Tìm hiểu cách xử lý nitơ bằng phương pháp sinh học

Hiện nay có rất nhiều phương pháp xử lý Nitơ trong nước thải, trong đó phương pháp sinh học được ưa chuộng nhất với chi phí thấp, vận hành dễ dàng, hiệu quả vượt trội và vô cùng thân thiện với môi trường. Vậy để xử lý khí Nitơ bằng phương pháp sinh học cần những quy trình nào?

Tổng quan về quy trình xử lý Nitơ bằng phương pháp sinh học

xử lý nitơ bằng phương pháp sinh học

Phương pháp xử lý sinh học về cơ bản là phương pháp xử lý hoạt động dựa trên hoạt động sống của các vi sinh vật, giúp xử lý các chất hữu cơ gây ô nhiễm, điển hình là Nitơ hay các hợp chất chứa Nitơ. Bằng cách sử dụng các chất hữu cơ, khoáng chất làm chất dinh dưỡng, hình thành năng lượng sống cho vi sinh vật sinh trưởng, phát triển. Có 3 phương pháp xử lý sinh học cơ bản: 

  • Phát triển sinh khối
  • Hiếu khí – Anoxic
  • Anammox

Nitrat hoá

Đây là quy trình giúp oxy hóa nitơ của các muối amoni đầu tiên trở thành Nitrit, sau đó nhờ vào quá trình oxy hoá để trở thành Nitrat trong điều kiện thích ứng (trong điều kiện cung cấp đầy đủ oxy) 

Bằng cách sử dụng hai loại vi khuẩn chính Nitrosomonas và Nitrobacter, hỗ trợ quá trình nitrate hóa xảy ra theo các phương trình hoá học như sau:

+ Nitrosomonas: NH3 + 3/2O2 → NO2– + H+ + H2O + sinh khối

+ Nitrobacter: NO2– + ½O2 → NO3- + sinh khối

Quá trình Nitrate hóa sẽ bị chi phối và ảnh hưởng bởi các yếu tố như nhiệt độ, độ pH, nồng độ hoà tan (DO), NH4+ ; NO2-; BOD5. Điều kiện hoạt động dựa vào: 

+ Hệ thống xử lý  sử dụng vi sinh vật hiếu khí tăng trưởng lơ lửng;

+ Hệ thống xử lý sử dụng vi sinh vật hiếu khí tăng trưởng dính bám.

Khử Nitrate

Đây là quá trình tách oxi ra khỏi nitrit và nitrat dưới tác dụng của vi khuẩn thiếu khí (vi khuẩn nitrat hóa). Oxy được tách ra từ ​​nitrit, và nitrat được tái sử dụng để oxy hóa chất hữu cơ. Nitơ được tách thành khí và sẽ được thải vào khí quyển theo quy trình phản ứng NO3- → NO2- → NO →  N2O → N2 .  Độ pH khoảng từ 7 đến 8 và nguồn cacbon có sẵn trong nước thải hay tự bổ sung từ bên ngoài như methanol.

Quá trình khử nitrate thực hiện trong một hệ thống vi sinh vật phát triển dưới dạng lơ lửng hay bám dính. Với hai hệ enzyme tham gia vào quá trình khử nitrate, phản ứng hoá học như sau:

+ Quá trình đồng hóa (assimilatory): NO3- → NH3, tổng hợp tế bào, khi N-NO3– là dạng nitơ duy nhất tồn tại trong môi trường

3NO3– + 14CH3OH + CO2 + 3H+ → 3C5H7O2N + H2O

+ Quá trình dị hóa (dissimilatory) là quá trình khử nitrate trong nước thải.

Bước 1: 6NO3– + 2CH3OH → 6NO2– + 2CO2 + 4H2O

Bước 2: 2NO2– + 3CH3OH → 3N2 + 3CO2 + 3H2O + 6OH–

=>(1)+(2): 6NO3– + 5CH3OH → 5CO2 + 3N2 + 7H2O + 6OH–

+ Quá trình khử nitrate tổng:

NO3- + 1,08CH3OH + H+ → 0,065C5H7O2N + 0,47N2 + 0,76CO2 + 2,44H2O

Bộ đôi men vi sinh xử lý Nito và Ammonia trong nước thải hiệu quả – Microbe-Lift IND và Microbe-Lift N1

xử lý nitơ bằng phương pháp sinh học

Microbe-Lift INDMicrobe-Lift N1 được ứng dụng để xử lý nước thải cho nhiều xí nghiệp, nhà máy, xí nghiệp đến khu dân cư, khu đô thị…, đây là men vi sinh đang rất được ưa chuộng trên thị trường với công dụng hàng đầu là khử nitơ và amoniac trong nước thải.

Microbe-Lift IND và Microbe-Lift N1 là sản phẩm của Viện Nghiên Cứu Sinh Thái Hoa Kỳ hoặc Ecological Laboratories Inc., Ưu điểm của dòng men vi sinh Microbe-Lift thường là lên men nhiều giai đoạn, đa dạng chủng vi sinh. Đây là một công nghệ độc quyền chỉ có ở Viện Nghiên Cứu Sinh Thái Hoa Kỳ 

Cụ thể là những ưu điểm vượt trội của sự kết hợp men vi sinh Microbe-Lift IND và Microbe-Lift N1 là:

  • Vi sinh có khả năng thích nghi tốt với nhiều môi trường
  • Thời hạn sử dụng lên gần 2 năm, vượt qua hầu hết các sản phẩm ứng dụng tương tự
  • Dễ sử dụng, không cần nuôi cấy quá phức tạp
  • Thời gian sử dụng lâu dài
  • Không cần các công cụ phức tạp để vận hành và sử dụng
  • Có thể xử lý nước thải phức tạp và tải trọng cao
  • Chính những ưu điểm này đã giúp vi sinh vật trong chế phẩm sinh học Microbe-Lift IND và N1 hỗ trợ tối đa các quá trình nitrat hóa và khử nitrat hóa, từ đó giảm thiểu nồng độ Nitơ, Amonia cao trong nước thải.

Liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 0909 538 514 để được tư vấn miễn phí.



source https://microbelift.vn/xu-ly-nito-bang-phuong-phap-sinh-hoc/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cơ sở hình thành và cách tính tỷ số F/M

Quy trình xử lý nước cấp đạt chuẩn hiện nay

Bể lắng sinh học là gì? Vai trò, cách tăng hiệu suất xử lý của bể