đang gây áp lực về giá với tôm xuất khẩu. Mặt khác, Ecuador có đang dần chuyển hướng sang chế biến sâu, nhắm vào thị trường châu Âu và Mỹ.

Tại Ấn Độ, sản lượng tôm thẻ chân trắng trong năm 2023 giảm 12%, dự kiến sẽ phục hồi vào năm 2024 nhưng không quá mạnh.

Những tín hiệu sớm cho thấy sản lượng tôm nguyên liệu của hai nước sản xuất lớn Ecuador và Ấn Độ sẽ giảm mạnh. Đồng nghĩa với đó sẽ mở ra kỳ vọng tăng trưởng cho ngành xuất khẩu tôm của Việt Nam trong năm 2024.

Xuất khẩu tôm Việt Nam kỳ vọng giá tăng cao trong 6 tháng cuối năm 2024

Trong bối cảnh nguồn cung thu hẹp tại các nước sản xuất tôm hàng đầu, VASEP (Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam) dự báo hoạt động xuất khẩu tôm của Việt Nam sẽ dần phục hồi trong năm 2024, khả quan hơn vào nửa cuối năm, khi mặt bằng giá xuất khẩu trở lại, hàng tồn kho tại các nhà nhập khẩu giảm và tình hình lạm phát hạ nhiệt rõ rệt.

Xuất khẩu tôm Việt Nam kỳ vọng tăng tốc trong năm 2024
Giá tôm thẻ xuất khẩu (bên trái) và giá tôm sú xuất khẩu (bên phải) của Việt Nam qua các tháng. (Nguồn: Agromonitor, VCBS)

Diện tích vùng nuôi tôm ở nước ta ngày càng mở rộng, kỹ thuật nuôi không ngừng được nâng cao, chất lượng tôm đạt chứng nhận xuất khẩu, đáp ứng tiêu chuẩn ở nhiều thị trường khắt khe như Nhật Bản. Hiện tôm Việt Nam đã được xuất khẩu đến khoảng 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, với 5 thị trường lớn gồm: châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc. Việt Nam đã trở thành nước cung cấp tôm đứng thứ 2 thế giới với giá trị xuất khẩu chiếm 13 – 14% tổng giá trị xuất khẩu tôm của toàn thế giới.

>>> Xem thêm: Hiệu quả của vi sinh xử lý nước ao tôm Microbe-Lift

2024 không chỉ dừng lại ở phục hồi mà ngành xuất khẩu tôm Việt Nam còn được kỳ vọng sẽ tăng giá cao, đặc biệt là trong 6 tháng cuối năm 2024.

Hiện có không ít doanh nghiệp đầu ngành tại Việt nam đã và đang triển khai nhiều hoạt động nhằm sẵn sàng đón đầu cơ hội khi thị trường tôm xuất khẩu khởi sắc.

Điển hình như thủy sản Minh Phú, dự kiến nhà máy mới sẽ hoàn thiện và đi vào hoạt động trong năm 2024, giúp nâng tổng sản lượng tôm sản xuất lên 62.220 tấn. Hay Thực phẩm Sao Ta đang hoàn thiện công tác vận hành tại 2 nhà máy mới là Tam An và Sao Ta 2 với tổng công suất thiết kế 20.000 tấn/ngày. Trong đó, nhà máy Tam An và Sao Ta 2 đã vận hành lần lượt được 20% và 2% công suất thiết kế.

Với sự thích nghi, điều chỉnh bối cảnh thị trường, VASEP dự đoán các doanh nghiệp thủy sản sẽ giúp doanh số xuất khẩu của ngành hồi phục trở lại mức 9,5 tỷ – 10 tỷ USD trong năm 2024. Trong đó, ngành tôm hướng tới mục tiêu 4 tỷ USD.

Nguồn: tapchicongthuong.vn

>>> Xem thêm: Làm cách nào để quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm thẻ chân trắng?



source https://microbelift.vn/xuat-khau-tom-viet-nam-ky-vong-tang-toc-trong-2024/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cơ sở hình thành và cách tính tỷ số F/M

Quy trình xử lý nước cấp đạt chuẩn hiện nay

Bể lắng sinh học là gì? Vai trò, cách tăng hiệu suất xử lý của bể