Đặc trưng và phương pháp xử lý nước thải ngành chế biến gỗ
Ngành sản xuất và chế biến gỗ ở nước ta hiện nay đang có tiềm năng phát triển rất cao với khoảng hơn 3500 doanh nghiệp, 340 làng nghề và các hộ kinh doanh nhỏ lẻ khác. Bên cạnh lợi ích lớn về kinh tế, ngành này còn đem lại nhiều thách thức to lớn với môi trường, một trong những vấn đề của nó là phát sinh nước thải gây hại. Hãy cùng Biogency tìm hiểu những đặc trưng và phương pháp xử lý nước thải ngành chế biến gỗ trong bài viết dưới đây.
Đặc trưng nước thải ngành chế biến gỗ
Đặc trưng của nước thải ngành chế biến gỗ là nồng độ ô nhiễm, nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, sức khỏe công nhân và các hộ dân sống xung quanh.
Nồng độ ô nhiễm
- Trong quá trình hấp, luộc và ngâm gỗ: Các công đoạn này được tiến hành với mục đích là làm chết vi khuẩn gỗ. Lúc này tuy lượng nước thải ra ít nhưng vẫn rất độc hại do chứa các hóa chất ngâm tẩm và lignin. Đặc biệt, nước thải sau quá trình luộc gỗ thường có nồng độ ô nhiễm cao (nồng độ COD>500mg/l). Không những vậy chúng thường bị nhiễm các mạt cưa và mùn gỗ nên TSS cũng khá cao (TSS>400mg/l).
- Quá trình phun sơn: Thông thường trong phun sơn người ta sử dụng buồng hấp thụ màng nước để giữ lại bụi sơn và một phần các hơi dung môi. Do đó, đặc điểm của nước thải sản xuất gỗ là nhiễm các hơi dung môi, chứa nhiều thành phần bụi sơn, màng dầu,…
- Từ hoạt động sinh hoạt của công nhân viên như ăn uống, vệ sinh… Các loại nước thải quanh khu vực văn phòng, từ khu nhà vệ sinh,..chứa các thành phần cặn TSS, chất rắn lơ lửng như SS và chất hữu cơ bao gồm BOD, COD, vi sinh vật gây bệnh… cùng các tác nhân khó xử lý như N và P.
- Bảng nồng độ các chất ô nhiễm:
STT | Chỉ số | Đơn vị | Kết quả đo | QCVN 40:2011/BTNMT |
1 | pH | 6.5 – 8.5 | 5.5 – 9 | |
2 | BOD5 | mg/l | 250 – 400 | 50 |
3 | COD | mg/l | 500 – 700 | 150 |
4 | TSS | mg/l | 400 – 500 | 100 |
5 | Tổng nitơ | mg/l | 60 | 40 |
6 | Tổng photpho | mg/l | 10 | 6 |
7 | Coliform | MPN/100ml | 106 | 5000 |
Ảnh hưởng của nước thải ngành chế biến gỗ
- Mùi của dung môi từ hoạt động sản xuất lan ra ngoài gây ô nhiễm không khí xung quanh, con người nếu sống trong cảnh ngột ngạt bởi bụi gỗ và mùi khét trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, mắc các bệnh về phổi như viêm phổi, ung thư, khí thũng phổi…
- Nước thải chế biến gỗ chưa qua xử lý nếu thải ra ngoài sẽ dẫn đến việc thẩm thấu nước thải xuống các giếng nước, làm ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt, gây mùi và các bệnh về đường ruột và phổi.
- COD và BOD trong nước thải làm suy giảm mạnh oxy hòa tan trong nước gây cản trở quá trình sinh trưởng và phát triển của động thực vật. Tôm cá bị bệnh, chậm phát triển và chết hàng loạt.
- N, P gây hiện tượng phú nhưỡng hóa ao hồ, mặt nước tạo điều kiện thuận lợi cho hại tảo phát triển mạnh mẽ từ đó làm thiếu dưỡng khí và cạn kiệt oxy hòa tan trong nước. Từ đó giảm mạnh số lượng các thể cá và các quần thể động vật khác.
- Vi sinh vật gây bệnh trong nước thải: Gây ra các bệnh về đường ruột, bệnh hô hấp và thính giác…
Phương pháp xử lý nước thải ngành chế biến gỗ sử dụng men vi sinh Microbe-Lift
Quy trình xử lý nước thải ngành chế biến gỗ được thực hiện theo sơ đồ sau:
Quy trình hoạt động:
- Nước thải phát sinh trong quá trình chế biến gỗ sẽ được dẫn từ các ống dẫn đi qua song chắn rác với mục đích giữ lại các chất thải rắn có trong nước thải. Nhờ đó hạn chế các sự cố về máy bơm (nghẹt bơm, gãy cánh) bên cạnh đó góp phần làm giảm SS và BOD trong nước thải. Cuối cùng được dẫn về hố thu gom.
- Hố thu gom: Nước thải sản xuất sau khi đi từ ống dẫn vào hố thu gom sẽ được tập trung đầy đủ và đi vào bể điều hòa. Đối với nước thải sinh hoạt, lượng nước này thường được dẫn vào bể tự hoại để xử lý sơ bộ trước khi đưa vào bể điều hòa.
- Bể điều hòa: Tại đây máy thổi khí có nhiệm vụ trộn đều nước thải để hạn chế trường hợp biến động hàm lượng chất hữu cơ gây ảnh hưởng xấu hoạt động của vi sinh vật trong bể xử lý sinh học.
Độ pH trong bể cũng cần được quan tâm, nên nâng pH của nước đến 8 – 9.5 bằng NaOH để tạo điều kiện tối ưu nhất trước khi nước dẫn đến bể keo tụ tạo bông. Ngoài ra bộ phận bể điều hòa còn có chức năng giảm các chất lắng đọng dưới đáy bể và sinh khí gây mùi hôi như metan. Khí này gây ảnh hưởng lớn sức khỏe cộng đồng dân cư và sinh vật xung quanh nhà máy.
- Bể keo tụ tạo bông: Ở đây, hiện tượng keo tụ xảy ra, chất xúc tác là PAC (Poly Aluminium Chloride) và các hạt keo cùng loại dễ dàng hút nhau tạo thành những hạt có kích thước, khối lượng lớn để dễ dàng lắng xuống nhờ trọng lực. Tạo bông là hiện tượng các chất co cụm thành bông, được cấu thành từ các chất cao phân tử tan trong nước, có ái lực tốt với các hạt keo hoặc các hạt cặn nhỏ. Polymer có tác dụng liên kết các bông bùn lại thành các bông bùn lớn, tạo điều kiện cho quá trình lắng bùn tiếp theo.
- Bể lắng hóa lý: Nước thải sau khi ở bể keo tụ tạo bông chứa các bông cặn sẽ được đưa vào lắng tại đây. Bông cặn dưới đáy này thường được chuyển vào bể chứa bùn. Sau khi xong quá trình lắng, nước thải sẽ được đưa vào bể anoxic cho quá trình xử lý sinh học.
- Bể Anoxic: Nước thải từ bể hóa lý chảy thẳng vào bể điều hòa thường chứa hàm lượng lớn Nitrit và Nitrat. Vì thế ở bể này bạn nên sử dụng men vi sinh Microbe-Lift IND để tiến hành quá trình khử Nitrat thành N2. Vi sinh chứa các chủng vi sinh được phân lập Nitrat Pseudomonas sp giúp giảm nhanh Nitơ tổng, Amoni, Nitrit, Nitrat từ đó tăng hiệu quả xử lý sinh học trong hệ thống.
- Bể Aerotank: Tại bể này nên sử dụng vi sinh Microbe-Lift N1 để thúc đẩy quá trình Nitrat hóa. Sản phẩm chứa 2 chủng vi sinh vật chuyên biệt cho quá trình Nitrat hóa bao gồm Nitrosomonas sp (chuyển hóa Ammonia thành Nitrit) và Nitrobacter sp (tiếp tục chuyển hóa Nitrit thành Nitrat). Bên cạnh đó tại bể Aerotank nên trang bị thêm vật liệu tiếp xúc nhằm tăng khả năng tiếp xúc giữa vi sinh vật với nước thải và giúp vi sinh vật phát triển và dính bám. Sau khi xử lý xong, nước thải theo hệ thống ống phân phối đi vào bể lắng sinh học.
- Bể lắng sinh học: Tại bể lắng, lượng bùn sinh học (bùn hoạt tính) có trong nước thải sẽ được lắng xuống phần đáy thiết bị. Tiếp theo phần bùn sau khi lắng sẽ được tuần hoàn về bể sinh học hiếu khí nhằm đảm bảo lượng bùn luôn ổn định giúp vi sinh vật hoạt động. Để quá trình lắng diễn ra hiệu quả, nên sử dụng vi sinh Microbe-Lift SA để tăng tốc độ phân hủy bùn đáy dư thừa. Sản phẩm bao gồm các chủng vi sinh Bacillus amyloliquifaciens, Bacillus licheniformis, Bacillus megaterium, Bacillus subtilis, Humic, humate… giúp hệ thống đẩy nhanh tốc độ phân hủy bề mặt lớp váng cứng cũng như các chất hữu cơ khó phân hủy. Đây là sản phẩm vi sinh được sử dụng cực kỳ phổ biến ở các bể lắng sinh học của hệ thống xử lý nước thải. Nước thải sau quá trình phân hủy và lắng được khử trùng bằng Chlorine nhằm loại bỏ các vi sinh vật gây bệnh như coliform. Lúc này khi được xả ra môi trường nước đã phù hợp với quy định xả thải QCVN 40:2011/BTNMT và thích hợp đưa ra nguồn tiếp nhận.
Ưu điểm của phương pháp:
- Vừa dễ vận hành vừa tiết kiệm chi phí lắp đặt.
- Hệ thống có tính tự động không cần nhiều sự can thiệp của con người.
- Nồng độ nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn.
Tham khảo:
Từ những thông tin trên, có thể thấy việc xử lý nước thải ngành chế biến gỗ là vô cùng cấp thiết, cần có một hệ thống xử lý được kiểm tra và vận hành hợp lý kết hợp với việc sử dụng các vi sinh hỗ trợ vừa hiệu quả vừa thân thiện với môi trường. Liên hệ ngay với Biogency qua HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn các phương pháp xử lý môi trường và hỗ trợ đặt mua các sản phẩm vi sinh Microbe-Lift nhanh nhất!
source https://microbelift.vn/xu-ly-nuoc-thai-nganh-che-bien-go/
Nhận xét
Đăng nhận xét