Quản lý nhiệt độ ao nuôi tôm như thế nào để hiệu quả?

Nhiệt độ ao tôm có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và hệ sinh thái của tôm. Nếu quản lý nhiệt độ ao nuôi tôm không tốt, tôm sẽ dễ bị nhiễm bệnh và chậm phát triển. Dưới đây,  Biogency sẽ chia sẻ với bà con về những cách quản lý nhiệt độ ao nuôi hiệu quả. 

Ảnh hưởng của nhiệt độ đến ao nuôi tôm

quản lý nhiệt độ ao tôm

Tôm là động vật có thân nhiệt thay đổi theo môi trường, do đó mọi biến đổi trong môi trường sống đều gây ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của chúng, nhất là nhiệt độ. Nhiệt độ nước tác động trực tiếp đến nhiều phương diện đời sống của tôm.

Khi quản lý nhiệt độ không tốt, tức nhiệt độ nước quá cao hoặc quá thấp đều gây ảnh hưởng đến sức ăn, tỷ lệ sống và tốc độ sinh trưởng của tôm. Do vậy, bà con cần kiểm tra nhiệt độ thường xuyên và đảm đảm nhiệt độ ao tôm luôn nằm trong mức nhiệt độ tối ưu. Mức nhiệt độ tối ưu đối với tôm sú là 28 – 30 độ C. Còn tôm thẻ thì phù hợp ở mức nhiệt độ 25 – 30 độ C.  

Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự tiêu hóa của tôm

Khi nhiệt độ nước cao hơn mức nhiệt độ tối ưu, tôm sẽ tăng cường hô hấp để nhận thêm oxy, vì thế chúng tiêu thụ lượng thức ăn nhiều hơn, quá trình tiêu hóa cũng diễn ra nhanh hơn. Tuy nhiên, chúng lại không thể tiêu thụ hết tất cả chất dinh dưỡng trong thức ăn như ở nhiệt độ thường nên gây lãng phí thức ăn, tiêu thụ nhiều nhưng không đem lại hiệu quả. 

Nếu nhiệt độ giảm thấp, quá trình trao đổi chất của tôm giảm nên chúng ăn ít hơn. Do vậy bà con cần kiểm soát và giảm hàm lượng phù hợp để không bị lãng phí thức ăn. Khi nhiệt độ chỉ còn 20 độ C thì lượng thức ăn cũng phải giảm 30 – 50%. 

Nhiệt độ liên quan đến tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của tôm

Nhiệt độ cao làm chất thải từ tôm bị phân hủy nhanh chóng, gây thiếu oxy cục bộ ở tầng đáy, đồng thời sinh ra khí H2S và nhiều vi khuẩn gây hại. Nếu ở mức nhiệt vượt quá giới hạn (trên 32 độ C), sẽ khiến tỷ lệ sống của tôm thấp vì chất lượng nước suy giảm và hàm lượng nitơ-amoniac và nitrit-nitơ cao. Bên cạnh đó, việc cắt giảm thức ăn của tôm khi ở  mức 33 độ C sẽ khiến chúng chậm phát triển. Vì thế bà con nên cho tôm ăn nhiều hơn để chúng phát triển bình thường.   

Nhiệt độ có thể khiến tôm bị đục cơ

Tôm bị đục cơ là hiện tượng thường xảy ra khi thời tiết nắng nóng. Việc này thường do thói quen kiểm tra  tôm bằng nhá, vó của bà con vào lúc có nhiệt độ cao trong ngày. Lúc này tôm gặp nhiệt sẽ rất dễ bị co lại, cong đuôi chạm giáp ngực, phần cơ chạy dọc cơ thể sẽ trở nên trắng đục. Khi được thả lại xuống nước, chúng không duỗi thẳng cơ thể được nên sẽ chết. Vì thế, bà con chỉ nên kiểm tra tôm vào những thời gian mát mẻ trong ngày. 

Tôm bị đục cơ
Tôm bị đục cơ

Thói quen tắt toàn bộ quạt khí rồi bật trở lại cũng là thói quen không tốt mà nhiều người nuôi tôm  mắc phải. Mỗi lần bật tắt quạt khí sẽ khiến tôm bị giật mình, một số con thường nhảy lên khỏi mặt nước, bị tiếp xúc với không khí nên chuyển sang bị đục cơ và có thể chết sau đó. Vậy nên bà con không nên tắt tất cả các quạt khí và luôn phải duy trì ít nhất một dàn quạt để hạn chế tình trạng này.    

Xem thêm: Các bệnh ở tôm và cách điều trị hiệu quả

Cách quản lý nhiệt độ ao nuôi tôm hiệu quả

quản lý nhiệt độ ao tôm

Quản lý nhiệt độ ao nuôi khi thời tiết nắng nóng

Thời tiết nắng nóng không chỉ làm nhiệt độ ao nước tăng lên bất thường mà còn kéo theo sự thay đổi của độ mặn, độ pH. Nắng nóng khiến nước bốc hơi và ao cạn hơn, làm tăng độ mặn của nước. Đồng thời cũng dẫn đến sự thay đổi của độ pH. Khi gặp phải những biến đổi trong môi trường nước đột ngột, tôm sẽ khó thích nghi, sức khỏe suy yếu và dễ dàng bị nhiễm bệnh. 

Đặc biệt, tôm sẽ dễ bị thiếu oxy vì ở thời điểm này chất thải và vi khuẩn trong môi trường nước nhiều hơn bình thường. Do vậy, bà con luôn phải kiểm tra các yếu tố môi trường nước thường xuyên để  phát hiện những điểm bất thường và xử lý kịp thời. 

Nhiệt độ phù hợp trong ao nuôi ao tôm dao động từ 27 – 31 độ C trong khi ngày nắng nóng nhiệt độ có thể lên đến 33 độ C. Để hạn chế những tổn hại của sự thay đổi nhiệt độ đến tôm, bà con có thể áp dụng các biện pháp sau: 

  • Chạy quạt và oxy đáy liên tục để hạn chế sự phân tầng nhiệt độ. Đồng thời, nếu trời nắng gắt có thể sử dụng lưới che chắn bên trên để hạn chế ánh nắng chiếu trực tiếp xuống hồ. 
  • Để khắc phục tình trạng nhiệt độ và độ mặn tăng cao, bà con cần chủ động duy trì mực nước trong ao từ 1,2 – 1,5m. 
  • Kiểm tra môi trường nước thường xuyên, nếu mực nước giảm và nước ao có màu đậm thì tiến hành cấp nước từ từ khoảng 20%- 30% lượng nước vào ao. Nên cấp lúc trời mát, qua ao lắng có xử lý. Khi thêm nước cần kết hợp sử dụng 10 – 15 kg/1.000 m3 vôi nông nghiệp (CaCO3), có thể lặp lại 2 – 3 lần cho đến khi nhiệt độ và các yếu tố môi trường nước đạt mức phù hợp. 
  • Luôn duy trì độ pH trong ao trong khoảng 7.5 – 8.5. Có thể thay nước hoặc bón vôi công nghiệp với định lượng từ 150 – 300 kg/ha để điều chỉnh trong trường hợp độ pH cao hơn hoặc thấp hơn mức tối ưu. 

Quản lý nhiệt độ ao nuôi khi nhiều mưa

Những cơn mưa gây nhiều hệ lụy đến ao nuôi tôm như nhiệt độ nước ao phân tầng, giảm độ PH và nồng độ ion trong nước,… Sự thay đổi nhiệt độ bất thường từ những cơn mưa khiến môi trường sống của tôm bị ảnh hưởng và tác động đến khả năng phát triển và sinh trưởng của tôm. Để  hạn chế tác động của mưa đến ao tôm bà con cần thực hiện một số giải pháp sau:   

  • Trước khi trời mưa, bà con nên rải vôi xung quanh bờ ao với 15-20 kg/100m2. Bằng cách này, vôi sẽ hòa tan vào ao khi trời mưa và hỗ trợ duy trì độ pH, độ cứng và hàm lượng ion hòa tan ổn định trong nước. Đối với nuôi tôm ao bạt, có thể ủ vôi đánh trong mưa để hạn chế sự biến động của độ pH. 
  • Liên tục chạy quạt, oxy để hạn chế tình trạng phân tầng nhiệt độ, oxy,… Ngoài ra, việc lắp đặt hệ thống ống rút nước tầng mặt cũng là biện pháp hiệu quả để tránh hiện tượng phân tầng và biến đổi môi trường do nước mưa.
  • Nếu thời gian mưa lâu, cần giảm lượng thức ăn ít nhất 30% và tiếp tục giảm nếu nhiệt độ giảm. Sau mưa, bà con có thể tăng dần lượng thức ăn dựa theo sự tăng nhiệt độ. Tuy nhiên, phải đảm bảo độ pH và oxy hòa tan đã ổn định và phù hợp với tôm. 
  • Nước mưa có thể làm giảm độ mặn của nước đột ngột, do vậy, trước khi mưa bà con cần lấy nước có độ mặn thích hợp vào ao, để mực nước trong ao cao nhất nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của mưa đến độ mặn của nước. 

Quản lý nhiệt độ ao nuôi khi thời tiết trở lạnh

  • Thời tiết trở lạnh, nhiệt độ ao giảm thấp sẽ làm giảm sức ăn của tôm đáng kể. Vào mùa lạnh, để cải thiện sức ăn và tốc độ phát triển của tôm, bà con phải liên tục chạy quạt và oxy đáy để không gặp phải tình trạng phân tầng nhiệt độ. 
  • Tăng cường sục khí để cung cấp đủ oxy cho các tầng nước 
  • Kiểm soát lượng thức ăn chặt chẽ vào mùa lạnh đóng vai trò hết sức trọng. Vì đây là mùa tôm ăn ít nên lượng thức ăn cũng cần điều chỉnh hợp lý để hạn chế sự dư thừa thức ăn, có thể dẫn đến những nguy hại cho môi trường nước và gây bệnh cho tôm.
  • Cần thực hiện kiểm tra nhiệt độ nước hàng ngày. Trường hợp nhiệt độ nước quá thấp, có thể bổ sung thêm vôi nóng để giúp cải thiện. Tuy nhiên, bà con cần cân bằng liều lượng để không ảnh hưởng đến độ pH và độ kiềm. 
  • Với những ao nuôi tôm ở vùng đón gió mùa đông bắc, cần xây dựng phần đáy ao ở phía Đông Bắc sâu hơn và sử dụng bạt để chắn gió. 

Trên đây là những cách giúp bà con quản lý nhiệt độ ao nuôi tôm hiệu quả. Hy vọng thông bài viết bà con sẽ có thêm nhiều cách hơn để kiểm soát tốt nhiệt độ và nuôi tôm đạt năng suất cao. Chúc bà con thành công.

Tài liệu tham khảo:



source https://microbelift.vn/quan-ly-nhiet-do-ao-nuoi-tom/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cơ sở hình thành và cách tính tỷ số F/M

Quy trình xử lý nước cấp đạt chuẩn hiện nay

Bể lắng sinh học là gì? Vai trò, cách tăng hiệu suất xử lý của bể