Đặc trưng và cách xử lý nước thải nhà máy chế biến cá tra

Bên cạnh lợi ích kinh tế lớn và tiềm năng phát triển cao, ngành chế biến cá tra còn phát sinh những vấn đề cấp bách, một trong số đó là vấn đề xử lý nước thải từ nhà máy. Bài viết dưới đây sẽ của Biogency sẽ giới thiệu đến bạn những đặc trưng và cách xử lý nước thải nhà máy chế biến cá tra hiệu quả nhất.

Đặc trưng nước thải nhà máy chế biến cá tra

Nước thải nhà máy chế biến cá tra bao gồm nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất:

  • Nước thải sản xuất: Phát sinh từ quá trình chế biến và nước vệ sinh nhà xưởng, máy móc, thiết bị,… Nước thải này thường chứa các chất hữu cơ, các chất rắn lơ lửng, các chất cặn bã, vi sinh vật và dầu mỡ. Bên cạnh đó, lưu lượng và thành phần nước thải chế biến cá tra rất khác nhau giữa các nhà máy tùy vào nguồn nguyên liệu sử dụng và thành phần các chất chế biến (các chất tẩy rửa và phụ gia,…).
  • Nước thải sinh hoạt: Phát sinh từ khu vực nhà vệ sinh và nhà ăn. Thành phần của loại nước thải này bao gồm cặn bã, các chất rắn lơ lửng, các chất hữu cơ, chất dinh dưỡng và vi khuẩn.
Dac trung va cach xu ly nuoc thai nha may che bien ca tra 2
Hình 1: Nước thải nhà máy chế biến cá tra

Tác hại của nước thải nhà máy chế biến cá tra:

  • Đối với môi trường: Khi xả vào nguồn nước, các chất như carbonhydrat, protein và chất béo sẽ làm suy giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước vì các vi sinh vật sử dụng oxy hòa tan để phân hủy các chất hữu cơ. Ngoài ra các chất rắn lơ lửng sẽ làm cho màu nước bị đục hoặc có màu, gây ảnh hưởng tới độ sâu của tầng nước. Bên cạnh đó, chất N và P trong nước thải thường làm phú dưỡng nguồn nước, tạo điều kiện cho rong tảo phát triển gây suy giảm chất lượng nguồn nước.
  • Đối với sức khỏe con người: Trong nguồn nước chứa các vi sinh vật và vi khuẩn gây bệnh, trứng giun sán, con người nếu tiếp xúc trực tiếp hoặc thông qua các nhân tố lây lan sẽ bị nhiễm các bệnh như lỵ, thương hàn, bại liệt, tiêu chảy, đường tiết niệu…

Phương pháp xử lý nước thải nhà máy chế biến cá tra bằng bể sinh học

Phương pháp xử lý nước thải nhà máy chế biến cá tra bao gồm sơ đồ như sau:

Dac trung va cach xu ly nuoc thai nha may che bien ca tra 3
Hình 2: Sơ đồ quy trình xử lý nước thải nhà máy chế biến cá tra

Quy trình hoạt động:

  • Hố thu gom: Nước thải từ quá trình sản xuất và sinh hoạt đi từ hệ thống thu sang hố thu gom. Trước khi được đưa vào hố, nước thải thường đi qua các song chắn rác bố trí phần trước hố để giữ lại các thành phần rác khô và cặn lơ lửng kích thước lớn tránh gây ảnh hưởng các công trình sau. Sau khi đã tách, rác được xử lý định kỳ còn phần nước thải sẽ được đưa thẳng vào bể thu gom. Nước thải từ bể thu gom sẽ dần đi qua các ngăn trong bể tách mỡ. Từ đó, dầu mỡ và các chất có tỷ trọng nhẹ hơn nước sẽ bắt đầu nổi lên và được giữ lại. Phần nước thải còn lại sẽ tiếp tục được đưa vào bể điều hòa.
  • Ở bể điều hòa, nước thải được trộn đều từ không khí được cấp bởi máy thổi khí để ngăn ngừa cặn lắng, tránh gây mùi khó chịu. Bên cạnh đó bể điều hòa còn giúp điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải đầu vào.
  • Ở bể tuyển nổi, hỗn hợp khí cùng nước thải trộn với nhau dưới áp suất khí quyển tạo nên bọt mịn. Các bọt khí này khi tách ra khỏi nước sẽ đồng thời kéo theo các váng dầu nổi cùng một số cặn lơ lửng. Nhờ thiết bị gạt tự động, lượng dầu mỡ này được tách khỏi nước thải sau đó đi vào bể chứa bùn. Tại bể tuyển nổi diễn ra quá trình và keo tụ giúp đạt hiệu quả loại bỏ TSS cùng dầu mỡ cao. 
  • Tại bể sinh học kỵ khí, sử dụng sản phẩm Microbe-Lift Biogas để cung cấp cho hệ thống các vi sinh vật kỵ khí nhằm phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải thành các chất vô cơ đơn giản và khí Biogas (CO2, H2S, NH4…) bên cạnh đó còn giúp giảm chỉ số BOD, COD, TSS cho nước ở bể.
  • Tại bể thiếu khí và hiếu khí: Hai bể này có thể xử lý tổng hợp: BOD, nitrat hóa, khử NH4+, khử NO3-, Photpho. Bên cạnh đó, bằng việc chọn bể chứa bùn hoạt tính kết hợp đan xen xử lý hiếu khí và thiếu khí sẽ tận dụng carbon để khử N. Vì vậy, hệ thống không cần cấp carbon từ ngoài vào khi cần khử NO3-.
  • Đối với bể hiếu khí: Sử dụng sản phẩm vi sinh Microbe-Lift IND bao gồm các chủng vi sinh có nhiệm vụ chuyển hóa và phân hủy các chất hữu cơ thành sinh khối, CO2 và nước. Các sinh vật này sau khi phân hủy sẽ tập hợp lại dưới dạng bông bùn hoạt tính và sử dụng oxy hòa tan. Khi nguồn oxy hòa tan được đảm bảo đầy đủ, nước thải được làm sạch và các vi sinh vật có lợi tăng lên. Bùn hoạt tính từ đó được hoàn lưu lại quá trình thiếu khí để tiếp tục xử lý.
  • Nước thải từ bể bùn hoạt tính được dẫn đến bể lắng. Quá trình lắng tách pha và giữ bùn được tiến hành tại đây. Sau khi đã lắng xong, bùn được bơm tuần hoàn đến bể thiếu khí để duy trì nồng độ vi sinh vật. Phần bùn còn dư thường được bơm về bể chứa bùn và được xử lý xử lý định kỳ.
  • Sau khi đã lắng, nước thải được đưa vào máng thu sau đó bơm vào bồn lọc áp lực. Sử dụng chất khử trùng Chlorine để diệt các vi sinh vật còn sót lại. Cuối cùng nước thải được đưa vào bể chứa và thải ra nguồn tiếp nhận.

Tham khảo: Xử lý BOD, COD trong chế biến thực phẩm

Dự án xử lý nước thải nhà máy chế biến cá tra của Biogency

Mời bạn tham khảo dự án xử lý nước thải chế biến cá tra do Biogency đề xuất giải pháp.

Thực trạng xử lý nước thải nhà máy chế biến cá tra có công suất 100m3/ngày đêm

Khi đo tính chất nước thải tại bể thu gom đầu vào hệ thống xử lý nước thải chế biến cá tra của nhà máy thì kết quả như sau:

COD = 1000 – 1500  mg/l.

Tổng Nitơ = 200 – 300 mg/l.

Amoni = 160 – 280 mg/l.

Dầu mỡ = 60 – 80 mg/l.

Vấn đề mùi hôi và dầu mỡ phát sinh trong quá trình sản xuất sau một khoảng thời gian đã không còn hoạt động tốt. Đội ngũ kỹ thuật của BIOGENCY sau khi nhận được thông tin đã tiến hành khảo sát thực tế hiện trạng và cung cấp các giải pháp sinh học để khắc phục vấn đề về mùi hôi cùng dầu mỡ phát sinh.

Sau quá trình khảo sát thực tế, chúng tôi nhận thấy nhà máy xử lý nước thải có một số vấn đề phát sinh:

  • Dầu mỡ tích tụ nhiều gây ra mùi hôi ở bể tách mỡ.
  • Bể tách mỡ không xử lý tốt lượng mỡ đầu vào dẫn đến tràn qua bể điều hòa.
Dac trung va cach xu ly nuoc thai nha may che bien ca tra 4
Hình 3: Bể tách mỡ và điều hòa bị tích tụ dầu mỡ

Giải pháp xử lý của Biogency

Tổng quan giải pháp xử lý:

Biogency gợi ý phương pháp bổ sung men vi sinh phân hủy dầu mỡ Microbe-Lift DGTT cùng men vi sinh phân hủy chất hữu cơ Microbe-Lift IND vào trong bể tách mỡ cùng bể điều hòa.

Xử lý dầu mỡ: vi sinh xử lý dầu mỡ Microbe-Lift DGTT 

+ Phân hủy nhanh các chất béo, dầu, mỡ (FOG).

+ Hóa lỏng các chất béo và dầu mỡ từ dạng rắn và đảm bảo tốc độ bơm nhanh và dễ dàng.

+ Kiểm soát mùi hôi do dầu mỡ lâu ngày tích tụ trong hệ thống.

+ Hạn chế tối đa hình thành dầu mỡ trong đường ống và bể tách mỡ.

+ Giảm hiện tượng nghẹt cống dẫn do dầu mỡ.

Hình 4: Vi sinh Microbe-Lift DGTT

Xử lý thức ăn thừa, bùn tích tụ: Vi sinh xử lý nước thải Microbe-Lift IND

+ Làm giảm chất rắn tích ở bề mặt và phần bùn đáy do quá trình phân hủy thức ăn thừa.

+ Kiểm soát và hạn chế mùi hôi do thức ăn tích tụ và phân hủy.

+ Giảm sự hình thành bùn thải và tăng thể tích hữu dụng của bể tách mỡ.

+ Giảm nồng độ BOD, COD, TSS trong nước thải đầu ra.

+ Đẩy nhanh hiệu suất phân hủy sinh học toàn hệ thống xử lý.

Dac trung va cach xu ly nuoc thai nha may che bien ca tra 6
Hình 5: Vi sinh Microbe-Lift IND

Quy trình xử lý:

Vệ sinh bể tách mỡ + bể điều hòa:

  • Tiến hành vớt sạch mỡ trong bể tách mỡ và bể điều hòa nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh phát triển.
  • Duy trì độ pH của nước trong bể tách mỡ và bể điều hòa ở khoảng tối ưu từ 6.5 – 7.5.

Châm vi sinh vào bể tách mỡ, bể điều hòa:

  • Sử dụng kết hợp 2 sản phẩm vi sinh Microbe-Lift DGTT và Microbe-Lift IND để đạt hiệu quả xử lý tối ưu.
  • Liều lượng vi sinh bổ sung vào trong bể tách mỡ:
Thời gian Microbe-Lift DGTT Microbe-Lift IND
Tháng đầu tiên 6 gallons 6 gallons
Lượng duy trì 2 gallons 2 gallons

Liều lượng dùng bể điều hòa:

Thời gian Microbe-Lift DGTT Microbe-Lift IND
Tháng đầu tiên 3 gallons 3 gallons
Lượng duy trì 1 gallons 1 gallons
  •  Hiệu quả:
  • Sau một tuần xử lý mùi giảm rõ rệt.
  • Lớp mỡ tích tại thành ống sẽ được phân hủy và làm sạch trong khoảng thời gian 4 tuần.
  • Giảm hiệu quả hơn 50% COD đầu ra sau 04 tuần.
  • Trong vòng 08 – 12 tuần lớp mỡ cứng tại bể tách mỡ được phân hủy hoàn toàn.

Tham khảo: Xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản

Có thể nói vấn đề tích dầu mỡ và chất thải trong nhà máy xử lý nước thải chế biến cá tra là vấn đề cấp bách cần xử lý một cách triệt để tránh làm giảm chất lượng xử lý nước thải và hư hại thiết bị trong hệ thống.Hy vọng các phương pháp do Biogency đề ra ở trên đã giúp bạn nắm được các đặc trưng cũng như phương pháp xử lý nước thải nhà máy chế biến cá tra hiệu quả. Liên hệ với Biogency qua HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn và hỗ trợ đặt mua các sản phẩm vi sinh Microbe-Lift nhé!



source https://microbelift.vn/xu-ly-nuoc-thai-nha-may-che-bien-ca-tra/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cơ sở hình thành và cách tính tỷ số F/M

Quy trình xử lý nước cấp đạt chuẩn hiện nay

Bể lắng sinh học là gì? Vai trò, cách tăng hiệu suất xử lý của bể