Khi nào nên sử dụng Enzyme xử lý nước ao tôm

Nuôi trồng thủy sản mang lại những mặt tích cực nhưng cũng không ít thách thức. Một trong những thách thức này là sự suy giảm chất lượng nước trong môi trường ao nuôi. Sự suy giảm chất lượng này là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh tật, tôm còi cọc và giảm năng suất. Đây là lý do khiến enzyme xử lý nước ao tôm đang được ứng dụng khá phổ biến nhằm tăng chất lượng ao nuôi và sức khỏe của tôm. Vậy Enzyme xử lý nước ao nuôi tôm như thế nào? Trường hợp nào nên sử dụng?

Enzyme là gì?

Enzyme là một trong nhiều loại protein xuất hiện trong các hệ thống sinh học. Đặc điểm cơ bản của chúng là chúng là chất xúc tác đẩy nhanh tốc độ phản ứng sinh hóa trong nước ao nuôi, nhưng không bị biến đổi bởi phản ứng đó. Chúng tham gia vào tất cả các loại quá trình đồng hóa và dị hóa của quá trình tiêu hóa và trao đổi chất.

Enzyme cung cấp một công cụ bổ sung hiệu quả để vô hiệu hóa các yếu tố kháng dinh dưỡng và tăng giá trị dinh dưỡng của protein thực vật trong thức ăn. Chúng cung cấp một cách tự nhiên để chuyển đổi các thành phần thức ăn phức tạp thành các chất dinh dưỡng dễ hấp thu.

Enzyme được tạo ra bởi các sinh vật sống, từ động vật và thực vật bậc cao đến các dạng đơn bào đơn giản nhất của chúng. Ví dụ từ các vi khuẩn sau: Bacillus subtilis, Bacillus lentus, Bacillus amyloliquefaciens và Bacillus stearothermophilus; từ nấm: Trichoderma longibrachiatum, Aspergillus oryzae, Aspergillus niger và nấm men.

Enzyme xử lý nước ao tôm như thế nào?

enzyme xử lý nước nuôi tôm

Cách nhanh chóng và bền vững để cải thiện chất lượng nước ao nuôi tôm là bổ sung trực tiếp các enzym và các chủng vi sinh vật có lợi vào ao nuôi. Đây là phương pháp được ưa chuộng và dễ áp ​​dụng do thân thiện với môi trường.

Cách tiếp cận này  bao gồm việc bổ sung các vi sinh vật có lợi làm giảm sự hiện diện của vi sinh vật gây bệnh, tăng cường sự khoáng hóa chất hữu cơ và loại bỏ chất ô nhiễm không mong muốn thông qua việc bổ sung các chất dinh dưỡng.

Trong quá trình điều hòa sinh học, các enzyme đóng vai trò như chất xúc tác, đẩy nhanh tốc độ các phản ứng sinh hóa diễn ra trong nước ao nuôi. Khi cho enzyme trực tiếp bằng cách phun đều lên bề mặt ao nuôi, nó sẽ phân hủy nhanh chóng các chất hữu cơ tích tụ trong quá trình nuôi.

Enzyme có cơ chế xúc tác rất đặc trưng trong các phản ứng hóa học. Ví dụ, enzyme protease sẽ thủy phân các protein không hòa tan (cặn bã, phân tôm, xác tảo ..), amylase phân hủy polysaccharide và tinh bột, cellulase xúc tác phân hủy xenlulo – thành phần chính của màng tế bào thực vật,…

Ưu và nhược điểm khi sử dụng enzyme trong xử lý nước ao nuôi tôm?

enzyme xử lý nước nuôi tôm

Ưu điểm 

+ Thúc đẩy quá trình phân hủy các thành phần thức ăn thành những chất dễ tiêu hóa hơn, giúp vật nuôi tối đa khả năng hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn.

+ Thúc đẩy quá trình phân hủy các vật chất hữu cơ diễn ra bên trong ao nuôi như xác tảo tàn, thức ăn dư thừa, phân tôm… Giúp giảm khí độc, hạn chế tiêu hao oxy, ổn định màu nước. Góp phần tạo ra môi trường tốt nhất để tôm phát triển.

+ Xúc tác phân hủy vật chất hữu cơ (chẳng hạn như tảo chết, thức ăn dư thừa, phân tôm…), giảm được sự tích lũy bùn và phân hủy được bùn.

Nhược điểm: 

Enzyme có một nhược điểm là không chịu được nhiệt và áp suất cao, trong quá trình chế biến thức ăn, nguyên liệu được điều chế nhiệt độ > 90ºC, sau đó ép thành viên dưới áp suất cao một lần nữa. Bởi quá trình này sẽ phá hủy độ hoạt tính của Enzyme rất nhiều.

Trường hợp nào nên sử dụng enzyme xử nước ao nuôi?

enzyme xử lý nước nuôi tôm

+ Khi tảo độc phát triển mạnh trong ao, chúng có thể ảnh hưởng đến chất lượng nước ao, cạnh tranh oxy với tôm nuôi và sinh ra khí độc. Đồng thời làm giảm khả năng tiêu thụ và tiêu hóa thức ăn của tôm. Việc bổ sung enzyme thời điểm này sẽ hỗ trợ rất nhiều cho quá trình cắt tảo. Sau khi cắt tảo, tảo chết tiếp tục được enzym phân hủy để tạo thành thức ăn tự nhiên cho tôm. 

Tảo độc trong ao tôm là các loại tảo gây những ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến các động vật thủy sản ví dụ như: tảo Lam, tảo Giáp, tảo Mắt,…chúng thường tiết ra các loại độc tố gây bệnh cho tôm, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của nước nuôi tôm, khiến tôm mẫn cảm với các tác nhân gây bệnh.

+ Nhiều ao không thể hút đáy thường xuyên, tôm thẻ chân trắng được nuôi với mật độ dày nên hàm lượng hữu cơ (chủ yếu là nitơ) trong ao luôn cao, đó là lý do tại sao hầu hết các ao đều chứa khí độc (chủ yếu là khí độc NO2 trong ao tôm), ngay cả trong tháng nuôi đầu tiên. Giải pháp đơn giản nhất cho tình huống này là sục khí vào rỉ đường khoảng 1 giờ trước khi sử dụng, bổ sung enzyme trước hoặc sau khi sử dụng rỉ đường, và tất nhiên cần được bổ sung phải men vi sinh thường xuyên để cân bằng môi trường ao nuôi.

+ Khi ao nuôi có quá nhiều chất hữu cơ do quá nhiều thức ăn hay quá nhiều chất thải của tôm. Lúc này ta cần cho Enzyme vào nước hoặc xuống bề mặt đáy ao nuôi lúc này sẽ có khả năng phân hủy nhiều chất hữu cơ có trong ao nuôi tôm. Bởi vì các enzym làm giảm mạnh sự tích tụ mùn bã hữu cơ và thúc đẩy phân hủy chất hữu cơ ô nhiễm – đặc biệt là trong điều kiện nuôi thâm canh – ở những khu vực khó tiếp cận ở đáy ao (nơi hoạt động trong điều kiện thiếu oxy). Bởi Enzyme giúp làm tăng và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của vi sinh vật bằng cách phá vỡ các chất hữu cơ, tạo ra nhiều bề mặt hoạt động hơn cho sự phát triển của vi sinh vật hữu ích.

__________________________________

Qua bài viết này mong rằng có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về ứng dụng của enzyme trong xử lý nước ao nuôi tôm. Ngoài ra, để được tư vấn thêm về cách xử lý nước ao nuôi tôm bằng công nghệ sinh học, xin hãy liên hệ ngay với Biogency theo Hotline: 0909 538 514



source https://microbelift.vn/enzyme-xu-ly-nuoc-ao-tom/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cơ sở hình thành và cách tính tỷ số F/M

Quy trình xử lý nước cấp đạt chuẩn hiện nay

Bể lắng sinh học là gì? Vai trò, cách tăng hiệu suất xử lý của bể