Cách gây màu nước ao tôm
Để tôm nuôi phát triển tốt thì quá trình gây màu nước ao tôm sau khi xử lý nước ao nuôi tôm là một quá trình không thể bỏ qua. Quá trình này nhằm mục đích ổn định màu nước, tạo điều kiện cho các vi sinh vật phù du phát triển, từ đó tăng thêm tỷ lệ sống cho tôm.
Có rất nhiều phương pháp gây màu nước cho ao tôm, bài viết này Biogency sẽ mang đến bạn cách gây màu nước ao tôm hiệu quả và phổ biến nhất, cùng tìm hiểu.
Sử dụng chất vô cơ gây màu nước ao tôm
Sử dụng phân hoá học vô cơ sau: Urê Phosphate với tỉ lệ N:P:K là 16:2:0, Dolomite ((CaMg(CO3)2) Super Phosphate tỉ lệ N:P:K là 16:16:16, ure (N2H4CO),… Thường Dolomite hay Urê Phosphate được sử dụng phổ biến để chuẩn hóa môi trường và bổ sung dinh dưỡng cho tảo phát triển.
Cách bón phân Urê Phosphate
+ Bón lượng urê phosphate với liều lượng 40 – 50kg/ha trong 4- 5 ngày liên tục để tảo phát triển tốt, sau đó mới tiến hành thả thả tôm giống.
+ Nên rải đều phân khắp mặt ao để phân được hoà tan, còn trường hợp quá liều lượng sẽ làm phân khó tan khiến tảo khó phát triển.
+ Khi tảo bắt đầu phát triển tốt với độ trong khoảng từ 30 – 40% bề mặt thì có thể thả giống nuôi.
Xem thêm: Tại sao nước ao nuôi tôm màu xanh đậm
Cách sử dụng dolomite cân bằng môi trường nước, phát triển tảo
+ Tiến hành xử lý đáy ao trước khi đưa vào nuôi trồng với hàm lượng dolomite là: 500 – 800 kg/ha.
+ Để điều chỉnh độ pH: Bón hàm lượng khoảng 200 – 300 kg/ha.
+ Ổn định môi trường ao nuôi, sau những cơn mưa: Bón 500 – 800kg/ha (7 bón 1 lần)
Sử dụng chất hữu cơ gây màu nước ao nuôi tôm
Các chất hữu cơ sử dụng phổ biến để gây màu nước như là: phân xanh, mật rỉ, bột đậu nành, cám gạo, bột cá,… Để có thể thúc đẩy nhanh sự phát triển của tảo, thường các chất hữu cơ gây màu nước sẽ được rải với mật độ 25 đến 50 kg/ha/ngày, sau khoảng 4-5 ngày tảo sẽ xuất hiện.
Trong quá trình nuôi tôm, bà con nên theo dõi màu nước thường xuyên để có thể kịp thời xử lý và gây màu nước ổn định, từ đó tạo điều kiện cho tôm nuôi phát triển tốt nhất, mang đến năng suất thu hoạch cao. Nên điều tiết lượng thức ăn cho tôm để lượng thức ăn không quá dư thừa, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và tảo độc có cơ hội phát triển mạnh, gây cản trở quá trình gây màu nước.
Cân bằng tảo – Gây màu nước hiệu quả
Tảo được xem là một loài thực vật – vậy nên bất kỳ loài thực vật nào muốn sinh trưởng phát triển thì cũng cần có giống, phân, ánh sáng để phát triển, thiếu một trong ba yếu tố trên thì khó mà gây tảo tạo màu nước. Muốn gây màu nước hiệu quả thì bà con nên bổ sung:
– Phân bón: Dinh dưỡng nên cúng cấp phải liều lượng hợp lý, đảm bảo sự cân bằng, hiệu quả nhanh chóng và đều đặn. (dolomite, mật rỉ,…)
– Ánh sáng: điều kiện ánh sáng là yếu tố không thể thiếu để tảo sinh trưởng và phát triển. Ánh sáng thuận lợi giúp giữ độ pH ổn định, cân bằng nhiệt độ nước và hạn chế các vi sinh vật có hại xuất hiện trong ao nuôi.
Những nguyên nhân khiến việc gây màu nước thất bại
+ Nguồn nước bổ sung cho ao nuôi nghèo dinh dưỡng, thiếu muối dinh dưỡng cần cho tảo sinh trưởng phát triển (ví dụ như nguồn nước từ: hồ cao triều, áo lót bạt, ao đất,…)
+ Người nuôi dùng thuốc giải độc có tác dụng phụ lớn là suy giảm tảo và các vi sinh vật có lợi.
+ Vẫn sử dụng các loại phân để nuôi dưỡng tảo nhưng lại thiếu thành phần muối dinh dưỡng thì tảo cũng khó phát triển nổi.
+ Trời mưa kéo dài, làm bề mặt ao không đủ ánh sáng cung cấp cho ao nuôi, kìm hãm sự phát triển của tảo.
+ Xuất hiện nhiều động vật phù du ăn tảo quá nhiều (như: Giáp xác chân chèo, trùng bánh xe, Brine Shrimp,…)
+ Trong ao nuôi chứa quá nhiều tảo tạp gây ức chế sự sinh sôi phát triển của tảo đơn bào ( Enteromorpha Prolifera, Cladophora, rêu,…
Tham khảo: Nước ao nuôi tôm phát sáng, nguyên nhân và cách khắc phục
______________________
Với những chia sẻ trên mong rằng, bà còn sẽ tìm ra phương pháp tối ưu nhất để gây màu nước ao tôm hiệu quả, gia tăng năng suất tôm nuôi trong thời gian tới. Để được tư vấn thêm về các phương pháp xử lý nước trong nuôi trồng thuỷ sản, xin hãy liên hệ ngay với Biogency qua so HOTLINE: 0909 538 514
Tài liệu tham khảo:
- SHRIMP CULTURE: POND DESIGN, OPERATION AND MANAGEMENT (fao.org)
- AVNIMELECH, Yoram; RITVO, Gad. Shrimp and fish pond soils: processes and management. Aquaculture, 2003, 220.1-4: 549-567.
- BHATNAGAR, Anita; DEVI, Pooja. Water quality guidelines for the management of pond fish culture. International journal of environmental sciences, 2013, 3.6: 1980-2009.
source https://microbelift.vn/cach-gay-mau-nuoc-ao-tom/
Nhận xét
Đăng nhận xét