Các phương pháp xử lý nước thải phòng khám

Nước thải y tế tại các cơ sở bệnh viện, phòng khám thường có mức độ nguy hiểm cao. Do đó, các bệnh viện và phòng khám cần chú ý đầu tư hệ thống xử lý nước thải y tế nhằm đảm bảo đạt chất lượng tốt nhất về thiết bị, an toàn cho sức khỏe người dân, đạt chuẩn đầu ra theo quy định. Hiện nay có rất nhiều phương pháp xử lý nước thải phòng khám, mỗi phương pháp sẽ có các ưu nhược điểm khác nhau, cùng Biogency tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Tại sao phải xử lý nước thải phòng khám?

Nước thải phát sinh từ các phòng khám hay bệnh viện đa phần đều giống nhau, chứa dịch và máu của bệnh nhân. Những bệnh nhân này có khả năng mắc các bệnh truyền nhiễm nên nguy cơ lây lan qua môi trường nước rất cao. Bên cạnh đó, trong nước thải có nhiều hóa chất, là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi. Vì vậy nếu tiếp xúc loại nước thải y tế này trong thời gian dài sẽ dễ mắc phải những bệnh mãn tính nguy hiểm như ung thư, bệnh đường tiêu hóa, suy giảm chức năng thận,…

Mặt khác, lượng nước thải chưa xử lý hoặc xử lý chưa đúng kỹ thuật nếu bị thải ra thì môi trường nước sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên. Môi trường đất sau đó cũng phải chịu tác động không nhỏ vì nếu lượng nước thải y tế này ngấm vào đất sẽ làm đất đai bị ô nhiễm do sự phát tán các vi sinh vật gây bệnh, hóa chất gây độc hại,… dẫn đến việc tái sử dụng đất gặp nhiều khó khăn. 

Các đặc tính của nước thải phòng khám

xử lý nước thải phòng khám
xử lý nước thải phòng khám

Cũng giống như y tế, nước thải phòng khám có các thành phần hóa chất rất độc hại với môi trường, đặc biệt là BOD, COD, TSS, Sunfua, Amoni, Nitrat, photphat,… các chất đó cụ thể là:

  • Các loại chất rắn lơ lửng xuất hiện trong nước thải (TSS)
  • Các vi khuẩn, vi trùng mang mầm bệnh nguy hiểm như Salmonella, liên cầu, tụ cầu, virus tiêu hóa, bại liệt,…
  • Các mẫu bệnh phẩm sinh có trong mủ, máu, đờm, dịch, phân người bệnh,…
  • Các hóa chất độc hại khác trong cơ thể bệnh nhân và phế phẩm dùng để điều trị bệnh, chất phóng xạ.

Các loại nước thải phòng khám nói chung thường chứa các chất độc hại và bao gồm những đặc tính chung của nước thải y tế. Tuy nhiên, vẫn có những đặc trưng riêng, cụ thể:

  • Lưu lượng nước thải ít, tùy vào quy mô và khối lượng công việc của phòng khám, nước thải y tế trung bình sẽ dao động từ 500 lít đến 10 khối/ ngày.
  • Nhu cầu khám chữa bệnh khác nhau dẫn đến thời gian xả thải không đều đặn.
  • Nước thải y tế hầu như không chứa nhiều chất hoá học gây hại, chủ yếu là các vi sinh vật dễ lây lan bệnh.
  • Các phòng khám hiện nay đều có diện tích nhỏ nên cần thiết lập hệ thống xử lý nhỏ gọn hoặc âm đất.
  • Thông thường rất ít phòng khám có nhân viên quản lý và vận hành hệ thống xử lý nước thải thường xuyên. Vì vậy các phòng khám cần đầu tư hệ thống xử lý nước thải có thể chạy tự động.

Các phương pháp xử lý nước thải phòng khám phổ biến hiện nay

xử lý nước thải phòng khám

Nhiều nơi hiện nay sử dụng các phương pháp xử lý nước thải phòng khám cực kỳ hiện đại và đạt tiêu chuẩn, bao gồm:

  • Xử lý nước thải phòng khám bằng công nghệ lọc sinh học nhỏ giọt.
  • Xử lý nước thải bằng bùn hoạt tính ủ trong bể hiếu khí.
  • Xử lý nước thải phòng khám theo nguyên tắc AAO.
  • Xử lý nước thải y tế theo nguyên tắc hiếu khí – thiếu khí trong các công trình hợp khối (V69 và CN 2000).
  • Xử lý nước thải bằng nguyên tắc AO.
  • Xử lý nước thải bằng bãi lọc trồng cây (với dòng chảy ngang, dòng chảy đứng) kết hợp với bể lọc yếm khí.
  • Dùng hồ sinh học ổn định để xử lý nước thải.

Mỗi phương pháp xử lý đều có những điểm mạnh và điểm yếu nhất định, cụ thể như sau: 

  • Xử lý nước thải phòng khám bằng công nghệ lọc sinh học nhỏ giọt: đây là phương pháp sử dụng bể lọc sinh học với đặc điểm là các vật liệu tiếp xúc trong bể không ngập nước.
Ưu điểm Nhược điểm
  • Phương pháp này xử lý tương đối hiệu quả nước thải phòng khám có mức độ ô nhiễm ở mức vừa phải.
  • Kết cấu và lắp đặt thiết bị xử lý đơn giản và thuận tiện, chi phí đầu tư hợp lý.
  • Không cần cấp khí cưỡng bức.
  • Quy trình vận hành, bảo dưỡng đơn giản, hạn chế tiêu thụ điện năng, không đòi hỏi trình độ cao ở người vận hành.
  • Ít chiếm diện tích
  • Ít gây tiếng ồn
  • Khó xử lý triệt để đối với lượng nước thải có mức độ ô nhiễm hữu cơ và nitơ cao;
  • Cần lắp đặt bể điều hòa để ổn định nước thải và bể lắng thứ cấp hở,  kết cấu của thiết bị cồng kềnh.
  • Cần lắp trạm bơm nước thải sau quy trình ở bể lắng 1.
  • Dễ phát sinh mùi hôi nếu không vận hành đúng.
  • Xử lý nước thải bằng bùn hoạt tính ủ trong bể hiếu khí: là phương pháp dùng bể bùn hoạt tính (bể aerotank) để lọc nước thải bằng cách thổi các khí nén và khuấy cơ học.
Ưu điểm Nhược điểm
  • Hiệu quả đối với lượng nước thải có thành phần hữu cơ và amoni cao.
  • Kết cấu của thiết bị không phức tạp, chi phí đầu tư thấp.
  • Chạy tự động không tiêu hao nhân công vận hành.
  • Bùn trong bể khó lắng làm giảm hiệu quả xử lý nước thải. Nhân viên vận hành cần được đào tạo kỹ lưỡng để xử lý vấn đề này.
  • Chi phí vận hành lớn, gây tiêu hao nhiều điện năng khi cung cấp không khí cưỡng bức. 
  • Dễ phát sinh tiếng ồn, mùi hôi và vi sinh vật gây bệnh ra môi trường nếu hệ thống vận hành không đúng cách.
  •  Hệ bùn hoạt tính cần thời gian nhất định để hoạt động lại bình thường sau sự cố.
  • Xử lý nước thải phòng khám theo nguyên tắc AAO: là quy trình xử lý sinh học liên tục bằng cách dùng các hệ vi sinh vật kỵ khí, yếm khí và hiếu khí phân hủy các chất ô nhiễm từ nước thải.
Ưu điểm Nhược điểm
  • Có hiệu quả đối với lượng nước thải có mức độ ô nhiễm cao
  • Quy trình thi công nhanh, kết cấu gọn gàng, cơ động có thể phối hợp với các bể xử lý có sẵn.
  • Chi phí vận hành thấp và tiêu thụ năng lượng ít.
  • Ít tiêu tốn diện tích, dễ dàng lắp đặt chìm hoặc nổi, di chuyển tiện lợi.
  • Lắp đặt kín nên khó phát sinh mùi hôi.
  • Đối với hệ thống có màng lọc:
  • Màng lọc cần được bảo dưỡng thường xuyên, nhân viên vận hành cần có trình độ nhất định và cần phải thay màng lọc sau khoảng thời gian hoạt động.
  • Tốn nhiều chi phí thay màng lọc, thiết bị và thường phụ thuộc vào nhà cung cấp.
  •  Đối với hệ thống không có màng lọc để khử trùng mà sử dụng hóa chất hoặc phương pháp khác: chi phí sử dụng ban đầu ở mức trung bình
  • Xử lý nước thải y tế theo nguyên tắc hiếu khí – thiếu khí trong các công trình hợp khối (V69 và CN 2000): cho phép kết hợp nhiều quá trình xử lý nước thải cơ bản với nhau trong không gian thiết bị của mỗi module nhằm vừa tăng hiệu quả vừa giảm chi phí vận hành.
Ưu điểm Nhược điểm
  • Xử lý hiệu quả đối với lượng nước thải có hữu cơ và nitơ cao. Có hiệu suất ổn định.
  • Kỹ thuật đơn giản và tính ổn định cao.
  • Không chiếm nhiều diện tích như phương pháp bùn hoạt tính.
  • Phát sinh mùi hôi và tiếng ồn nếu hoạt động không chính xác.
  • Vỏ làm bằng kim loại khó phù hợp với điều kiện thời tiết dễ thay đổi.
  • Xử lý nước thải bằng nguyên tắc AO: là phương pháp sử dụng vi sinh vật thiếu khí và hiếu khí nhằm phân giải các hợp chất hữu cơ tồn tại trong nước thải.
Ưu điểm Nhược điểm
  • Hiệu quả với lượng nước thải có mức độ ô nhiễm vừa.
  • Thời gian thi công nhanh, kết cấu gọn và cơ động, có thể phối hợp với các bể xử lý sẵn có.
  • Không tốn nhiều điện năng, chi phí vận hành ở mức thấp.
  • Không chiếm nhiều diện tích.
  • Lắp đặt nguyên khối, kín nên khó phát sinh mùi hôi.
  • Có nhược điểm tương tự với phương pháp xử lý theo nguyên tắc AAO.
  • Xử lý nước thải bằng bãi lọc trồng cây (với dòng chảy ngang, dòng chảy đứng) kết hợp với bể lọc yếm khí: là công nghệ dựa vào điều kiện tự nhiên, thân thiện với môi trường.
Ưu điểm Nhược điểm
  • Mức độ xử lý thấp và trung bình
  • Chi phí đầu tư công nghệ không nhiều
  • Tăng cường dung tích bể yếm khí làm tăng các hiệu quả xử lý theo chỉ tiêu hóa lý.
  • Không tốn nhiều chi phí vận hành và bảo dưỡng.
  • Không đòi hỏi trình độ cao ở nhân viên vận hành.
  • Thân thiện với môi trường.
  • Cần đầu tư bể yếm khí kích thước lớn nếu nước thải có hàm lượng ô nhiễm cao.
  • Chiếm diện tích sử dụng lớn.
  • Nếu thời gian lưu ngắn (dưới 7 ngày thì) thì hiệu quả khử trùng không cao.
  • Dùng hồ sinh học ổn định để xử lý nước thải phòng khám: dùng để xử lý những nguồn nước thải thứ cấp với cơ chế phân hủy các chất hữu cơ một cách tự nhiên.
Ưu điểm Nhược điểm
  • Hiệu quả với lượng nước thải ô nhiễm thấp và trung bình.
  • Chi phí đầu tư công nghệ thấp.
  • Không tiêu tốn chi phí vận hành hay bảo trì.
  • Quy trình vận hành đơn giản, không yêu cầu nhân viên vận hành có trình độ cao.
  • Khó xử lý lượng nước thải y tế có mức độ ô nhiễm cao.
  • Chiếm nhiều diện tích sử dụng.

Phương pháp xử lý nước thải phòng khám AO kết hợp MBR được lựa chọn nhiều nhất hiện nay

Phương pháp sử dụng công nghệ AO kết hợp với màng MBR là phương pháp phù hợp nhất với những đặc tính của nước thải phòng khám. Công nghệ này có tác dụng xử lý triệt để các vi sinh vật và hóa chất độc hại trong nước thải phòng khám.

xu ly nuoc thai phong kham 4

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải phòng khám bằng công nghệ AO kết hợp màng MBR

Công nghệ AO kết hợp màng MBR trong xử lý nước thải phòng khám được thực hiện theo sơ đồ sau:

cong nghe ao ket hop mang mbr

Quy trình xử lý nước thải ở từng bể được mô tả theo sơ đồ bao gồm:

Tại bể điều hòa

  • Bể điều hòa sẽ tiếp nhận và làm ổn định các thành phần hữu cơ có trong nước thải từ các hố thu gom về, đồng thời điều tiết lưu lượng thải ra của phòng khám theo từng thời điểm. Bể điều hòa có vai trò quan trọng xuyên suốt trong quá trình xử lý.
  • Máy thổi khí trong hệ thống sẽ cung cấp oxy liên tục vào bể nhằm làm thoáng sơ bộ, đồng thời ngăn chặn quá trình kỵ khí có thể xảy ra, gây mùi hôi ảnh hưởng xấu đến môi trường. Nước thải trong bể điều hòa được bơm chìm hoặc bơm luân phiên cùng với lưu lượng ổn định vào trong bể Anoxic.

Tại bể Anoxic

  • Sau khi thải ra từ bể điều hòa bể anoxic tiếp nhận chất thải. Bùn trong bể lúc này sẽ tuần hoàn từ bể sinh học hiếu khí MBR về bể Anoxic. Quá trình Nitrification từ bể hiếu khí sẽ được bơm liên tục về lại bể thiếu khí chung với bùn hoạt tính. Trong điều kiện thiếu oxy, các vi sinh sẽ oxy hoá chất hữu cơ trong nước thải bằng nguồn oxy từ khí NO3. Nhờ kết hợp cả 2 quá trình là nitrification và denitrification, hàm lượng khí N trong nước thải được xử lý đến 80%.

Tại bể sinh học MBR

  • Nước thải sau khi xử lý ở bể Anoxic sẽ chảy sang bể sinh học hiếu khí MBR. Tại bể sinh học hiếu khí MBR, quá trình xử lý các chất thải hữu cơ diễn ra nhờ các vi sinh hiếu khí hay còn gọi là quá trình bùn hoạt tính. Nhờ lượng oxy nhất định được cung cấp trong bể, các vi sinh vật hiếu khí từ đó sẽ phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải thành CO2, H2O,… sau đó được chuyển hóa thành bông bùn, mang khả năng lắng dưới tác dụng của trọng lực.
  • Sau khi nằm trong bể sinh học hiếu khí trong một thời gian cần thiết, nước thải trong bể sẽ được các màng lọc MBR hút ra ngoài. Màng lọc MBR có thành phần bao gồm nhiều sợi rỗng nhỏ, kích thước màng trung bình từ 0,03 μm. 
  • Nước thải sẽ chảy từ màng vào trong các ống rỗng cực nhỏ của màng MBR. Các chất như nước, bùn, N, P, các vi sinh vật gây bệnh có kích thước lớn sẽ bị giữ. Ngoài ra, chất bùn sinh ra cùng với các vi sinh vật ô nhiễm khác sẽ bị giữ lại, chỉ có nước và các ion mới thấm qua được. Bể xử lý bằng màng lọc MBR cũng là công đoạn xử lý cuối cùng sau khi bể MBR xử lý nước thải y tế được khử trùng trước khi xả. Nước thải phòng khám sau xử lý sau khi đạt tiêu chuẩn xả thải sẽ trực tiếp thải ra nơi tiếp nhận.

Ưu điểm công nghệ

  • Đảm bảo chất lượng nước thải đạt yêu cầu sau xử lý.
  • Phương pháp không chiếm nhiều diện tích xây dựng.
  • Chi phí lắp đặt và mua thiết bị hợp lý.

Men vi sinh sử dụng trong xử lý nước thải phòng khám

Chế phẩm men vi sinh Microbe-Lift IND rất được ưa chuộng tại nhiều hệ thống xử lý nước thải của các bệnh viện, phòng khám có quy mô vừa và nhỏ. Đây là dòng men vi sinh đến từ Hoa Kỳ được sản xuất dựa trên những công nghệ độc quyền. Sản phẩm này giúp giảm mạnh các chỉ tiêu COD, BOD, TSS trong nước thải phòng khám. Với các hệ thống xử lý nước thải đang vận hành, IND giúp đẩy nhanh quá trình Oxy hóa sinh học các hợp chất hữu cơ, giảm vi sinh chết do sốc tải, phục hồi nhanh các sự cố của hệ thống, cải thiện quá trình lắng và giảm thể tích của bùn sau sau xử lý.

Vi sinh xử lý nước thải Microbe-Lift IND

Vi sinh Microbe-Lift IND khi sử dụng trong hệ thống xử lý nước thải AAO hoặc AO sẽ giúp loại bỏ toàn bộ COD, BOD, Nito, Photpho, các vi khuẩn, virus gây bệnh… trong nước thải và đảm bảo tiêu chuẩn nước thải đầu ra theo QCVN 28:2010/BTNMT – Cột A theo BTNMT quy định về chất thải y tế. Hiện nay Biogency đang là đơn vị phân phối độc quyền của Microbe-Lift IND tại Việt Nam.

Tham khảo: Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện đạt chuẩn

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ đặc điểm của nước thải phòng khám cũng như các phương pháp xử lý nước thải phòng khám phổ biến nhất hiện nay. Liên hệ ngay với Biogency qua hotline HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí về sản phẩm men vi sinh Microbe-lift IND và phương pháp xử lý nước thải hiệu quả.



source https://microbelift.vn/cac-phuong-phap-xu-ly-nuoc-thai-phong-kham/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cơ sở hình thành và cách tính tỷ số F/M

Quy trình xử lý nước cấp đạt chuẩn hiện nay

Bể lắng sinh học là gì? Vai trò, cách tăng hiệu suất xử lý của bể