Cách sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm
Kháng sinh là thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc tổng hợp trong điều kiện nhân tạo giúp tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển của các vi sinh vật (có hại và có lợi). Sử dụng thuốc kháng sinh trong nuôi tôm không thể tiêu diệt được virus gây bệnh như bệnh đốm trắng, hội chứng Taura, bệnh đầu vàng,…
Kháng sinh gồm 2 loại: Nhóm tiêu diệt vi khuẩn có hại; Nhóm kìm hãm hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.
Tác dụng của kháng sinh trong nuôi tôm
Để sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả, an toàn và tránh những tác hại, người nuôi cần nắm rõ về tác dụng của chúng:
Kháng sinh tác dụng lên các quá trình của tế bào: Kháng sinh có khả năng ức chế quá trình tổng hợp thành tế bào của vi khuẩn như các thuốc thuộc nhóm β lactamin, glycopeptide (vancomycin), polymycine (baxitracin). Thêm vào đó, kháng sinh có tác dụng ức chế chức năng của màng tế bào và màng nguyên sinh chất như nhóm kháng sinh polymycine (colistin), gentamicin, amphoterricin.
Kháng sinh tác dụng lên hệ phi bào: Kháng sinh có khả năng gây ức chế và rối loạn quá trình sinh tổng hợp protein của vi khuẩn ở mức ribosome, kết quả đó là vi khuẩn tổng hợp nên các protein dị dạng không cần thiết cho sự nhân lên của tế bào. Và nó còn tác dụng ức chế tổng hợp nhân tế bào (tổng hợp các axít nucleic, bao gồm cả ADN và ARN của nhân và nguyên sinh chất trong tế bào).
Cách sử dụng kháng sinh hiệu quả
Trong một số trường hợp bắt buộc phải dùng kháng sinh để điều trị bệnh, người nuôi cần lưu ý những điểm quan trọng dưới đây:
- Chỉ nên sử dụng các loại kháng sinh được nhà nước cho phép trong nuôi trồng thủy sản. Một số nhóm kháng sinh được phép sử dụng cho mục đích nuôi trồng thủy sản, bao gồm như: Tetracycline (như Oxytetracycline): giúp kìm hãm cả vi khuẩn Gram dương và Gram âm; Quinolones (như Sarafloxacin): giúp diệt hoặc ức chế vi khuẩn thuộc nhóm Gram dương; Macrolides (như Erythromycin): có thể dùng kết hợp với tetracycline và rifampicine; Sulphonamides: được dùng chung với trimethoprim hay methoprim.
- Kháng sinh chỉ được phép sử dụng để trị bệnh, không dùng phòng bệnh hay kích thích tăng trưởng.
- Áp dụng kháng sinh theo nguyên tắc: đúng loại, đúng bệnh, đúng cách, đúng liều, đúng lúc và đủ thời gian theo chỉ dẫn.
- Trước 14 ngày khi thu hoạch tôm, người nuôi không được sử dụng kháng sinh.
- Dùng kháng sinh liều đủ cao ngay từ đầu để tiêu diệt hoặc ức chế khuẩn gây bệnh, không dùng liều thấp rồi mới tăng dần lên, khiến cho vi khuẩn dễ kháng thuốc.
- Khi mua kháng sinh, chú ý kiểm tra đầy đủ các thành phần của thuốc, bao bì đủ thông tin về tên thuốc, thành phần, hướng dẫn sử dụng, ngày sản xuất, hạn sử dụng, mã số lô thuốc, nguồn gốc xuất xứ.
- Trong quá trình sử dụng nên kết hợp với các giải pháp khác như cải thiện điều kiện môi trường bằng cách sử dụng men vi sinh MICROBE-LIFT, bổ sung dinh dưỡng cho tôm, sử dụng vắc xin phòng bệnh, bổ sung khoáng (Tham khảo cách bổ sung khoáng cho tôm) và vitamin (Xem cách bổ sung vitamin C cho tôm),…
Tác hại của việc làm dụng kháng sinh
Người nuôi nên coi kháng sinh như biện pháp cuối cùng trong điều trị bệnh ở tôm. Nếu lạm dụng kháng sinh khi không có kiến thức chuyên môn có thể gây ra những hậu quả như:
Vi sinh vật kháng lại thuốc kháng sinh khiến việc phòng trị bệnh không còn tác dụng.
Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người sử dụng.
Kháng sinh sẽ tiêu diệt cả những vi khuẩn tự nhiên có lợi trong đường ruột tôm và ao nuôi, gây mất cân bằng hệ sinh thái hoặc gây hại cho sinh vật tự nhiên.
Sản phẩm tôm nếu dư lượng kháng sinh sẽ bị cấm tiêu thụ và xuất khẩu.
Nguyên nhân kháng thuốc kháng sinh ở vi sinh vật
Nếu người nuôi sử dụng kháng sinh không có kiến thức sẽ gây nên hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc (antibiotic resistance), nguyên nhân là do:
Bộ gen của một số loại vi khuẩn có đặc tính kháng thuốc kháng sinh.
Kháng sinh mất tác dụng vì không ngấm được qua vỏ tế bào của một số loại vi khuẩn.
Một số loại vi khuẩn làm biến đổi kháng sinh khiến nó mất một phần hoặc toàn bộ hoạt tính.
Các vi sinh vật thay đổi cách trao đổi chất bị kháng sinh kiềm chế, dẫn đến chúng kháng lại loại kháng sinh đó.
Một số vi sinh vật có thể đào thải kháng sinh ra khỏi tế bào.
Chiến lược hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm
Đảm bảo an toàn sinh học: Kiểm soát tôm giống sạch bệnh, xây dựng các rào cản vật lý, quản lý thức ăn tránh dư thừa, giảm tác nhân gây stress cho tôm, sử dụng men vi sinh định kỳ.
Quản lý chất lượng môi trường sống cho tôm: Sử dụng men vi sinh MICROBE-LIFT để làm sạch nguồn nước, xử lý khí độc và chất thải giúp tôm có môi trường sống tốt để phát triển khỏe mạnh.
Bảo vệ đường ruột cho tôm: Sử dụng men vi sinh MICROBE-LIFT DFM để giữ cho hệ vi sinh đường ruột của tôm khỏe mạnh.
Sử dụng phụ gia thức ăn, phương pháp phòng bệnh và các sản phẩm làm gián đoạn cách thức vi khuẩn giao tiếp để hạn chế ảnh hưởng của nhiễm khuẩn. Các thành phần như: chất axit hóa, monoglyceride và phytogenics sẽ cung cấp chất nền tốt để thay việc sử dụng kháng sinh, ngăn chặn vi khuẩn có hại và cải thiện đường ruột tôm nuôi.
Cải thiện mô hình nuôi tôm đúng kỹ thuật.
____________________________
Kháng sinh là nguyên liệu đắt tiền và nếu không sử dụng đúng phương pháp sẽ gây ra những hậu quả xấu. Người nuôi cần hiểu rõ bản chất, cơ chế hoạt động và các tác hại của kháng sinh để sử dụng sao cho hợp lý, đảm bảo an toàn. Việc sử dụng kháng sinh như là phương pháp cuối cùng để điều trị bệnh, người nuôi cần chú trọng hơn trong việc quản lý chất lượng môi trường nước và cải thiện sức khỏe tôm bằng cách sử dụng men vi sinh MICROBE-LIFT định kỳ đúng cách, an toàn, tiết kiệm và hiệu quả. Để được tư vấn thêm về nguyên tắc sử dụng kháng sinh đúng cách và kết hợp cải thiện ao nuôi cũng như sức khỏe tôm bằng men vi sinh xin hãy liên hệ ngay với Biogency qua hotline: 0909 538 514. Chúc bà con một mùa vụ bội thu!
Tài liệu tham khảo:
- Tổng cục thủy sản > Nuôi trồng thủy sản > Nuôi thủy sản (tongcucthuysan.gov.vn)
- Những điều cần chú ý khi sử dụng hóa chất nuôi tôm sú (camau.gov.vn)
source https://microbelift.vn/khang-sinh-trong-nuoi-tom/
Nhận xét
Đăng nhận xét