Phương pháp lọc nước ao tôm hiệu quả

Xử lý nước ao nuôi tôm luôn là vấn đề mà bà con luôn phải quan tâm để có đàn tôm khỏe mạnh, vụ mùa bội thu. Hãy cùng Biogency tìm hiểu các phương pháp lọc nước ao tôm hiệu quả trong bài viết dưới đây.

Tại sao cần lọc nước khi nuôi tôm?

Sau một thời gian nuôi tôm thẻ chân trắng, bà con cần tiến hành lọc nước nuôi tôm vì:

  • Chất thải hữu cơ tích tụ quá nhiều trong ao sẽ khiến lượng oxy bị suy giảm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm nuôi trong ao. Tôm sẽ bị suy giảm sức đề kháng, dễ mắc các bệnh nguy hiểm hoặc xảy ra hiện tượng chết hàng loạt. Những bệnh thường gặp khi nước ao bị ô nhiễm là bệnh phân trắng, bệnh đốm đen… Các chất thải này bao gồm: Đất bờ ao bị rửa trôi, chất thải tôm, các chất lơ lửng trong nguồn nước, xác chết các loài phiêu sinh vật…
  • Lọc nước ao nuôi tôm giúp gia tăng hàm lượng dinh dưỡng trong ao. Các vi sinh vật có lợi như tảo khuê, Bacillus spp… phát triển giúp tôm thẻ chân trắng tăng cường sức khỏe, cho năng suất cao.
  • Nước trong ao nuôi không được xử lý sẽ tích lũy khí độc. Tổng lượng đạm amon, nitrit, nitrat, tổng đạm nitơ và H2S sẽ gia tăng nhanh chóng theo chu kỳ nuôi bởi sự tích lũy vật chất hữu cơ từ thức ăn dư thừa cũng như từ quá trình trao đổi chất của tôm nuôi làm suy giảm chất lượng nước nhanh chóng vào cuối chu kỳ nuôi. (tham khảo: Cách đo khí độc ao tôm)

Nếu nuôi tôm ở mật độ cao, bà con cần lọc nước thường xuyên để loại bỏ các chất thải của tôm, trả về môi trường sạch nhằm làm giảm nguy cơ phát sinh dịch bệnh, kích thích tôm nhanh lớn.

Tham khảo: Màu nước tốt cho ao nuôi tôm

Phương pháp lọc nước trong ao nuôi tôm

Các phương pháp lọc nước ao nuôi tôm phổ biến bao gồm:

Lọc nước ao nuôi tôm bằng cá rô phi

lọc nước ao tôm
Hình 2: Lọc nước sinh học bằng cá rô phi

Đây là kiểu lọc sinh học trong nuôi tôm hay còn được gọi là nuôi tôm nước xanh, được áp dụng rất rộng rãi ở nước ta. Lý do là vì cá rô phi vừa ít tốn kém, vừa mang lại hiệu quả nhanh và dễ làm. 

Bằng cách nuôi cá rô phi trong ao lắng, nước ao được đảm bảo sạch sẽ trước khi nuôi, giảm tối đa sự phát triển của mầm bệnh. Ngoài ra phương pháp này còn giúp tăng năng suất tôm nuôi. 

Bà con cần lưu ý những kỹ thuật cần thiết bao gồm: 

  • Ao lắng nuôi cá rô phi cần chiếm khoảng 20 – 25% diện tích mặt nước nuôi.
  • Mật độ cá rô phi thả nuôi trung bình là 4 – 5 con/m2. Hạn chế cho cá ăn trong quá trình thả.
  • Bà con nên thiết kế ao theo kiểu tuần hoàn. Nước ao nuôi sau khi thay sẽ chảy sang ao nước thải. Tại đây nước được lắng cặn một phần và bơm sang ao lắng. 
  • Cá rô phi cần được nuôi trong ao lắng ít nhất một tháng trước khi thả tôm giống để môi trường nước được ổn định. 
  • Cấp nước từ ao lắng vào hệ thống nuôi tôm đến khi mực nước đạt 1,2 – 1,5 m. 
  • Trong quá trình nuôi tôm thẻ, bà con cần bổ sung định kỳ nguồn nước từ ao lắng vào ao nuôi mỗi tuần một lần. Sau khi truyền nước từ ao lắng vào hệ thống nuôi, cần bổ sung thêm nước vào hệ thống ao lắng, để cá rô phi có đủ thời gian hoạt hóa và đủ nước đảm bảo chất lượng cung cấp cho ao nuôi tôm.

Lọc nguồn nước ao nuôi tôm bằng hệ thống lọc tuần hoàn

Hệ thống lọc tuần hoàn trong lọc nước ao nuôi tôm được thể hiện như sau:

minh hoa he thong loc tuan hoan
Hình 3: Minh họa hệ thống lọc tuần hoàn

Hệ thống lọc tuần hoàn bao gồm 2 phần chính là bể lắng lọc cơ học và bể lọc sinh học. Trong đó, hệ thống lọc sinh học là nhân tố quyết định chất lượng nguồn nước của bể nuôi.

  • Bể lắng cơ học: Bao gồm 2 phần là lắng và lọc được làm bằng chất liệu composite hoặc xi măng. Kích thước bể lắng chiếm 10% diện tích bể nuôi. Nước thải thường được chuyển từ hệ thống bể nuôi đến bể lọc. Còn phần chất rắn trong nước được lắng tụ vào hố gom bùn rồi điều khiển bởi lực ly tâm của nước. Tiếp đó nước được lọc qua bằng các vật liệu lọc nước cát, sỏi, vải, lưới hoặc chụp lọc cát. Các chất thải có kích thước lớn được giữ lại và chuyển vào bể chứa bùn.
  • Bể lọc sinh học: Gồm các hệ thống giá thể vi sinh, nơi mà các vi khuẩn có lợi bám vào để thực hiện việc hấp thụ chất thải, đặc biệt là ammonia (chất thải ra từ cá tôm… gây ô nhiễm nguồn nước). Khi nước từ bể lắng chảy liên tục thì bề mặt giá thể sẽ dần hình thành màng sinh học. Các màng này bao gồm các vi khuẩn hiếu khí, tùy thí và kỵ khí (Nitrosomonas và Nitrobacter). Các loại vi khuẩn trong màng lọc sẽ dần hấp thụ Ammonia và Nitrite để thực hiện quá trình nitrat hóa nhằm chuyển hóa các hợp chất chứa nitơ và cacbon thành dạng không độc.

Lọc nguồn nước ao nuôi tôm bằng men vi sinh Microbe-Lift AQUA C

Thay vì tốn nhiều chi phí đầu tư bể tuần hoàn hay giá thể vi sinh, cũng như mất nhiều thời gian bổ sung nước định kỳ vào ao lắng cá rô phi. Khi xử lý nguồn nước ao nuôi bà con có thể kết hợp sử dụng sản phẩm men vi sinh Microbe-Lift AQUA C.

Men vi sinh lọc nước ao tôm Microbe-Lift AQUA C bao gồm các quần thể vi sinh dạng lỏng có hoạt độ cao. Chức năng của chúng là phân hủy chất bài tiết và thức ăn thừa của tôm cá, xử lý và lọc nước ao nuôi. Đồng thời tạo môi trường thuận lợi giúp tôm cá tăng sức đề kháng, phát triển nhanh và chất lượng thịt tốt hơn. 

phuong phap su dung men vi sinh microbe lift aqua c de loc nuoc ao nuoi dang la phuong phap vo cung pho bien
Hình 4: Phương pháp sử dụng men vi sinh Microbe-Lift AQUA C để lọc nước ao nuôi đang là phương pháp vô cùng phổ biến

Điều kiện hoạt động thuận lợi của vi sinh:

  • Độ pH: trùng bình từ 4 – 9 ( mức tối ưu từ 6,5 đến 8).
  • Nhiệt độ: 4 – 40 độ C (tối ưu nhất ở mức 25 độ C đến 30 độ C).
  • Độ mặn < 40 ‰ (khoảng 4%).

Ưu điểm vi sinh Microbe-Lift AQUA C

  • Phân hủy chất bài tiết và thức ăn thừa của tôm cá trên bề mặt ao.
  • Xử lý và lọc nước ao nuôi hiệu quả.
  • Ức chế các vi sinh vật gây bệnh cho tôm.
  • Giữ gìn cân bằng sinh thái cho ao nuôi.
  • Phòng ngừa và giảm thiểu sự hình thành các khí H2S, ammonia và các khí độc hại trong nước ao.
  • Giảm thiểu tối đa các chất thải hữu cơ và hạn chế hình thành lớp bùn đáy dưới ao.
  • Giảm tần suất nạo vét đáy ao.
  • Chứa đa dạng các chủng vi sinh vật có ích đã được phân lập, bao gồm vi sinh vật ở cả 3 dạng hiếu khí, kị khí và tùy nghi. Có thể kể đến vi khuẩn tiêu biểu như Pseudomonas citronellolis, Rhodopseudomonas palustris, Wolinella succinogenes giúp tăng cường quá trình khử khí độc trong ao nuôi.
  • Vi sinh này thường ở dạng lỏng, kích hoạt nhanh và không cần ngâm ủ trước khi sử dụng. Đặc biệt an toàn cho vật nuôi, con người và môi trường sử dụng.

Cách sử dụng vi sinh rất đơn giản:

100ml + 20 lít đến 50 lít nước ao + 3 lít mật rỉ sạch (không chứa các chất diệt khuẩn) khuấy đều, sục khí mạnh liên tục 24 tiếng đủ xử lý cho 1000 mét khối nước.

Liều lượng sử dụng: 

  • Gây màu nước: Sử dụng liên tục 3 ngày.
  • Sau khi thả tôm:
  • Từ ngày: 1-30: Sử dụng 1 đến 2 lần 1 tuần.
  • Từ ngày 30-60: Sử dụng 2 đến 3 lần 1 tuần.
  • Từ ngày 60 trở lên: Sử dụng 3 đến 4 lần 1 tuần.

Tham khảo: Quy trình xử lý nước ao nuôi tôm

Lưu ý: Liều lượng sẽ thay đổi phụ thuộc vào thời điểm và tình trạng thực tế của mỗi ao nuôi.Lọc nước nuôi tôm là công việc cực kỳ quan trọng nếu bà con muốn đạt năng suất nuôi tôm cao nhất. Liên hệ ngay với Biogency qua HOTLINE 0909 538 514  để được tư vấn các phương pháp lọc nước ao tôm phù hợp và hỗ trợ mua sản phẩm men vi sinh Microbe-Lift AQUA C. Chúc bà con có một mùa vụ nuôi tôm thành công!



source https://microbelift.vn/loc-nuoc-ao-nuoi-tom/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cơ sở hình thành và cách tính tỷ số F/M

Quy trình xử lý nước cấp đạt chuẩn hiện nay

Bể lắng sinh học là gì? Vai trò, cách tăng hiệu suất xử lý của bể