Nhận biết dấu hiệu tôm bị nhiễm khuẩn và cách xử lý

Trong suốt vụ nuôi sẽ khó tránh khỏi việc có lúc tôm bị bệnh, bị dính virus, vi khuẩn,… Điều bà con cần làm là phát hiện sớm, chữa trị kịp thời. Vậy làm sao để biết tôm đang mắc bệnh? Biogency mời bà con theo dõi bài viết dưới đây để nhận biết sớm các dấu hiệu tôm bị nhiễm khuẩn, cũng như nắm được những cách xử lý nhanh chóng, hiệu quả nhất.

Dấu hiệu tôm bị nhiễm khuẩn là gì?

Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy tôm có khả năng đang bị nhiễm khuẩn, bà con nhớ chú ý quan sát để phát hiện bệnh kịp thời nhé!

Dấu hiệu ở ao nuôi

Khi đàn tôm của bà con bị nhiễm khuẩn, ao nuôi sẽ xuất hiện khá nhiều dấu hiệu khác lạ mà chúng ta có thể tự phát hiện bằng mắt thường. Cụ thể ao sẽ xuất hiện những tình trạng sau:

Thức ăn thừa tồn đọng trong ao: Từ sức ăn của tôm bà con có thể đánh giá được tôm đang khỏe hay bệnh. Nếu sau mỗi lượt cho ăn đều tồn đọng nhiều thức ăn thừa trong ao thì chắc chắn tôm đang có dấu hiệu nhiễm bệnh. Chưa kể thức ăn thừa tồn đọng lâu và nhiều sẽ làm bẩn môi trường nước, dễ sinh ra nhiều bệnh hơn cho tôm.

Vì vậy bà con cần ngay lập tức điều chỉnh lại liều lượng thực phẩm trong mỗi lần cho ăn. Đồng thời nên kiểm tra sức khỏe tôm sớm nhất có thể. Vì tình trạng tôm ăn kém có thể đến từ nhiều nguyên do như nhiễm khuẩn, tôm bị stress, môi trường nước có vấn đề,…

Hiện tượng tôm nổi đầu, tấp mé bờ, bắt mồi kém: Đây chính là dấu hiệu bất thường điển hình mà bà con cần phải lưu ý. Tình trạng này chỉ xuất hiện khi tôm đang bị bệnh hoặc môi trường nước không tốt.

Bà con nên nhanh chóng tiến hành kiểm tra sức khỏe tôm. Đồng thời nên lấy mẫu nước thử để xem nồng độ pH, nồng độ oxy, các chỉ số về khí độc,… có nằm trong giới hạn phù hợp hay không. Tôm nổi đầu, tấp mé chính là dấu hiệu cho thấy có sự bất thường trong môi trường nước và sức khỏe tôm.

Tôm nổi đầu, tấp mé chính là dấu hiệu cho thấy có sự bất thường trong môi trường nước và sức khỏe tôm.

Dấu hiệu ở tôm

Tất nhiên để nhận biết dấu hiệu tôm bị nhiễm khuẩn thì quan sát con tôm sẽ là cách chính xác nhất. Dưới đây là những dấu hiệu ở tôm cho thấy chúng đang bị bệnh và cần có phương án điều trị sớm nhất:

Những biểu hiện bên ngoài:

Vẻ bề ngoài của tôm sẽ cho bà con biết được tình trạng sức khỏe của chúng như thế nào. Nếu thấy ngoại hình tôm có những dấu hiệu sau đây thì nguy cơ chúng đang mắc bệnh là rất cao:

Thân tôm bị đổi màu: Có một số bệnh sẽ khiến thân tôm bị đổi màu rõ rệt.

  • Tôm chuyển sang màu hơi xanh (do nhiễm vi khuẩn MBV).
  • Tôm bị chuyển đỏ từng phần cho đến toàn thân (do nhiều nhóm vi khuẩn, virus GAV, hoặc bội nhiễm với nhiều chủng virus khác).
  • Thân tôm chuyển sang màu trắng đục (do chứng bông vải).

Thân tôm bị phồng rộp

Vỏ tôm:

  • Vỏ tôm bị mềm (có thể do chứng bệnh mềm vỏ).
  • Vỏ tôm xuất hiện nhiều đốm đen.
  • Vỏ tôm xuất hiện các đốm trắng (nhiễm virus IHHNV hoặc virus đốm trắng).
  • Trong đầu tôm có màu hơi vàng, khi cắt bỏ thấy có mùi hôi (nhiễm virus đầu vàng).
Vỏ tôm xuất hiện nhiều đốm trắng chứng tỏ tôm đang bị nhiễm bệnh hoặc vỏ tôm mềm hơn bình thường cũng là một dấu hiệu bệnh rõ rệt.
Vỏ tôm xuất hiện nhiều đốm trắng vỏ tôm mềm hơn bình thường chứng tỏ tôm đang bị nhiễm bệnh

Những biểu hiện bên trong cơ thể tôm

Tiến hành quan sát kỹ hơn bên trong cơ thể tôm, bà con cũng sẽ có thể phát hiện ra nhiều dấu hiệu bất thường nếu tôm đang bị bệnh. Cụ thể đó là những dấu hiệu sau:

  • Đường ruột của tôm ngắn, bị đứt gãy.
  • Hệ thống đường ruột rỗng không (có thể do nhiễm vi khuẩn Vibrio).
  • Đường ruột có màu nhợt nhạt, trắng đục hoặc đỏ hồng (tôm khỏe mạnh, ăn uống bình thường sẽ có ruột màu vàng sáng hoặc vàng nhạt).
  • Mang tôm xuất hiện nhiều sợi nấm.
  • Mang tôm chuyển sang màu xanh lục (có thể tôm bị nhiễm các loài ký sinh trùng Protozoa).
  • Mang tôm xuất hiện màu nâu hoặc đen (có thể do bệnh đen mang ở tôm).
Mang tôm có màu đen như hình thì nhiều khả năng tôm đang mắc bệnh đen mang.
Mang tôm có màu đen như hình thì nhiều khả năng tôm đang mắc bệnh đen mang.
Màu sắc bất thường của đường ruột cũng là một dấu hiệu cho thấy tôm đang bệnh.
Màu sắc bất thường của đường ruột cũng là một dấu hiệu cho thấy tôm đang bệnh.

Biểu hiện ở máu tôm

Còn một cách nữa để phát hiện tôm có bị nhiễm bệnh hay không. Cách này có thể hơi tốn công hơn nhưng cho kết quả chính xác khá cao. Đó là kiểm tra thời gian đông máu của tôm.

  • Thời gian đông máu của tôm khỏe mạnh: 10 – 30 giây.
  • Thời gian đông máu của tôm bệnh: >30 giây.

Bà con có thể tự kiểm tra bằng cách dùng kim rút một vài giọt máu tôm, nhỏ lên một phiến kính và tính thời gian mà máu tôm đông lại. Nếu thấy lượng máu đó cần hơn 30 giây mới đông thì nhiều khả năng tôm đã bị nhiễm khuẩn, cần nhanh chóng tìm ra cách xử lý.

Các phương pháp xử lý tôm nhiễm khuẩn phổ biến

Nhiều bà con mới bước vào lĩnh vực nuôi tôm sẽ cảm thấy rất hoang mang khi tôm có dấu hiệu bệnh mà bản thân chưa có kinh nghiệm xử lý. Bà con đừng quá lo lắng, Biogency sẽ hướng dẫn một số phương pháp trị bệnh lẫn phòng bệnh nhiễm khuẩn ở tôm thật hiệu quả!

Trước khi tiến hành phòng bệnh – trị bệnh, bà con cần nắm được các yếu tố và nguyên nhân khiến tôm của mình bị nhiễm khuẩn.

Nguyên nhân khiến tôm bị nhiễm khuẩn

Tôm nuôi rất dễ bị nhiễm khuẩn vì các nguyên nhân sau đây:

  • Thức ăn cho tôm kém chất lượng: Cho tôm ăn đồ bị mốc, hư hỏng sẽ rất dễ khiến tôm mắc bệnh đường tiêu hóa vì lúc này thức ăn đã chứa nhiều độc tố gây hại.
  • Sự phát triển của tảo độc trong ao: Các loài tảo độc sinh sôi, phát triển trong môi trường nước có thể gây nên nhiều bệnh nguy hiểm cho tôm, khiến ruột tôm bị nhiễm khuẩn, không hấp thụ được thức ăn.
  • Môi trường nước bị ô nhiễm: Nước ao nuôi kém chất lượng, nhiễm bẩn là điều kiện sinh trưởng lý tưởng cho nhiều loại vi khuẩn, virus gây hại. Trong đó đặc biệt có chủng vi khuẩn Vibrio hết sức nguy hiểm có thể khiến đàn tôm chết hàng loạt.

Từ những nguyên nhân này, chúng ta có thể tìm đến một số phương pháp phù hợp để ngăn ngừa tối đa nguy cơ tôm bị nhiễm khuẩn.

Phương pháp phòng ngừa tôm bị nhiễm bệnh do vi khuẩn

Để phòng ngừa và trị bệnh nhiễm khuẩn ở tôm, có hai phương pháp phổ biến được sử dụng nhiều nhất nhờ độ hiệu quả cao và tính bền vững. Hai cách này cần được áp dụng song song suốt mùa vụ để đảm bảo hiệu quả tối đa.

Chọn nguồn thực phẩm chất lượng

Nguồn thức ăn sạch sẽ, an toàn và chất lượng là một yếu tố vô cùng quan trọng quyết định sức khỏe của tôm. Vì vậy bà con trong quá trình nuôi cần đảm bảo những yếu tố sau:

  • Luôn chọn thức ăn từ nguồn cung cấp uy tín, xuất xứ minh bạch.
  • Chọn những loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, đáp ứng được sự sinh trưởng, phát triển của tôm suốt mùa vụ.
  • Luôn giữ thức ăn sạch, khô ráo, tránh ẩm mốc, hư hỏng. Khi thức ăn đã có dấu hiệu bị mốc cần lập tức bỏ đi, tuyệt đối không tiếp tục sử dụng cho tôm ăn.
  • Luôn chú ý điều chỉnh liều lượng thức ăn thả xuống mỗi ngày sao cho phù hợp, không quá ít và cũng không quá nhiều. Thức ăn dư thừa tích tụ sẽ gây ô nhiễm môi trường sống của tôm.

Bên cạnh đó, bà con có thể tham khảo bổ sung men vi sinh đường ruột cho tôm Microbe-Lift DFM của Biogency. Đây là dòng sản phẩm men vi sinh cung cấp hệ lợi khuẩn cho đường ruột tôm, rất tốt trong việc phòng ngừa bệnh phân trắng và bệnh đường ruột nhờ chứa 4 chủng lợi khuẩn cần thiết cho hệ đường ruột của tôm.

Chỉ cần sử dụng 0,5 – 1g men vi sinh Microbe-Lift DFM hòa với nước sạch là có thể trộn cho 1kg thức ăn. Dùng xuyên suốt vụ nuôi để đạt hiệu quả cao nhất.

Men vi sinh đường ruột cho tôm Microbe-Lift DFM của Biogency

Ngoài ra bà con cũng nên trộn thêm vitamin C vào thức ăn để nâng cao sức đề kháng cho tôm, giúp hệ tiêu hóa của tôm khỏe mạnh, đủ khả năng chống chọi với bệnh tật và lớn nhanh hơn.

Dùng chế phẩm sinh học để làm sạch môi trường nước

Để đảm bảo môi trường luôn lý tưởng cho tôm phát triển, bà con cần tiến hành kiểm tra nguồn nước thường xuyên. Độ oxy hòa tan trong ao tối ưu nhất là 5ppm, đây là môi trường hoàn hảo để tôm mau lớn, ăn khỏe, phát triển tốt. Nếu mức oxy hòa tan dưới 4ppm thì cần xử lý ngay.

Bà con nên tham khảo sử dụng một số loại chế phẩm sinh học để xử lý nước nhiễm bẩn, đảm bảo môi trường sống an toàn cho tôm:

  • Dùng men vi sinh làm sạch nước ao nuôi – Microbe-Lift AQUA C, giúp phân hủy các chất bài tiết cùng với thức ăn thừa của tôm, xử lý và làm sạch nước ao hiệu quả.

Dùng men vi sinh làm sạch nước ao nuôi - Microbe-Lift AQUA C

  • Dùng men vi sinh xử lý bùn đáy ao nuôi – Microbe-Lift AQUA SA, chứa các chủng vi sinh vật hoạt tính mạnh giúp gia tăng tốc độ phân hủy của lớp bùn đáy, bề mặt của lớp váng cứng và các chất hữu cơ khó phân hủy. Từ đó giảm thiểu lượng khí độc sinh ra từ bùn đáy, duy trì ao nuôi trong sạch.

Dùng men vi sinh xử lý bùn đáy ao nuôi - Microbe-Lift AQUA SA

  • Dùng men vi sinh xử lý khí độc ao nuôi – Microbe-Lift AQUA N1, giúp thúc đẩy quá trình chuyển hóa thành phần khí độc, giảm nồng độ các loại khí độc như NH3, NO2, H2S trong ao. Khắc phục hiệu quả hiện tượng tôm sốc, chết do khí độc trong ao nuôi.

Dùng men vi sinh xử lý khí độc ao nuôi - Microbe-Lift AQUA N1

Vì sao nên sử dụng chế phẩm vi sinh thay cho thuốc kháng sinh để phòng ngừa tôm bị nhiễm khuẩn? Bệnh nhiễm khuẩn là tình trạng rất dễ gặp ở tôm, nếu sử dụng kháng sinh để điều trị lâu dài sẽ không an toàn cho nguồn nước và đất của trang trại nuôi. Các hóa chất độc hại còn có thể thấm sâu vào đất ảnh hưởng đến những khu vực lân cận. Vì vậy chế phẩm sinh học tự nhiên chính là phương pháp phòng và điều trị bền vững, vừa hiệu quả, an toàn cho môi trường mà hoàn toàn không gây ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng bình thường của tôm. Từ đó giúp cho bà con có được những vụ mùa bội thu.

Trên đây là những dấu hiệu tôm bị nhiễm khuẩn phổ biến nhất. Bà con nhớ thường xuyên theo dõi tình trạng nước ao cũng như biểu hiện của tôm để sớm phát hiện ra bệnh và xử lý kịp thời. Nếu bà con vẫn còn thắc mắc về phương pháp phòng ngừa, xử lý tình trạng tôm nhiễm khuẩn, đừng ngại liên hệ với Biogency qua Hotline 0909 538 514.



source https://microbelift.vn/dau-hieu-tom-bi-nhiem-khuan/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cơ sở hình thành và cách tính tỷ số F/M

Quy trình xử lý nước cấp đạt chuẩn hiện nay

Bể lắng sinh học là gì? Vai trò, cách tăng hiệu suất xử lý của bể