Tôm ôm trứng diễn ra như thế nào? Ý nghĩa của tập tính tôm ôm trứng

Tôm ôm trứng là một hiện tượng xảy ra trong quá trình tôm mẹ sinh sản. Tập tính này được xem là tập tính đặc trưng của tôm cái, đóng vai trò quan trọng cho quá trình sinh sản và nhân giống khi nuôi tôm. Vậy tập tính tôm ôm trứng diễn ra như thế nào? Ý nghĩa của tập tính này là gì? Hãy cùng tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây.

Tập tính tôm ôm trứng diễn ra như thế nào?

Quá trình sinh sản của tôm

Khí hậu tại Việt Nam là một điều kiện thuận lợi để tôm sinh sản và phát triển. Trong tự nhiên, tôm sinh sản suốt mùa tại miền Bắc. Và đặc biệt, tại miền Nam, tôm có thể sinh sản quanh năm.

Tôm là một loại động vật thuộc nhóm giáp xác. Tôm cái có vòng đời phát triển kéo dài qua 5 giai đoạn, gồm: trứng, ấu trùng, tôm bột, tôm giống và tôm trưởng thành. Mỗi lần sinh sản của tôm cái có đến khoảng từ 1.600 đến 2.000 trứng với khoảng cách giữa hai kỳ sinh sản là từ 15 đến 20 ngày. Sau khi sinh sản xong, tôm cái dùng phần chân nằm dưới bụng của mình để ôm trứng (được gọi là tập tính tôm ôm trứng). Tham khảo: Các thời kỳ phát triển của tôm thẻ chân trắng

01 tom om trung
Tôm ôm trứng sau khi sinh sản

Sau khoảng 10 đến 15 ngày, các trứng này sẽ nở thành các ấu trùng và chúng sẽ dần rời khỏi thân xác của tôm mẹ. Và các ấu trùng này sẽ phát triển và sinh sống một cách độc lập qua những lần lột xác khác nhau để đến giai đoạn trưởng thành.

Quá trình tôm ôm trứng

Tôm ôm trứng tại vị trí phía dưới bụng của mình, nơi đó được gọi là buồng trứng. Số lượng trứng tùy thuộc vào kích thước và trọng lượng của tôm cái. Tôm cái càng to thì số lượng trứng càng nhiều và ngược lại, tôm cái nhỏ thì số lượng trứng đẻ ra sẽ ít hơn.

Khi tôm ôm trứng, tôm cái sẽ cong mình đến phía trước đến khi bụng và ngực của tôm tiếp xúc trực tiếp với nhau. Điều này sẽ giúp tôm tạo thêm sức mạnh và đưa trứng ra bên ngoài lỗ sinh dục. Lúc này trứng được thụ tinh và sẽ rơi thẳng vào buồng trứng của tôm.

Buồng trứng của tôm được tạo thành từ màng bụng và phần gốc của các chân bụng đầu tiên.Những đôi chân này sẽ phát triển dài ra và có thêm những phần lông cứng giúp tôm ôm trứng khi tôm sinh sản. Trong lúc tôm ôm trứng, trứng tôm sẽ được bao bọc trong buồng trứng ấp bởi một lớp màng trong suốt và dính chặt vào phần lông cứng của các đôi chân bụng đầu tiên. Và sau khi trứng được thụ tinh, chúng sẽ được tôm giữ lại ở phần khoang bụng.

02 tom om trung

Trong quá trình tôm ôm trứng, những đôi chân ở phần bụng của tôm sẽ hoạt động không ngừng nghỉ nhằm cung cấp những dưỡng khí, phục vụ cho sự phát triển của trứng. Đồng thời, việc này giúp tôm loại bỏ được những trứng bị hư ra bên ngoài bằng đôi chân thứ hai ở ngực.

Thông thường, tôm cái rất dễ sinh sản, số lần sinh sản trong một năm có thể lên đến 4 – 6 lần. Buồng trứng của tôm thường tái phát dục khi tôm ôm trứng và phóng thích ấu trùng từ bụng sau khoảng 2 đến 5 ngày lột xác, giao vĩ (giao hợp) và tiếp tục sinh sản. Ngoài ra, người ta còn có thể xác định được tôm đực hay tôm cái một các dễ dàng dựa vào quan sát trứng.

Tập tính tôm ôm trứng có ý nghĩa gì?

Tôm ôm trứng được xem là một tập tính đặc trưng khi sinh sản. Ngoài ra, đối với sự phát triển, sinh sản và nhân giống cho tôm, thì tập tính này có ý nghĩa và vai trò đặc biệt quan trọng. Những ý nghĩa, vai trò của tập tính tôm ôm trứng có thể kể đến như:

  • Tập tính tôm ôm trứng giúp cho tôm mẹ bảo vệ trứng cũng như con mình tránh khỏi những mối nguy hiểm, đe dọa xung quanh và trứng tôm phát triển tốt.
  • Việc tôm mẹ sử dụng phần cơ thể của mình để bao bọc, bảo vệ, ôm trứng giúp đảm bảo trứng không bị rơi ra ngoài, đảm bảo cho quá trình phát triển từ trứng đến giai đoạn thành ấu trùng diễn ra nhanh hơn.
  • Ngoài ra, tôm ôm trứng còn giúp cho tôm mẹ dễ dàng mang theo trứng và phát tán chúng đi nhiều nơi hơn trong quá trình đi săn mồi. Điều này cũng có ý nghĩa giúp cho tôm mẹ tìm kiếm được nhiều môi trường sống tốt cho sự phát triển của con mình.
  • Tập tính tôm ôm trứng này là một điểm đặc trưng để phân biệt giữa tôm đực và tôm cái. Trong nuôi tôm thâm canh, giữa một số loại tôm thường thấy như tôm thẻ, tôm sú, tôm hùm, tôm tít,… sẽ có một số đặc điểm sinh học khác nhau. Do đó, giữa tôm cái và tôm đực sẽ được người nuôi phân biệt dựa trên các dấu hiệu cũng như tập tính.

Một số đặc điểm, tập tính giúp bà con dễ dàng phân biệt tôm đực và tôm cái:

Đặc điểm, tập tính Tôm đực Tôm cái
Kích thước Lớn Nhỏ
Phần càng tôm To và dài Nhỏ và ngắn
Tập tính tôm ôm trứng Không có

Trong nuôi trồng thủy sản, để mùa vụ đạt chất lượng cao, năng suất vượt trội, bà con nông dân cần biết được những kiến thực, các tập tính đặc biệt ở tôm, chẳng hạn như tập tính tôm ôm trứng. Hy vọng rằng thông qua bài viết này, bà con đã có thêm những thông tin hữu ích về quá trình sinh sản cũng như tập tính đặc biệt ở tôm. Ngoài ra, nếu bà con có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình nuôi tôm, hãy liên hệ ngay đến chúng tôi qua HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất!



source https://microbelift.vn/tom-om-trung/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cơ sở hình thành và cách tính tỷ số F/M

Quy trình xử lý nước cấp đạt chuẩn hiện nay

Bể lắng sinh học là gì? Vai trò, cách tăng hiệu suất xử lý của bể