Quy định về giấy phép xả thải các tổ chức cần nắm rõ

Trong tình hình hiện nay, gần như 100% các nhà máy sản xuất, hộ kinh doanh, doanh nghiệp đều thực hiện xả thải vào nguồn nước, bởi vì đây là một công đoạn không thể tránh trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong nước thải luôn có chứa không ít thì nhiều những thành phần chất độc hại có khả năng gây ra ô nhiễm môi trường. Vì vậy mà nhà nước ta đã đề ra nhiều quy định về giấy phép xả thải để cộng đồng chung tay bảo vệ môi trường. Cụ thể đó là những quy định gì thì mời bạn cùng tham khảo qua bài viết dưới đây của Biogency. 

Giấy phép xả thải vào nguồn nước là loại giấy phép gì?

Quy hoạch đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất, làng nghề, cụm công nghiệp, khu du lịch, trung tâm vui chơi giải trí,… đều cần phải có hệ thống thu gom và xử lý nước thải phù hợp với quy mô xả nước thải cũng như khả năng tiếp nhận nước thải mà nguồn nước chấp nhận được. Và một điều quan trọng tiên quyết là phải được cơ quan quản lý có thẩm quyền chấp thuận trước khi tiến hành quá trình xả thải.

Giấy phép xả thải vào nguồn nước là một loại giấy phép tài nguyên nước được quy định nhằm đảm bảo nước thải trước khi xả vào nguồn tiếp nhận phải đạt đủ tiêu chuẩn. Đó là quy chuẩn của bộ Tài nguyên Môi trường thông qua quá trình phân tích, đánh giá về mức ảnh hưởng nước thải đến môi trường nước (nguồn tiếp nhận). Từ đó, có thể đề ra các phương pháp kiểm soát quản lý, giải pháp công nghệ nhằm đảm bảo nước thải trước khi xả vào nguồn tiếp nhận phải đạt đúng quy chuẩn như quy định.

Căn cứ pháp lý liên quan đến giấy phép xả thải:

Những đối tượng nào bắt buộc phải xin giấy phép xả thải? 

Hoạt động kinh doanh, sản xuất có xả thải dù là lưu lượng nhỏ nhưng chỉ cần chứa nồng độ các chất độc hại, chất gây ô nhiễm vượt quá quy chuẩn cho phép sẽ ngay lập tức bị xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường theo như quy định tại Nghị định 155/NĐ-CP.

Vậy những đối tượng nào cần phải xin giấy phép xả thải theo quy định?

Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ:

  • Nếu quy mô xả nước thải của cơ sở đó vượt quá hạn mức 5m3/ngày đêm
  • Nếu trong nước thải có chứa các loại hóa chất độc hại, chất phóng xạ
  • Nếu cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ đó không xả nước thải trực tiếp vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung có giấy phép xả thải vào nguồn nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, không thỏa thuận hoặc có hợp đồng xử lý, tiêu thoát nước thải với tổ chức, cá nhân quản lý đang vận hành hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung

Còn đối với các cơ sở nuôi trồng thủy sản:

  • Nếu quy mô xả nước thải của cơ sở vượt quá mức 10.000 m3/ngày đêm
  • Nếu cơ sở nuôi trồng thủy sản không phải trên biển, sông, suối, hồ chứa,…

Bên cạnh đó, căn cứ theo khoản 5 Điều 3 Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT (ngày 30/5/2016) của Bộ Tài nguyên và Môi trường còn quy định rất rõ rằng: các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ xả nước thải với quy mô dưới 5 m3/ngày đêm nhưng cần được cấp giấy phép xả thải vào nguồn nước là những cơ sở đang hoạt động trong các lĩnh vực sau: 

  • Luyện kim, tái chế kim loại, mạ kim loại; sản xuất các loại linh kiện điện tử
  • Dệt nhuộm; may mặc cần đến công đoạn nhuộm, in hoa; cơ sở giặt là có công đoạn giặt tẩy
  • Xử lý, tái chế chất thải công nghiệp; thuộc da, tái chế da
  • Chế biến khoáng sản cần sử dụng đến hóa chất; lọc hóa dầu, chế biến sản phẩm dầu mỏ
  • Sản xuất giấy và bột giấy; nhựa, cao su, chất tẩy rửa, phụ gia, phân bón, hóa chất, dược phẩm, đông dược, hóa mỹ phẩm, thuốc bảo vệ thực vật; pin, ắc quy; mây tre đan lát, chế biến gỗ cần phải ngâm tẩm hóa chất; chế biến tinh bột sắn, bột ngọt
  • Khám chữa bệnh có phát sinh lưu lượng nước thải y tế
  • Thí nghiệm khoa học có sử dụng hóa chất, chất phóng xạ
quy dinh ve giay phep xa thai 2
Các cơ quan chức năng sẽ không cấp giấy phép xả thải vào nguồn nước đã hết khả năng chịu thải

Những đối tượng nào không phải xin giấy phép xả thải?

Căn cứ theo Khoản 5 Điều 37 Luật tài nguyên nước và Khoản 3 Điều 16 Nghị định 201/2013/NĐ-CP (ban hành ngày 27 tháng 11 năm 2013 quy định chi tiết một số điều của Luật Tài nguyên nước) đã quy định hết sức cụ thể các trường hợp không cần phải xin phép xả nước thải vào nguồn nước, gồm có:

  • Xả nước thải sinh hoạt từ các cá nhân, hộ gia đình
  • Xả nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ ơ trong quy mô không vượt quá 5 m3/ngày đêm và không chứa những hóa chất độc hại hay chất phóng xạ
  • Xả nước thải của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nào không thuộc trường hợp quy định tại Điểm b Khoản này vào trong hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung mà hệ thống đó đã có giấy phép xả thải vào trong nguồn nước được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp và có thỏa thuận hoặc hợp đồng xử lý, tiêu thoát nước thải với những tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm quản lý vận hành hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung đó
  • Xả nước thải nuôi trồng thủy sản với quy mô không vượt quá hạn mức 10.000 m3/ngày đêm hoặc nuôi trồng thủy sản trên các vùng biển, sông, suối, hồ chứa

Thủ tục cấp giấy phép xả thải vào nguồn nước

Dưới đây là toàn bộ thủ tục mà các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và dịch vụ cần nắm trước khi tiến hành xin giấy phép xả thải:

Cơ quan nào có thẩm quyền tiếp nhận và quản lý hồ sơ?

  • Cục Quản lý tài nguyên nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ là cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận, thẩm định và quản lý hồ sơ, giấy phép thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
  • Sở Tài nguyên và Môi trường thì có trách nhiệm tiếp nhận, thẩm định và quản lý hồ sơ, giấy phép thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
  • Đối với Phòng Tài nguyên và Môi trường thì sẽ có trách nhiệm tiếp nhận, thẩm định và quản lý hồ sơ, giấy phép thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Bạn cần nắm rõ thẩm quyền, trách nhiệm của mỗi cơ quan để việc tiến hành xin cấp giấy phép xả thải vào nguồn nước được thuận lợi, nhanh chóng hơn.

Thời hạn của giấy phép xả nước thải vào nguồn nước

Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước sẽ có hiệu lực tối đa là 10 năm, còn tối thiểu là 3 năm.

Giấy phép có thể được gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn sẽ có thời hạn tối đa là 5 năm tối thiểu là 2 năm. 

Điều kiện gia hạn giấy phép: 

  • Giấy phép phải còn hiệu lực và hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép phải được nộp trước thời điểm giấy phép hết hiệu lực ít nhất là 90 ngày.
  • Đến thời điểm đề nghị gia hạn, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép phải hoàn thành đầy đủ toàn bộ những nghĩa vụ liên quan đến giấy phép đã được cấp theo quy định của pháp luật và không có tranh chấp nào xảy ra.
  • Tại thời điểm đề nghị gia hạn giấy phép xả nước thải vào nguồn nước của tổ chức, cá nhân phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước, khả năng đáp ứng của nguồn nước.

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước gồm có những gì?

  • Đơn xin phép, đề nghị cấp giấy phép xả thải
  • Đề án xả nước thải vào nguồn nước dựa theo đúng quy trình vận hành của hệ thống xử lý nước thải đối với trường hợp chưa xả nước thải. Báo cáo tình trạng xả nước thải hiện tại kèm theo quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải đối với trường hợp đang tiến hành xả nước thải vào nguồn nước
  • Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước tiếp nhận ngay tại vị trí xả nước thải vào nguồn nước. Kết quả phân tích chất lượng nước thải trước và sau khi xử lý đối với trường hợp đang tiến hành xả thải vào nguồn nước. Lưu ý, thời điểm lấy mẫu phân tích chất lượng nước không quá 3 tháng tính tới thời điểm nộp hồ sơ
  • Sơ đồ vị trí khu vực xả nước thải của dự án.
  • Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được cơ quan chức năng có thẩm quyền phê duyệt đối với các trường hợp cần đánh giá tác động môi trường theo như quy định của pháp luật.
  • Bản sao đã được công chứng giấy chứng nhận, hay giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất theo như quy định của Luật đất đai ở nơi đặt công trình xả thải. Trong trường hợp đất nơi đặt công trình xả thải không thuộc quyền sử dụng đất của cá nhân, tổ chức xin giấy phép thì cần phải có văn bản thỏa thuận cho phép sử dụng đất giữa cá nhân, tổ chức xả nước thải với cá nhân, tổ chức đang có quyền sử dụng đất, văn bản được ủy ban nhân dân có thẩm quyền xác nhận.

Trường hợp chưa có công trình xả nước thải vào nguồn nước, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép cần được nộp lên trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.

Thời hạn giải quyết hồ sơ xin cấp giấy phép xả thải

  • Thời hạn kiểm tra hồ sơ: Trong vòng 5 ngày làm việc, tính từ ngày chính thức nhận hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ của người nộp.
  • Thời hạn thẩm định báo cáo: Trong vòng 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ có trách nhiệm thẩm định báo cáo. Thời gian bổ sung, hoàn thiện hoặc lập lại báo cáo không tính gộp chung với thời gian thẩm định báo cáo. Thời gian thẩm định sau khi báo cáo đã được bổ sung hoàn chỉnh là trong 20 ngày làm việc.
  • Thời hạn trao trả giấy phép: Trong vòng ngày làm việc, tính từ ngày nhận được giấy phép của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để tổ chức, cá nhân tiến hành thực hiện nghĩa vụ tài chính và nhận giấy phép.
quy dinh ve giay phep xa thai 3
Vì một trái đất xanh tươi, hãy thực hiện đúng quy định về việc xả thải vào nguồn nước

Trên đây Biogency đã cung cấp những thông tin đầy đủ về giấy phép xả thải và các bước trong quy trình xin cấp giấy phép xả thải. Hy vọng các tổ chức và cá nhân đang có nhu cầu xin giấy phép xả nước thải vào nguồn nước đã tìm thấy những thông tin hữu ích và chuẩn xác cho cơ sở kinh doanh, sản xuất và dịch vụ của mình. Nếu bạn còn thắc mắc nào liên quan đến quy định về giấy phép xả thải, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ Biogency qua số Hotline 0909 538 514 để được tư vấn và hướng dẫn.



source https://microbelift.vn/quy-dinh-ve-giay-phep-xa-thai/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cơ sở hình thành và cách tính tỷ số F/M

Quy trình xử lý nước cấp đạt chuẩn hiện nay

Bể lắng sinh học là gì? Vai trò, cách tăng hiệu suất xử lý của bể