Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 10, 2022

Phương pháp xử lý dầu mỡ trong nước thải chế biến thực phẩm hiệu quả nhất

Hình ảnh
Dầu mỡ là thành phần có trong hầu hết các nguồn nước thải, đặc biệt là nước thải ở các nhà máy công nghiệp chế biến thực phẩm. Đây là một yếu tố mang đến nhiều vấn đề nghiêm trọng cho môi trường. Xử lý dầu mỡ trong nước thải chế biến thực phẩm một cách triệt để là ưu tiên hàng đầu của mọi đơn vị, cơ sở. Nguồn gốc phát sinh dầu mỡ trong nước thải ngành công nghiệp chế biến thực phẩm Trong nước thải ngành chế biến thực phẩm, dầu mỡ có thể phát sinh từ vô số loại thành phần khác nhau. Nguồn gốc hàng đầu của dầu mỡ chính là lượng chất béo tiết ra từ trong nguyên liệu của quá trình sản xuất.  Ngoài ra, trong hầu hết các cơ sở sản xuất thực phẩm đều có sự hỗ trợ của máy móc, thiết bị. Quá trình hoạt động của những máy móc có sử dụng xăng dầu đi cùng với việc vệ sinh bằng nước sẽ mang theo lượng dầu đi vào trong nước thải.  Dầu mỡ chất béo ảnh hưởng ntn đến hệ thống thoát nước đô thị Các phương pháp xử lý dầu mỡ trong nước thải chế biến thực phẩm phổ biến Dầu mỡ trong nước thải công n

Màng sinh học xử lý nước thải có gì đặc biệt?

Hình ảnh
Ứng dụng sinh học trong xử lý nước thải ngày càng trở nên phổ biến vì có nhiều ưu điểm. Trong đó, màng sinh học xử lý nước thải được xem là một trong những phát minh hàng đầu giúp tăng hiệu quả của quá trình xử lý nước thải. Màng sinh học xử lý nước thải là gì? Màng sinh học được tạo nên chủ yếu từ các cụm vi sinh vật tự nhiên như vi khuẩn, nấm bám vào lớp bề mặt vật liệu. Các cụm vi sinh vật này phát triển thành từng lớp và thường sinh sôi mạnh ở những bề mặt ẩm ướt.  Trong xử lý nước thải, màng sinh học đóng một vai trò quan trọng để gia tăng hiệu suất của quá trình. Chúng sẽ là nơi các vi sinh vật gắn kết, làm tăng sinh khối hiệu quả. Khi đưa màng sinh học vào quy trình xử lý, hệ thống vi sinh vật tại đây sẽ thực hiện phân hủy sinh học các chất thải một cách khá mạnh mẽ. Các loại công nghệ màng sinh học xử lý nước thải phổ biến Hiện nay, màng sinh học có mặt trong khá nhiều công nghệ xử lý nước thải và luôn mang lại hiệu quả cao. Dưới đây là một số công nghệ màng sinh học xử lý

Những lưu ý khi nuôi tôm thẻ chân trắng

Hình ảnh
Trong quá trình nuôi tôm thẻ chân trắng, bà con sẽ gặp phải không ít khó khăn. Để giảm thiểu tối đa những rủi ro phát sinh trong quá trình nuôi, nhằm nâng cao sản lượng mùa vụ và hiệu quả kinh tế, bà con nên chú ý một vài vấn đề kỹ thuật nhất định. Mời bà con cùng theo dõi bài viết của Biogency để nắm được những lưu ý khi nuôi tôm thẻ chân trắng ! Những lưu ý khi nuôi tôm thẻ chân trắng Mỗi loại tôm sẽ phù hợp với đặc trưng môi trường nuôi riêng biệt. Môi trường nuôi tôm thẻ chân trắng cần có sự khác biệt so với môi trường nuôi tôm sú về hình thái, sinh thái. Vì vậy khi nuôi tôm thẻ chân trắng, bà con cần lưu ý kỹ một số vấn đề dưới đây. Tôm thẻ chân trắng cần được nuôi trong môi trường khác biệt so với tôm sú. Chọn giống tôm thẻ chân trắng Như Biogency đã nhiều lần đề cập, muốn có một mùa vụ thành công, bà con cần chọn giống tôm kỹ lưỡng. Ngay từ bước đầu tiên này, bà con cần phải chọn được những con giống tốt, chất lượng để đảm bảo năng suất cho cả mùa vụ. Chọn tôm giống kh

Tìm hiểu về tiêu chuẩn nước thải loại A và loại B trong ngành công nghiệp chế biến bánh kẹo

Hình ảnh
Nước thải công nghiệp luôn mang đến nhiều hệ lụy cho môi trường, ngành công nghiệp chế biến bánh kẹo càng không ngoại lệ. Các tiêu chuẩn quy định về nước thải đã được ra đời nhằm mục tiêu đưa ngành công nghiệp chế biến bánh kẹo hướng đến việc sản xuất an toàn, thân thiện với môi trường và sức khỏe. Tại sao cần phải xử lý nước thải công nghiệp trước khi xả vào nguồn nước tiếp nhận? Trước khi được xả vào nguồn nước tiếp nhận, nước thải từ các hoạt động công nghiệp chế biến đòi hỏi phải được xử lý triệt để. Đây được xem là một hoạt động bắt buộc để đảm bảo sự an toàn cho đời sống và môi trường. Nước thải từ các nhà máy sản xuất bánh kẹo Trong nước thải ngành công nghiệp chế biến nói chung và chế biến bánh kẹo nói riêng chứa rất nhiều chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng và dầu mỡ. Khi lượng nước thải này được xả thải trực tiếp ra môi trường mà không qua xử lý sẽ dẫn tới việc: Các chất hữu cơ và chất rắn lơ lửng làm nồng độ oxy hòa tan trong nước. Điều này khiến các loài thủy sinh bị chết

Các phương pháp quản lý môi trường ao nuôi tôm nước lợ mùa mưa

Hình ảnh
Mùa mưa kéo theo những biến động môi trường khiến cho các ao nuôi tôm nước lợ phát sinh nhiều hiện tượng ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm. Nếu không có cách khắc phục hợp lý, bà con có thể gặp những thiệt hại không nhỏ. Hôm nay Biogency sẽ gợi ý cho bà con một số phương pháp quản lý môi trường ao nuôi tôm nước lợ mùa mưa hiệu quả, bà con tham khảo áp dụng cho trang trại nuôi của mình nhé! Ao nuôi tôm nước lợ mùa mưa có đặc trưng gì? Vào mùa mưa, thời tiết đột ngột thay đổi, môi trường sống của tôm phát sinh nhiều biến động, kéo theo đó là nguy cơ xuất hiện mầm bệnh tăng cao. Từ đó dễ gây ảnh hưởng tới sự phát triển của tôm. Chưa kể, mưa to kéo dài khiến mực nước ao dâng lên, dễ xuất hiện tình trạng tôm tràn bờ ra ngoài, gây thất thoát cho bà con. Cụ thể, dưới đây là một số yếu tố trong ao nuôi tôm nước lợ bị ảnh hưởng trong mùa mưa: Các yếu tố trong ao nuôi tôm nước lợ Ảnh hưởng khi trời mưa Độ pH Có thể giảm từ 0,3 – 1,5 và nhiều hơn nữa sau đó Lượng oxy hòa tan

Nhu cầu dinh dưỡng của vi sinh vật trong xử lý nước thải và những vấn đề cần quan tâm

Hình ảnh
Một hệ thống xử lý nước thải bằng vi sinh vật đòi hỏi nhiều yếu tố để có thể duy trì hoạt động. Trong đó, nhu cầu dinh dưỡng là một phần vô cùng quan trọng mà các kỹ sư cần phải theo dõi để đảm bảo quá trình xử lý nước thải diễn ra thật hiệu quả.  Đặc điểm về nhu cầu dinh dưỡng của vi sinh vật trong nước thải Phần lớn nước thải hiện nay đều có đặc trưng là chứa thành phần COD, BOD, N, P khó xử lý. Một trong những cách phổ biến để xử lý chúng chính là dùng vi sinh vật. Có hai quy trình xử lý nước thải bằng vi sinh vật chủ yếu là xử lý sinh học kỵ khí (Anaerobic) và thiếu khí – hiếu khí (Anoxic-Oxic). Mỗi một bể xử lý sẽ có những nhu cầu dinh dưỡng cho vi sinh vật khác nhau như sau: Bể xử lý sinh học kỵ khí Bể xử lý sinh học kỵ khí Trên thực tế, quá trình xử lý nước thải kỵ khí không sản sinh ra quá nhiều tế bào mới nên cũng không đòi hỏi quá nhiều về nhu cầu dinh dưỡng. Vì vậy việc bổ sung dinh dưỡng cho bể kỵ khí không phải là yêu cầu bắt buộc. Tuy nhiên, do một số tình trạng m

Sử dụng men vi sinh nuôi tôm để tăng hiệu quả kinh tế

Hình ảnh
Ngày càng có nhiều bà con sử dụng các chế phẩm vi sinh thay cho hóa chất, kháng sinh trong nuôi tôm. Việc này mang lại hiệu quả như thế nào? Hôm nay mời bà con cùng Biogency tìm hiểu kỹ hơn về chủ đề Sử dụng men vi sinh nuôi tôm để tăng hiệu quả kinh tế . Đồng thời chúng tôi sẽ giới thiệu đến bà con những dòng sản phẩm vi sinh chất lượng được tin dùng rộng rãi hiện nay. Vì sao nên sử dụng men vi sinh nuôi tôm? Sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm nói riêng và nuôi trồng thủy sản nói chung là hướng đi bền vững được rất nhiều người lựa chọn. Nó mang ý nghĩa thực tiễn trong vấn đề bảo vệ môi trường, bảo đảm và nâng cao hiệu quả sản xuất. Men vi sinh (hay còn gọi là chế phẩm sinh học) hoạt động theo 3 quá trình sau: Khống chế sinh học Tạo ra sự sống Xử lý sinh học Tác động của 3 quá trình này đem lại nhiều lợi ích cho việc nuôi tôm. Vì vậy bà con trong nghề ngày càng hạn chế sử dụng thuốc hóa học, kháng sinh để phòng và trị bệnh cho tôm, thay vào đó là sử dụng rộng rãi các loại men

Lưu ý về môi trường và khí độc ao tôm trong giai đoạn ngày 30 – 60 mùa vụ

Hình ảnh
Ở bài viết trước, Biogency đã hướng dẫn bà con biện pháp tăng đề kháng cho tôm giai đoạn 30 – 60 ngày đầu vụ. Trong đó chúng tôi có đề cập đến mô hình nuôi tôm 3 giai đoạn đã được nhiều địa phương áp dụng thành công. Hôm nay tiếp tục mời bà con tìm hiểu những lưu ý về môi trường và khí độc ao tôm trong giai đoạn ngày 30 – 60 mùa vụ , thời điểm này rơi vào giai đoạn 2 trong mô hình nuôi tôm 3 giai đoạn. Đặc trưng về môi trường ao nuôi trong giai đoạn ngày 30 – 60 mùa vụ Mô hình nuôi tôm 3 giai đoạn mà Biogency muốn nhắc đến bao gồm: Giai đoạn 1 : Ương tôm giống bằng công nghệ Biofloc. Kéo dài khoảng 25 – 30 ngày. Giai đoạn 2 : Nuôi tôm thịt bằng công nghệ Biofloc và Semi-Biofloc. Kéo dài khoảng 25 – 30 ngày. Giai đoạn 3 : Nuôi tôm thịt bằng công nghệ Semi-Biofloc . Thời gian nuôi khoảng 30 – 60 ngày. Có thể thấy, ngày 30 – 60 của mùa vụ chính là giai đoạn 2. Trong giai đoạn này bà con cần thuần hóa tôm và chuyển tôm từ ao ương sang ao nuôi. Đây là giai đoạn rất quan trọng, đóng