Công nghệ SBR là gì? Quy trình hoạt động và ưu điểm của công nghệ SBR

Công nghệ SBR đã và đang mang đến những giải pháp xử lý tối ưu trong các hệ thống xử lý nước thải hiện nay. Hệ thống ứng dụng vi sinh học để giải quyết các dạng nước thải chứa chất hữu cơ và hàm lượng nitơ cao, xử lý nước thải bằng bùn hoạt tính ở giai đoạn làm đầy và xả cặn vô cùng hiệu quả. Để hiểu rõ hơn, các bạn đọc hãy cùng Biogency tìm hiểu và khai thác sâu hơn về công nghệ đặc biệt này nhé!

Tìm hiểu về công nghệ xử lý nước thải SBR

công nghệ SBR

Sequencing batch reactor là tên gọi đầy đủ của công nghệ xử lý nước thải SBR, đây là phương pháp xử lý nước thải theo từng mẻ và có ứng dụng công nghệ vi sinh trong quá trình xử lý. Công nghệ SBR giúp xử lý hiệu quả nước thải chứa chất hữu cơ, giảm đáng kể hàm lượng Nitơ và chất rắn lơ lửng. Với mỗi hệ thống xử lý nước thải khác nhau sẽ có cách lắp đặt bể SBR khác nhau, phù thuộc vào tính chất nước thải, diện tích, khu vực, kinh phí chi trả,… 

Công nghệ xử lý nước thải SBR gồm có các cụm xử lý sau: 

+ Cụm bể Selector

+ Cụm bể C-tech

+ Cụm bể hỗ trợ xử lý (bể chứa bùn, bể điều hòa, bể chứa nước thải sau xử lý)

+ Hệ thống phụ trợ khác (máy thổi khí, bơm truyền, hệ thống tuần hoàn nước, hệ thống khử trùng,…).

Quy trình xử lý nước thải theo theo công nghệ SBR

Bể tiếp nhận

Bất cứ một quy trình xử lý nào thì cũng có sự xuất hiện của giai đoạn tiền xử lý để loại bỏ các chất cặn bẩn, rác thải lơ lửng tồn tại ở nguồn thải đầu vào. Bể tiếp nhận sẽ hỗ trợ các giai đoạn xử lý tiếp theo được diễn ra trơn tru, tránh xảy ra tình trạng tắc nghẽn.

Nước thải trực tiếp vào bể tiếp nhận sẽ được song chắn loại bỏ rác thải lớn, sau đó sẽ được bơm với tốc độ được kiểm soát sang bể điều hoà. Bể điều hoà sẽ điều khiển tốc độ và nhiệt độ dòng chảy trước khi được bơm sang bể SBR.

Bể C-tech

Tại hệ thống bể C-tech, sục khí hoạt động liên tục để phân bố đều lượng oxy khắp bể, giúp đẩy nhanh quá trình xử lý hiếu khí. Ngay sau đó, nước thải được bơm sang các giai đoạn xử lý tiếp theo gồm có 5 giai đoạn chính:

Pha làm đầy

Trong khoảng thời gian 1 giờ đến 3 giờ, bể phản ứng sẽ hoạt động theo mẻ nối tiếp nhau, tùy vào lượng BOD/COD đầu vào quá trình làm đầy có thể linh hoạt thay đổi theo các mức: Làm đầy tĩnh – Làm đầy hoà trộn – Làm đầy sục khí, tạo điều kiện cho môi trường kỵ khí và môi trường hiếu khí, giúp các vi sinh vật kị khí và hiếu khí hoạt động hiệu quả, dễ dàng oxy hoá các chất hữu cơ và giảm bớt BOD/COD có trong nước thải.

Pha phản ứng (có thổi khí)

Tạo điều kiện sinh hoá giữa bùn hoạt tính và nước thải bằng phản ứng bằng cách sục khí hay làm thoáng bề mặt để cung cấp nhiều oxy, đồng thời khuấy trộn đều hỗn hợp trong khoảng 2 giờ tuỳ thuộc vào chất lượng nước thải. Quá trình diễn ra nhanh chóng bằng cách: sử dụng các loài vi khuẩn Nitrosomonas oxy hóa amoni (NH4+) thành nitrit (NO2-). Sau đó vi khuẩn Nitrobacter có nhiệm vụ oxy hóa nitrit thành nitrat (NO3-)

NH4+ + 3/2O2 → NO2- + H2O + 2H+ (Nitrosomonas)

NO2- + 1/2O2 → NO3- (Nitrobacter)

Pha lắng

Pha này sẽ tạm dừng bơm nước thải để lắng tĩnh hoàn toàn trong khoảng 2 tiếng. Giai đoạn sẽ giúp tách biệt hoàn toàn 2 phần trong nước thải đó là cặn lắng (bùn) và nước trong. 

Pha hút nước

Phần nước sau lắng sẽ được bơm tháo nhờ thiết bị hút Decantor sang bể chứa để tiếp tục giai đoạn xử lý cuối cùng. (khoảnh 0,5 giờ)

Pha dừng

Phụ thuộc vào thời gian hoạt động của 4 pha trên mà thực hiện thời gian chờ phù hợp để bắt đầu mẻ xử lý tiếp theo.

Tương tự như các phương pháp xử lý sinh học truyền thống, bể SBR có các điểm chung là: nước thải vào bể đều trải qua quá trình sục khí cùng với bùn hoạt tính.

Bùn dư tại pha lắng tới một mức nhất định sẽ được bơm một phần vào bể chứa bùn, phần còn lại sẽ được giữ lại để phục vụ cho quá trình xử lý tiếp theo.

Đánh giá công nghệ xử lý nước thải SBR

công nghệ SBR

Ưu điểm nổi bật công nghệ SBR

– Quá trình phản ứng và lắng để cùng diễn ra trong bể, bùn hoạt tính không bị hao hụt ở pha phản ứng do đó không cần tuần hoàn bùn trở lại. 

– Hệ thống thiết kế không quá phức tạp, có độ bền và độ ứng dụng cao hơn.

– Vận hành dễ dàng hơn do hệ thống làm việc tự động, đòi hỏi ít sức người hơnnhưng đây cũng là một nhược điểm chính vì đòi hỏi nhân viên phải có trình độ kỹ thuật cao;

– Phù hợp xử lý nước thải có chứa nhiều Nitơ và Photpho do hệ thống tích hợp quá trình oxy hóa nitrat/khử nitơ/photpho hiệu quả.

– Tuy các pha có thay đổi nhưng không làm mất khả năng khử BOD từ 90 – 92%

– Giảm bớt chi phí xây dựng bể lắng, ống dẫn, máy bơm,…

– Quy trình lắp đặt đơn giản và dễ dàng nâng cấp hệ thống khi có nhu cầu.

Một số nhược điểm công nghệ SBR

+ Đòi hỏi người vận hành có trình độ kỹ thuật cao do quy trình điều khiển khá phức tạp.

+ Quá trình sục khí chìm dưới đáy dễ bị tắc nghẽn do bùn.

+ Phải theo dõi thường xuyên do khó thiết lập quá trình điều khiển tự động.

Xem thêm: Công nghệ MBBR trong xử lý nước thải

________________________

Đơn vị sản xuất có nhu cầu xử lý không cao, lưu lượng nước thải không lớn, diện tích lắp đặt hạn chế và có kinh phí hạn hẹp thì công nghệ xử lý nước thải SBR chính là sự lựa chọn chính xác dành cho bạn. Liên hệ ngay với Biogency để được tư vấn nhiều hơn về các vấn đề xử lý nước thải hiện nay. Hotline: 0909 538 514

Tài liệu tham khảo:

Công nghệ xử lý nước thải SBR là gì? – Môi trường Việt Nam

Wastewater Technology Fact Sheet – Sequencing Batch Reactors – EPA

Sequencing Batch Reactors in Wastewater Treatment (gov.nl.ca)

WILDERER, Peter A.; IRVINE, Robert L.; GORONSZY, Mervyn C. (ed.). Sequencing batch reactor technology. IWA publishing, 2001.

MAHVI, A. H. Sequencing batch reactor: a promising technology in wastewater treatment. 2008.



source https://microbelift.vn/cong-nghe-sbr/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cơ sở hình thành và cách tính tỷ số F/M

Quy trình xử lý nước cấp đạt chuẩn hiện nay

Bể lắng sinh học là gì? Vai trò, cách tăng hiệu suất xử lý của bể