Tìm hiểu về Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu – lập biểu mô (IHHNV) ở tôm

Tôm nhiễm bệnh hoại tử cơ quan tạo máu – lập biểu mô (IHHNV) đã gây ra nhiều biến chứng và dị hình nghiêm trọng. Qua bài viết dưới đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về nguồn gốc của bệnh, nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách phòng ngừa bệnh này để nuôi tôm khỏe và đạt năng suất cao.

Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu – lập biểu mô (IHHNV) là gì? Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu – lập biểu mô (IHHNV – Infectious Hypodermal and Haematopoietic Necrosis Virus) là một loại bệnh thường xảy ra khi nuôi tôm, do virus gây bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và lập biểu mô (có tên tiếng anh là Hypothermal And Hematopoietic Necrosis Virus) gây ra, tên của bệnh cũng được lấy từ tên của loại virus này.

01 Benh hoai tu co quan tao mau – lap bieu mo IHHNV
Tôm nhiễm bệnh hoại tử cơ quan tạo máu

Loại bệnh này được phát hiện lần đầu tiên ở Hawaii vào năm 1981 và gây chết tôm đến hơn 90%. Sau đó virus gây bệnh lan rộng dần sang Mỹ và các vùng nuôi tôm nằm ven biển Thái Bình Dương. Virus  gây bệnh hoại tử cơ quan tạo máu – lập biểu mô ký sinh trong tế bào của tôm (như tuyến anten, hệ bạch huyết, mang, dây thần kinh…) và gây hoại tử. 

IHHNV là một trong những loại bệnh truyền nhiễm đáng ngại cho bà con nuôi tôm bởi nó có khả năng lây lan nhanh trong ao nuôi theo cả chiều đứng (ví dụ những con tôm bị nhiễm bệnh hoại tử cơ quan tạo máu – lập biểu mô này nếu may mắn sống sót cũng sẽ mang theo virus và di truyền cho đời con) và chiều ngang (trong một ao nuôi tôm, chỉ cần có một vài con tôm nhiễm bệnh IHHNV sẽ nhanh chóng lây lan cả ao). Hiện nay chưa có thuốc đặc trị loại virus này, do đó giải pháp nuôi tôm an toàn nhất mà bà con cần áp dụng là quản lý và phòng bệnh trong suốt thời gian nuôi.

Triệu chứng nhận biết khi tôm nhiễm bệnh hoại tử cơ quan tạo máu – lập biểu mô

Khi tôm nhiễm bệnh hoại tử cơ quan tạo máu – lập biểu mô, các dấu hiệu đặc trưng có thể nhận biết bệnh là tôm bị hôn mê, bơi lờ đờ và phản ứng kém, kèm theo đó là chủy tôm bị biến dạng. Ngoài ra, có một số trường hợp khi tôm nhiễm virus gây bệnh IHHNV có thể quan sát thấy các dị tật dạng mụn nước như mái vòm bị biến dạng cong sang hai bên. Xem hình dưới để rõ hơn.

02 Benh hoai tu co quan tao mau – lap bieu mo IHHNV
Dấu hiệu tôm nhiễm bệnh IHHNV

Đối với tôm sú, khi nhiễm virus IHHNV tôm thường có xu hướng chuyển sang màu xanh, cơ bụng bị chuyển sang trắng đục. Bệnh này thường gây chết tôm sú ở giai đoạn từ 10 – 20 ngày sau khi thả giống.

Trong khi đó, đối với tôm thẻ chân trắng, bệnh hoại tử cơ quan tạo máu – lập biểu mô là nguyên nhân khiến tôm ăn kém, tăng trưởng chậm, bị còi cọc, phần chủy bị cong và các phục bộ ở phần đầu-ngực bị biến dạng, vỏ tôm bị sần, râu bị queo…. Bệnh có thể xảy ra trong giai đoạn ấu trùng hoặc giai đoạn hậu ấu trùng. Do đó có thể thấy rằng, tôm giống nhiễm virus IHHNV là khá phổ biến. Theo một số thống kê ở ao nuôi tôm bị nhiễm virus IHHNV, khả năng tăng trưởng của tôm bị giảm từ 10 – 30%, thậm chí có thể đến 50%.

Có thể thấy rằng bệnh hoại tử cơ quan tạo máu – lập biểu mô ở tôm thẻ chân trắng ít gây chết tôm hơn so với tôm sú. Tuy nhiên, nếu không có cách phòng bệnh sẽ làm tôm kém phát triển về size lớn và cho năng suất thấp.

Cách phòng ngừa bệnh hoại tử cơ quan tạo máu – lập biểu mô cho tôm

Vì chưa có thuốc để đặc trị virus gây bệnh hoại tử cơ quan tạo máu – lập biểu mô cho tôm, do đó phương án hiệu quả nhất để nuôi tôm khỏe là bà con phòng bệnh ngay từ đầu vụ nuôi bằng cách:

Chọn nguồn con giống tốt

Con giống tốt là con giống sạch bệnh, có xuất xứ – nguồn gốc rõ ràng, đạt các chứng nhận kiểm dịch âm tính đối với các bệnh nguy hiểm trên tôm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đưa ra, trong đó có bệnh tử cơ quan tạo máu – lập biểu mô.

Bên cạnh đó, bà con cũng cần lựa chọn cơ sở sản xuất tôm giống đạt chuẩn về vệ sinh thú y, đảm bảo các điều kiện của một cơ sở sản xuất tôm giống chất lượng để đảm bảo con giống sản xuất ra theo quy trình và đạt yêu cầu.

Tham khảo: Cách chọn tôm giống

Cải tạo và cắt mầm bệnh trong ao nuôi trước khi vào vụ mới

Đây là bước tiếp theo mà bà con cần thực hiện để phòng ngừa virus gây bệnh hoại tử cơ quan tạo máu – lập biểu mô từ vụ nước lây lan sang ao nuôi vụ sau. Việc cần làm là: Để ao nghỉ sau khi nuôi ít nhất 1 tháng trước khi bước vào vụ nuôi kế tiếp. Trong thời gian nghỉ giữa 2 vụ nuôi, cần tiến hành các bước cải tạo lại ao nuôi, diệt mầm bệnh.

Kiểm soát chặt chẽ môi trường trong suốt quá trình thả nuôi

Trong quá trình nuôi, bà con cần kiểm soát các chỉ số của môi trường nước nuôi để đảm bảo chúng phù hợp nhất cho tôm, điển hình là các chỉ số như: độ mặn, pH, độ kiềm, độ trong, oxy hòa tan… Ví dụ, đối với tôm thẻ chân trắng, môi trường nước thích hợp cho tôm là khi pH đạt từ 7,5 – 8,5, nhiệt độ từ 25℃ – 30℃, oxy hòa tan > 4 mg/l, độ mặn từ 10 – 15‰, độ kiềm từ 120 – 180 mg CaCO3/lit, độ trong từ 30 – 45cm…

Bên cạnh đó, bà con cần thực hiện thêm các biện pháp để gia tăng đề kháng cho tôm và nâng cao chất lượng nước, ví dụ như:

  • Bổ sung thêm Vitamin (đặc biệt là Vitamin C) để tăng đề kháng cho tôm. (tham khảo: Cách bổ sung vitamin C cho tôm)
  • Sử dụng thêm men đường ruột để giúp tôm tiêu hóa tốt, hấp thu tối đa dinh dưỡng từ thức ăn, qua đó làm giảm tỷ lệ FCR trong quá trình nuôi.

Tham khảo: Cách tăng tỷ lệ FCR trong nuôi tôm

03 Benh hoai tu co quan tao mau – lap bieu mo IHHNV
Men vi sinh đường ruột cho tôm Microbe-Lift DFM.
04 Benh hoai tu co quan tao mau – lap bieu mo IHHNV
Men vi sinh Microbe-Lift giúp kiểm soát và nâng cao chất lượng nước nuôi tôm (AQUA C làm sạch nước, AQUA N1 xử lý khí độc, AQUA SA xử lý đáy và nhớt bạt).

Lưu ý, bà con không nên lạm dụng kháng sinh để phòng bệnh cho tôm vì rất dễ gây kháng thuốc, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, làm chất lượng tôm thương phẩm giảm sút. Khi phát hiện tôm trong ao nuôi có dấu hiệu nhiễm bệnh hoại tử cơ quan tạo máu – lập biểu mô cho tôm, bà con cần thực hiện các biện pháp xử lý kịp thời và báo cho các hộ nuôi xung quanh để chủ động phòng ngừa. 

Nếu bà con còn bất kỳ thắc mắc nào về bệnh hoại tử cơ quan tạo máu – lập biểu mô, hoặc cần tư vấn về các giải pháp sinh học giúp nâng cao chất lượng nước nuôi tôm, hãy liên hệ ngay cho Biogency qua Hotline 0909 538 514, chúng tôi sẽ hỗ trợ nhanh nhất!



source https://microbelift.vn/benh-hoai-tu-co-quan-an-tao-lap-bieu-mo-ihhnv-o-tom/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cơ sở hình thành và cách tính tỷ số F/M

Quy trình xử lý nước cấp đạt chuẩn hiện nay

Bể lắng sinh học là gì? Vai trò, cách tăng hiệu suất xử lý của bể