Cách khắc phục hiện tượng nước thải nhiều bọt
Hiện tượng nước thải nhiều bọt mà không rõ nguyên nhân khiến người vận hành rất đau đầu trong việc tìm hướng giải quyết. Nếu không biết nguồn cơn do đâu và đâu là phương pháp giải quyết hiệu quả, thì đây chính xác là bài viết dành cho bạn, cùng Biogency tìm hiểu chi tiết nhé!
Hiện tượng nước thải nhiều bọt
Trong hệ thống xử lý nước thải, bể hiếu khí, bể thiếu khí và bể kỵ khí là là nơi xuất hiện phổ biến hiện tượng nhiều bọt nổi. Thông thường bọt nổi thường có độ dính, nhiều nhớt và xuất hiện màu. Chúng thường nổi, tích tụ nhiều trên bề mặt bể, bám vào nhau theo dạng bông bùn.
Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng nước thải đầu ra, không những thế khí bọt quá nhiều cũng sẽ gây tràm lên bề mặt hệ thống, đi vào đường ống nước, làm cản trở và khó khăn trong quá trình vận hành.
Bể hiếu khí là địa điểm dễ xuất hiện hiện tượng nổi bọt nhất do ảnh hưởng của các yếu tố như nguồn dinh dưỡng cung cấp, không khí, quá tải,… Người vận hành hệ thống phải trang bị cho mình kinh nghiệm để có thể vận hành hệ thống xử lý một cách ổn định, ứng phó kịp thời khi gặp phải các sự cố ngoài ý muốn. Cụ thể trong bài viết này, xử lý hiện tượng nổi nhiều bọt trong hệ thống xử lý nước thải hiện nay. (Xem thêm cách xử lý khi bể hiếu khí nổi bọt)
Nguyên nhân hình thành bọt trong hệ thống xử lý nước thải
Rất nhiều nguyên nhân gây ra nhân khách quan gây nên hiện tượng bọt nổi nhiều trong hệ thống xử lý nước thải, có thể kể đến như sục khí, khuấy trộn nhanh, hàm lượng hữu cơ ô nhiễm cao, hệ thống xử lý quá tải, dư thừa bùn tại bể sinh học, thiếu dinh dưỡng trong bể hiếu khí,… Nhưng nguyên nhân chủ yếu là do trong nước thải chứa quá nhiều các chất hoạt động bề mặt.
Chất hoạt động bề mặt làm giảm sức căng bề mặt chất lỏng bằng cách làm giảm bề mặt tiếp xúc của 2 loại chất lỏng, nếu có hai chất lỏng không tan thì chất hoạt động bề mặt sẽ làm tăng thêm diện tích tiếp xúc giữa các dạng chất lỏng. Đây là yếu tố thường dùng trong sản xuất các loại chất tẩy rửa như như nước rửa chén, nước lau sàn, bột giặt,…
Ngoài ra các chất hoạt động bề mặt còn xuất hiện phổ biến trong trong các chế biến, sản xuất cao su, dệt nhuộm,… Việc thu gom nước thải sinh hoạt cùng với nước thải sản xuất chung một hệ thống xử lý, khi tiếp xúc trực tiếp với chất hoạt động bề mặt thì chỉ cần bất cứ tác động nào thì sẽ gây nên hiện tượng nổi bọt.
Ảnh hưởng của hiện tượng nước thải nhiều bọt
Nếu không có các phương án ứng phó kịp thời, hiện tượng nhiều bọt khí sẽ ảnh hưởng tới hệ thống xử lý như sau:
+ Chất hoạt động bề mặt sẽ làm đặc tính ban đầu của nước thải bị biến động liên tục, từ đó dẫn đến quá trình hóa lý ban đầu không ổn định, khó kiểm soát được độ pH, ảnh hưởng đến các quá trình xử lý phía sau, đặc biệt là hệ thống xử lý sinh học.
+ Tại bể vi sinh xuất hiện nhiều bọt sẽ che phủ đi bề mặt của bể khiến việc quan sát và kiểm soát chất lượng bể bị hạn chế, dẫn đến việc phát hiện sự cố tại bể bị chậm trễ.
+ Váng bọt còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá xử lý nước thải tại bể hiếu khí. Chúng làm sẽ làm giảm đáng kể lượng oxy hòa tan, từ đó thúc đẩy quá trình kỵ khí, gây mùi hôi thối. Giảm khả năng xử lý ammonia, cản trở hiệu suất xử lý của cả hệ thống.
+ Hiện tượng bọt nổi còn khiến các vi sinh vật nổi lên trên bề mặt khiến chúng chết, gây suy giảm mật độ vi sinh vật trong bể từ đó giảm bớt hiệu quả xử lý chất hữu cơ ô nhiễm và trì trệ hệ thống xử lý nước thải.
Cách khắc phục hiện tượng nước thải nhiều bọt
+ Lắp đặt hệ thống xử lý ban đầu phù hợp
Trước khi đưa nước thải xử lý vào bể sinh học, người vận hành phải cần phải lắp đặt hệ thống xử lý phù hợp giúp loại bỏ phẩm màu, chất rắn lơ lửng của mỗi loại nước thải đặc trưng. Thiết đặt hệ thống xử lý cơ học giúp tách các thành phần rác thải, dầu mỡ, cặn bã ra khỏi nguồn nước thải. Hệ thống xử lý hoá học giúp trung hòa nồng độ PH trong nước, keo tụ tạo bông, lắng cặn, loại bỏ các chất kim loại, các chất vô cơ,…
+ Kiểm tra và điều chỉnh chỉ số quan trọng
Kiểm tra tính chất nước thải đầu vào và nồng độ của vi sinh vật trong bể bằng cách đo độ pH, chỉ số SVI, DO, ngoài ra kiểm tra lượng bùn tuần hoàn vào bể hiếu khí có đảm bảo lượng vi sinh trong bể hay không.
Trường hợp bùn vẫn lắng bình thường và các chỉ số trên không quá chênh lệch thì nguyên nhân có thể là do nước thải đầu vào có quá nhiều bọt hay do chất hoạt động bề mặt. Để khắc phục trường hợp này người vận hành nên tiến hành sục khí, khuấy đều bể trong 30 phút – 1 giờ cho đến khi bọt giảm dần, điều chỉnh cho độ pH > 8.
Nếu chỉ số SVI < 150 hoặc hàm lượng DO quá cao, bạn cần phải bổ sung thêm vi sinh hiếu khí, đồng thời nên giảm bớt lưu lượng nước thải đầu vào để hệ vi sinh phục hồi và sinh trưởng, giúp hiệu quả xử lý nước thải tăng cao.
+ Cung cấp vi sinh cho hệ thống
Duy trì và nuôi cấy thêm hàm lượng vi sinh trong các bể sinh học bằng cách bổ sung thêm men vi sinh xử lý nước thải Microbe-Lift IND, được nuôi cấy dạng lỏng, khả năng kích hoạt nhanh, đảm bảo tỷ lệ sống sót khi ra môi trường gần 100%
____________________
Men vi sinh Microbe-Lift được nuôi cấy dạng lỏng, cùng khả năng kích hoạt nhanh, thích nghi tốt với mọi môi trường khác nhau, dễ dàng sử dụng và bảo quản. Đây là lý do sản phẩm rất được nhiều hệ thống xử lý nước thải hiện nay ưa chuộng. Hiện men vi sinh Microbe-Lift đang được phân phối độc quyền bởi Biogency, để được hỗ trợ tư vấn xin hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo Hotline: 0909 538 514
source https://microbelift.vn/nuoc-thai-nhieu-bot/
Nhận xét
Đăng nhận xét