Nguồn gốc phát sinh và cách kiểm soát NO2 trong ao tôm

NO2 trong ao nuôi tôm là ion NO2- của axit HNO2, còn được gọi là khí độc – nguyên nhân hàng đầu làm chết tôm. Khí độc NO2 trong ao nuôi tôm không dễ kiểm soát, đặc biệt là khi chúng xuất hiện với nồng độ cao. Cũng vì vậy mà vấn đề “Làm thế nào để kiểm soát NO2 trong ao tôm?” vẫn đang được nhiều bà con nuôi tôm hiện nay tìm câu trả lời.

Nguồn gốc phát sinh NO2 trong ao tôm

Khí độc NO2 trong ao nuôi tôm phần lớn là do lượng thức ăn dư thừa từ việc cho tôm ăn quá nhiều (theo thống kê chỉ có khoảng 30% thức ăn cho tôm ăn được tiêu hóa triệt để, phần còn lại sẽ hòa tan vào nước), chúng tích tụ và phân hủy hữu cơ, quá trình phân hủy này làm sản sinh khí độc NO2 (chính là các gốc muối NO2- như KNO2, NaNO2…). Không chỉ thức ăn dư thừa mà phân tôm và vỏ tôm lột khi phân hủy hữu cơ cũng làm sản sinh khí độc NO2. 

Độ pH biến động mạnh cũng là nguyên nhân quan trọng làm phát sinh và gia tăng khí độc trong ao nuôi tôm. Đặc biệt là khi pH ≥ 8,5 sẽ làm NH3 trong ao tăng lên nhanh chóng, và quá trình phân hủy NH3 (theo chu trình Nitơ tự nhiên) sẽ sản sinh ra NO2, kéo NO2 tăng lên khó kiểm soát.

Bên cạnh 2 nguyên nhân chính kể trên, công tác cải tạo và quản lý ao nuôi chưa tốt cũng là nguyên nhân làm sản sinh NO2, cụ thể là: Quá trình sên vét ao và cải tạo ao trước khi bước vào vụ nuôi mới chưa được thực hiện triệt để, lượng bùn cũ trong ao còn nhiều, khi bước vào vụ nuôi mới dễ làm sản sinh NO2. Sử dụng nước từ vụ nuôi trước cho vụ nuôi sau mà không xử lý triệt để khí độc và mầm bệnh cũng là nguyên nhân làm khí độc NO2 gia tăng nhanh chóng ngay tại tháng đầu tiên thả nuôi.

Nguồn gốc phát sinh khí độc NO2 còn có thể từ việc sử dụng nguồn nước nhiều phù sa mà không qua lắng, lọc; sự phát triển mất kiểm soát của tảo trong ao nuôi tôm gây nên hiện tượng tảo nở hoa, tảo tàn hoặc do mưa khiến tảo không quang hợp được dẫn đến phân hủy kỵ khí làm sản sinh khí độc NO2.

Ngoài các yếu tố từ môi trường, khí độc còn phát sinh từ các thói quen sử dụng hóa chất diệt khuẩn thường xuyên của bà con. Chất diệt khuẩn sẽ tiêu diệt luôn các vi sinh vật có lợi giữ vai trò cân bằng sinh thái trong ao, từ đó tạo điều kiện cho mầm bệnh và khí độc hình thành.

Tham khảo: Các yếu tố làm tăng NO2 trong ao tôm

01 Kiem soat no2 trong ao tom
Khí độc NO2 trong ao nuôi tôm phát sinh từ nhiều nguyên nhân khác nhau

Tác hại của NO2 trong ao tôm

Ảnh hưởng của khí độc NO2 đầu tiên phải kể đến là nó làm thay đổi thói quen sống của tôm. Thông thường, tôm là loài ngại sáng, do đó chúng rất hiếm khi ngoi lên mặt nước. Thế nhưng, khi trong ao xuất hiện khí độc NO2, NO2 sẽ kết hợp với Hemocyanin có trong máu tôm và tạo thành Methemoglobin – Hợp chất làm cản trở khả năng vận chuyển oxy trong máu khiến tôm bị thiếu oxy. Khi thiếu oxy, tôm sẽ ngoi lên mặt nước, tấp mé bờ gây nên hiện tượng nổi đầu (thường vào sáng sớm hoặc chiều mát).

Nếu không kiểm soát NO2 trong ao tôm kịp thời, tôm sẽ từ từ giảm ăn và sau đó bỏ ăn hẳn. Quá trình lột xác của tôm cũng gặp nhiều khó khăn hơn (tôm khó lột, khi lột xác bị dính vỏ, vỏ mềm, thời gian cứng vỏ lâu…) làm tôm tăng trưởng khá chậm, thậm chí còn xuất hiện tôm chết trong nhá.

02 Kiem soat no2 trong ao tom
Khí độc làm tôm chết trong nhá

Thêm vào đó, khi lượng khí độc ngày một tăng lên còn làm cho sức đề kháng của tôm yếu dần, tạo điều kiện tốt cho vi khuẩn có hại ký sinh và tấn công vào cơ thể tôm, phá hủy các tổ chức cơ, mang… làm tôm mất dần khả năng trao đổi oxy, từ đó gây nên nhiều bệnh như đốm đen, thủng cơ… khiến tôm chết hàng loạt chỉ trong thời gian ngắn.

Cách kiểm soát NO2 trong ao tôm

Tác hại của khí độc NO2 trong ao nuôi tôm là rất lớn, có thể gây mất trắng cả vụ nuôi, do đó trong quá trình nuôi bà con cần có những biện pháp để kiểm soát NO2 trong ao tôm kịp thời để tránh làm gia tăng khí độc ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm. Dưới đây là cách kiểm soát NO2 trong ao tôm hiệu quả mà bà con có thể tham khảo:

  • Cải tạo ao nuôi thật kỹ trước khi bắt đầu vụ nuôi mới để kiểm soát NO2 trong ao tôm hiệu quả, đặc biệt là loại bỏ bùn đáy ao. Đây cũng là bước đầu tiên mà bà con cần quan tâm trong quá trình nuôi tôm. Loại bỏ mầm mống của khí độc ngay từ ban đầu sẽ giúp bà con dễ dàng kiểm soát NO2 trong ao tôm suốt cả vụ nuôi. Các hóa chất thường dùng trong quá trình cải tạo ao là KMnO4 (thuốc tím), PAC[Al2(OH)nCl6-n]m (chất lắng tụ), Ca(OCl)2 (Chlorine – diệt khuẩn).
  • Cần xử lý nước thật kỹ ở ao lắng trước khi đưa vào ao nuôi để loại bỏ mầm bệnh và khí độc, đặc biệt là ở những vùng nuôi tôm thiếu nước nuôi phải sử dụng lại nguồn nước cũ từ vụ nuôi trước.
  • Trong quá trình nuôi tôm, để kiểm soát NO2 trong ao tôm hiệu quả bà con cần sử dụng vi sinh xử lý no2 bằng cách đánh thêm vào ao men vi sinh xử lý khí độc AQUA N1 chứa các chủng vi sinh vật chuyên biệt cho quá trình xử lý khí độc là Nitrosomonas Nitrobacter. Điều này sẽ giúp kiểm soát NO2 trong ao tôm ngay khi chúng vừa xuất hiện, tránh cho khí độc tăng cao gây ảnh hưởng nặng đến tôm. Trong trường hợp không sử dụng men vi sinh AQUA N1 từ đầu để khí độc tăng cao, bà con cần thay nước để loại bỏ bớt khí độc, lượng nước thay tùy thuộc vào nồng độ khí độc đo được và tình trạng sức khỏe của tôm, thường là 40-50% nước, sau đó sử dụng các sản phẩm để cấp cứu tôm khi bị khí độc (tham khảo Bio-Choice Aqua), sau đó mới dùng AQUA N1 để duy trì và kiểm soát không cho NO2 tăng trở lại.
03 Kiem soat no2 trong ao tom
Bộ đôi sản phẩm giúp kiểm soát NO2 trong ao tôm.
  • Trong thời gian xử lý và kiểm soát NO2 trong ao tôm, bà con cần lưu ý:
    • Giảm lượng thức ăn hoặc ngừng cho ăn để tránh làm tăng thêm ô nhiễm nước ao nuôi – nguyên nhân hình thành nên khí độc.
    • Tăng cường quạt nước, sục oxy để cấp thêm oxy cho tôm, thời gian ao tôm có khí độc cũng là lúc tôm cần nhiều oxy hơn cả, nên duy trì oxy tối thiểu > 4mg/l, tốt hơn là 5mg/l.
    • Sử dụng men vi sinh để xử lý nước, thức ăn thừa, phân tôm, tảo tàn để loại bỏ các nguyên nhân làm gia tăng khí độc.
    • Cân bằng lại độ pH trong ao nuôi tôm, đối với tôm thẻ chân trắng cần duy trì pH từ 7,5-8,2, có thể sử dụng Al2(SO4)3.14H2O, vôi bột (CaCO3) để cân bằng pH.
    • Xi-phông thường xuyên để loại bỏ bùn bã hữu cơ.
    • Đo khí độc thường xuyên tại nhiều vị trí khác nhau trong ao để kịp thời xử lý khi phát sinh vấn đề đột ngột.

Kiểm soát NO2 trong ao tôm là yêu cầu cần thiết của mỗi ao nuôi để tôm phát triển khỏe và về size lớn. Hiện nay, nhu cầu nuôi tôm sạch ngày càng gia tăng, do đó việc kiểm soát NO2 trong ao tôm bằng các giải pháp sinh học cũng ngày càng được bà con nuôi tôm chú trọng. Để được tư vấn chi tiết hơn về giải pháp sinh học giúp kiểm soát NO2 trong ao tôm hiệu quả, bà con hãy liên hệ chúng tôi theo Hotline 0909 538 514 để được giải đáp nhanh nhất!



source https://microbelift.vn/nguon-goc-phat-sinh-va-cach-kiem-soat-no2-trong-ao-tom/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cơ sở hình thành và cách tính tỷ số F/M

Quy trình xử lý nước cấp đạt chuẩn hiện nay

Bể lắng sinh học là gì? Vai trò, cách tăng hiệu suất xử lý của bể