Đất phèn là gì? Cách cải tạo đất phèn an toàn và hiệu quả nhất cho trồng trọt và nuôi tôm
Đất bị nhiễm phèn là một trong những yếu tố ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn đất, nước, sinh vật, làm giảm chất lượng và năng suất trong nông nghiệp và thủy sản. Vậy đất phèn là gì? Nguyên nhân và cách cải tạo đất phèn an toàn và hiệu quả như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết nhé!
Đất phèn là gì?
Đất phèn còn được biết đến với tên gọi khác là đất bị nhiễm phèn hay đất chua, đây là loại đất chứa nhiều gốc sunfat (SO42-), có độ pH thấp chỉ từ 2 – 4 và lượng chất độc Al3+, Fe3+, SO42- vô cùng cao. Khi đất nhiễm phèn, đệm của môi trường đất bị phá hủy, cần phải cải tạo và rửa phèn thì mới có thể sử dụng lại. Do đó, động thực vật và vi sinh vật trong đất khi nhiễm phèn sẽ dễ bị tiêu diệt hàng loạt chỉ trong thời gian ngắn.
Phân loại đất phèn
Theo phân loại đất của FAO – UNESCO đất phèn được chia thành 2 loại:
- Đất phèn tiềm tàng: Hình thành trong điều kiện khử.
- Đất phèn hoạt động (đất phèn thật sự): Hình thành trong điều kiện phải có sự oxy hóa.
Nguyên nhân hình thành đất phèn
Nguyên nhân hình thành đất phèn chủ yếu là do quá trình oxy hóa tiềm tàng tại chỗ, tạo ra axit H2SO4 và chứa nhiều độc chất Al3+, Fe2+, SO42-. Khu vực xuất hiện các loại đất, đá trầm tích dễ hình thành đất nhiễm phèn và loại đất này được hình thành trong phạm vi 10.000 năm trước đây.
Bên cạnh đó, đất phèn sinh ra do mực nước biển dâng cao lên làm ngập đất. Điều này khiến cho muối sunfat có trong nước biển trộn lẫn với trầm tích đất chứa oxit sắt và các chất hữu cơ có trong đất.
Ngoài ra, trong quá trình sử dụng đất để trồng trọt, canh tác, rất nhiều bà con đã sử dụng phân bón có chứa nhiều lưu huỳnh, lâu ngày không cải tạo dẫn đến đất bị nhiễm phèn. Đất nhiễm phèn khi khô lại thường rất cứng và xuất hiện các vết nứt nẻ. Vi sinh vật hoạt động trong đất nhiễm phèn cũng kém đi nhiều do đất phèn rất chua nên không đáp ứng điều kiện sống.
Ảnh hưởng của đất phèn đối với cây trồng và ao nuôi tôm
Ảnh hưởng của đất phèn đối với cây trồng
- Độ pH kém khiến cho cây trồng không thể hấp thụ chất dinh dưỡng để phát triển, từ đó cây không đạt chất lượng khi thu hoạch.
- Đất bị hư hại nặng sẽ làm cho những mùa vụ tiếp theo đều không hiệu quả, nếu không cải tạo kịp thời sẽ khiến cho đất bị nứt nẻ, khô hạn và khó trồng trọt hơn.
- Những động thực vật có lợi cho đất không thể phát triển tốt, do đất nhiễm phèn nên hoạt động của vi sinh vật bị kém đi.
- Một số tình trạng thường xuất hiện ở cây trồng đó là: chết mầm, chết mạ (cây lúa), vàng lá, chậm trổ bông,…
Ảnh hưởng của đất phèn đến ao nuôi tôm
Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn sẽ tác động đến môi trường nước khiến tôm khó lột vỏ nên ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình tạo vỏ và gây chết đến tôm. Ngoài ra còn khiến tôm bị mềm vỏ hoặc tôm bị lột vỏ không hoàn toàn, bị “bệnh vảnh mang” vỏ dính tôm, làm cho tỉ lệ sống của tôm không cao.
Nước ao nuôi tôm bị nhiễm phèn cũng tạo nên môi trường acid ngăn cản quá trình hoạt hóa của các enzyme trong cơ thể khiến cho tôm chậm lớn. Nước phèn làm giảm khả năng liên kết giữa oxy và hợp chất HP (Hemoglobin) trong máu, quá trình hô hấp tăng cao khiến cho tôm mất nhiều năng lượng hơn, từ đó giảm khả năng sinh trưởng làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và năng suất vụ nuôi.
Phèn có trong nước sẽ bám vào mang gây cản trở quá trình hô hấp của tôm, nhất là khi tôm còn nhỏ. Ngoài ra, ao nuôi tôm nhiễm phèn còn làm cho tảo chậm phát triển, từ đó nước trong ao nuôi tôm khó chuyển màu.
Các biện pháp cải tạo đất trồng và ao nuôi nuôi tôm an toàn, hiệu quả nhất
Đất phèn hoàn toàn có thể được cải tạo nếu bà con nắm bắt được những kỹ thuật cơ bản và thực hiện theo đúng hướng dẫn. Dưới đây là một số biện pháp an toàn và hiệu quả được áp dụng hiện nay mà bà con có thể tham khảo.
Cải tạo đất trồng bằng bón vôi, cày sâu, bón phân
Tiến hành bón vôi
Giải pháp hữu hiệu để cải tạo đất phèn mà bà con có thể áp dụng là bón vôi. Mục đích của việc bón vôi là để cung cấp canxi việc giúp khử chua, giảm tính độc hại của hàm lượng sắt 3+, nhôm tự do và đầy lùi ion Na ra khỏi đất. Sau khi bón vôi, bà con cần lưu ý là phải thực hiện tháo nước vào ao nuôi để rửa ao và bổ sung chất hữu cơ cho đất.
Thực hiện cày sâu, phơi ải
Cày sâu sẽ làm lộ ra lớp đất phèn, sau đó đưa nước mưa hay nước tưới tiêu vào để rửa đi lớp chua. Còn việc phơi ải chính là phương pháp sử dụng năng lượng mặt trời để kiểm soát các tác nhân gây hại trong đất nhằm mục đích tiêu diệt mầm bệnh.
Cải tạo bằng cách sử dụng phân bón
Đất nhiễm phèn không thể tự cải tạo được nên dẫn đến việc gây hại cho cây trồng. Vì vậy, bà con nông sử dụng phân bón để cải tạo đất. Nên sử dụng những loại phân hữu cơ như là phân đạm, phân lân, phân vi lượng có khả năng làm tăng độ phì nhiêu cho đất.
Lưu ý, bà con tránh sử dụng phân có chứa lưu huỳnh như là đạm sunfat bởi trong đất phèn cũng có chứa rất nhiều lưu huỳnh ở các dạng gây độc cho cây trồng như: sunfua, sunfat. Càng bón thêm phân này cũng có nghĩa là gây thêm độc hại cho đất. Đồng thời, phân Kali càng không nên sử dụng vì kali trong đất phèn khá cao, khi bà con bón thêm sẽ làm cho cây bị nhiễm độc và chết.
>> Xem thêm: Các phương pháp xử lý ao tôm nhiễm phèn nặng
Cải tạo ao nuôi tôm hiệu quả bằng cách áp dụng biện pháp thủy lợi
Đối với ao nuôi bị nhiễm phèn thì không nên phơi đáy vì khi phơi hợp chất Pyrit sắt sẽ bị oxy hóa tạo nên hydroxit sắt, giải phóng ion H+ làm pH giảm. Vì vậy, cần cải tạo ướt như cày ướt ngâm nước và thau chua liên tục khoảng từ 3 – 4 lần. Sau khi thau chua, nếu nước vẫn có màu đỏ thì cần bón phân lân với liều lượng 2 – 3 kg/100 m2 để giảm sắt.
Bón vôi nông nghiệp để khử trùng, tăng pH và hệ đệm trong ao khoảng 15 – 20 kg/100 m2, vôi được rải đều xuống dưới đáy và bờ ao. Sử dụng máy đo hoặc quỳ tím để đo pH đáy, trường hợp pH vẫn thấp thì nên bón thêm vôi, điều chỉnh độ pH từ 7.5 trở lên. Nếu Với những bà con có khả năng về kinh tế thì nên đầu tư trải bạt toàn bộ nền đáy và bờ ao để ngăn xì phèn là tốt nhất.
Mong rằng những thông tin hữu ích trên đã giúp bà con nông dân có cái nhìn rõ hơn về đất phèn và biện pháp cải tạo đất phèn hiệu quả nhất. Từ đó nâng cao sản lượng cây trồng và thủy sản, tăng hiệu quả kinh tế. Để xem thêm nhiều thông tin hữu ích khác, bà con có thể truy cập vào website microbelift.vn nhé!
source https://microbelift.vn/dat-phen-la-gi/
Nhận xét
Đăng nhận xét